Tính Đảng khái niệm hạt nhân của phê bình văn học xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu Phê bình văn học việt nam 1955 1985 (Trang 68 - 73)

nghĩa

Văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa đã hình thành một hệ thống những quan niệm dựa trên cơ sở t tởng Mác - Lê nin, phản ánh cuộc sống một cách chân thật, lịch sử, cụ thể và trong quá trình phát triển cách mạng, ca ngợi và tác động đến con ngời mới và cuộc sống mới, vấn đề lý tởng và chủ nghĩa cách mạng, vấn đề điển hình hoá, phong cách và hình thức nghệ thuật. Nhng đề cập đến một hệ thống vấn đề nh vậy, sẽ là một thiếu sót lớn nếu nh không nhắc đến một nguyên lý cơ bản của văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa - nguyên lý tính Đảng cộng sản. Có thể nói, tính Đảng là yếu tố hạt nhân và chi phối các yếu tố khác trong hệ thống.

Trong hoạt động văn học nghệ thuật trớc năm 1955, tính Đảng đã trở thành một mục tiêu, phơng châm quan trọng. Điều đó đã đợc cụ thể hoá bằng những văn kiện của Đảng, những bài viết và phát biểu của các đồng chí lãnh đạo trong các đại hội, hội nghị , cụ thể phải kể đến … Đề cơng văn hoá Việt Nam 1943, Chủ nghĩa Mác và văn học Việt Nam (1948) do trờng Chinh soạn thảo Từ 1955 trở

đi, do đời sống chính trị xã hội quy định, tính Đảng cộng sản trong văn học hơn bao giờ hết lại đợc vận dụng một cách triệt để và sâu sắc nhất nhằm định hớng cho một nền văn học phục vụ chính trị. Tính Đảng trở thành một nguyên tắc bất di, bất dịch trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật, và nó là một nhân tố quan trọng làm thớc đo khả năng và nhân cách của ngời nghệ sĩ. Có thể nói rằng, tính Đảng cộng sản là linh hồn của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Trờng Chinh trong bài nói chuyện tại Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ 3, ngày 1/12/1962 đã phát biểu rằng: "Muốn nhìn thấy rõ bản chất của cuộc sống, miêu tả tốt cuộc sống mới và con ngời mới, trên cơ sở thế giới quan Mác - Lê nin, trên cơ sở tính Đảng, cần nắm vững phơng pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa" [9; 302]. Phê bình văn học xuất phát từ nhiệm vụ định hớng sáng tác và định hớng công chúng phải nắm vững chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, tuân thủ và thấm nhuần tính Đảng cộng sản trong công tác phê bình. Điều đó đòi hỏi ngời làm công tác phê bình phải đáp ứng đợc những yêu cầu về mặt chính trị và t tởng, đứng vững trên lập trờng của giải cấp vô sản chiến đấu, có một tầm t tởng phù hợp với yêu cầu của cuộc sống chiến

đấu và xây dựng của giai cấp mình, dân tộc mình, Đảng mình, thời đại mình. Đó là tính Đảng của ngời phê bình lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin, sự bồi dỡng của Đảng của giai cấp công nhân làm đờng lối, quan điểm sáng tạo nghệ thuật. Tiêu chí để đánh giá một tác phẩm mang tính Đảng, vì thế dựa vào lập trờng chính trị, t tởng và nghệ thuật của ngời viết phê bình. Nó tuyệt nhiên không phải là sự sáng tạo về chữ nghĩa, câu cú, ý tứ sâu xa mà là một tinh thần chiến đấu dới ngọn cờ mà loài ngời tiến bộ đang hớng về và vơn tới , dới ánh sáng dẫn đờng của đờng lối cách mạng và đờng lối văn nghệ mác-xít của Đảng mình. Về điểm này đồng chí Trờng Chinh đã nói: "Đối với chúng ta, một tác phẩm văn nghệ có tính Đảng là một tác phẩm thể hiện cuộc sống muôn màu muôn vẻ theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin và dới ánh sáng đờng lối của Đảng. Từ nội dung t tởng của tác phẩm đó phải toát ra nhiệt tình chân thật đối với lý tởng cộng sản chủ nghĩa, đối với mục đích xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh để thực hiện thống nhất nớc nhà. Tác phẩm có tính Đảng là tác phẩm có đầy đủ tính chiến đấu thể hiện hồn nhiên thái độ yêu và ghét, xây dựng và đả phá một cách đúng đắn, rõ ràng. Tác phẩm có tính Đảng còn là một tác phẩm mang tính nghệ thuật cao, nó tiêu biểu cho giai cấp công nhân là giai cấp duy nhất kế thừa toàn bộ truyền thống tốt đẹp trong lịch sử và ở đỉnh cao nhất của trí tuệ loài ngời, mà phát minh khoa học và sáng tạo nghệ thuật. Nói tóm lại, tính Đảng của một tác phẩm văn nghệ của ta chính là nội dung t tởng yêu nớc và yêu chủ nghĩa xã hội đợc thể hiện dới những hình thức nghệ thuật phong phú, sinh động và trong sáng, phục vụ cho sự nghiệp của Đảng và của nhân dân, gây lòng tin tởng đối với Đảng ta và chế độ ta"[9;299-300]. Nh vậy, tính Đảng cộng sản trong văn học đã đợc Trờng Chinh xét đến ở một nôi hàm khái niệm rộng lớn, phong phú. Nó không dừng lại ở mối tơng quan giã tính Đảng và tính nhân dân mà xét đến tác phẩm nh là chỉnh thể then chốt nhất của văn học trong mối tơng quan giữa tính Đảng và các phẩm chất khác nhau của văn học, từ nội dung đến hình thức của tác phẩm, từ tình cảm đến lý trí của chủ thể sáng tạo…

Tính Đảng do đó không còn là một phạm trù chính trị t tởng thuần tuý, mà đã chuyển thành phạm trù t tởng thẩm mĩ.

Nguyên tắc chính Đảng dựa trên quan điểm nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lê nin có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đó là linh hồn, là bản chất tốt đẹp của nền văn học vô sản. Có thể nói rằng, nó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt nền văn học xã

hôi chủ nghĩa. Trờng Chinh đã xuất phát từ những cơ sở lý luận trên, nêu ra những nguyên tắc tính Đảng đối vối văn nghệ sỹ:

1. Văn nghệ sỹ phải thừa nhận rằng văn nghệ phục tùng chính trị, phục vụ đờng lối chính sách của Đảng. Văn nghệ sỹ phải trung thành với lý tởng cộng sản và đấu tranh không mệt mỏi cho sự thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản: phải yêu tổ quốc, yêu chủ nghĩa xã hội và đấu tranh cho sự nghiệp xây dựng một nớc Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.

2. Văn nghệ sỹ phải bằng hoạt động văn nghệ và hoạt động xã hội của mình cần luôn luôn phấn đấu để tăng cờng sự lãnh đạo của Đảng, củng cố lòng tin của quần chúng đối với Đảng, bảo vệ sự trong sạch của chủ nghĩa Mác - Lê nin, nhất là trên lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật, chống ảnh hởng của chủ nghĩa xét lại, chủ nghĩa giáo điều, chủ nghĩa bè phái và chủ nghĩa dân tộc t sản.

3.Văn nghệ sĩ bao giờ cũng phải giữ thế tiến công chống những t tởng phản động và đồi bại của bọn đế quốc và phong kiến chống t tởng t sản và tiểu t sản.

4. Văn nghệ sĩ cộng sản, nh mọi ngời Đảng viên cộng sản khác, phải phục tùng tổ chức của Đảng, phải hoàn toàn phụ trách trớc Đảng và trớc nhân dân về toàn bộ công tác của mình.

Tiêu chuẩn quan trọng của nội dung tính Đảng đợc biểu hiện qua tính t tởng của tác phẩm. Tính t tởng của tác phẩm bao gồm nhiều phạm vi, nhiều góc độ biểu hiện, nhng thực chất đều quy tụ về một mối, đó là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin và đờng lối của Đảng. Nếu ở văn nghệ sỹ, tính Đảng đợc biểu hiện của quan điểm chính trị nh là nhân tố trọng yếu thì ở tác phẩm, tính Đảng biểu hiện ở quan điểm chính trị nh là nh là nhân tố hàng đầu của tính t tởng. Tính Đảng của tác phẩm đòi hỏi tác phẩm phải phù hợp và thể hiện một cách sâu sắc yêu cầu về nội dung đờng lối chính trị của Đảng và nhiệm vụ đấu tranh cách mạng. Bên cạnh đó, một tác phẩm có tính Đảng phải chứa đựng tính nghệ thuật. Nó phải quan tâm và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa nội dung và hình thức tác phẩm. Giữa nội dung và hình thức phải hài hoà, thống nhất góp phần bộc lộ một cách sáng rõ chủ đề, t tởng của tác phẩm. Mọi sự mập mờ về chủ đề, t tởng sẽ dẫn đến những nhầm lẫn cho ngời đọc. Đồng chí Trờng Chinh nói: "Đề tài, chủ đề, cách thể hiện rõ ràng, đó là một biểu hiện của tính Đảng và tính nhân dân trong văn nghệ ta. Chúng ta cần chống lại những tác phẩm "biểu tợng hai mặt, hiểu cách nào cũng đợc" [9;114].

Nh vậy, việc vận dụng nguyên lý tính Đảng trong hoạt động sáng tạo văn học là một quan điểm mang tính tối u và nhất quán. Phê bình văn học cũng đã thực hiện sứ mệnh lịch sử ấy và nó đã góp phần không nhỏ vào việc truyền bá quan điểm chính trị của Đảng, khẳng định và biểu dơng kịp thời những tác phẩm có tính Đảng phục vụ đại chúng công, nông, binh, từ đó định hớng sáng tác và công chúng tiếp nhận. Phê bình văn học lấy nội dung t tởng làm điểm tựa cho việc xem xét, đánh giá tác phẩm. Còn nhà phê bình đứng trên lập trờng của chủ nghĩa Mác - Lê nin, trau dồi những phẩm chất chính trị để mài sắc giác quan chiến đấu vì sự nghiệp cách mạng. Thế giới quan duy vật là vũ khí để nhà phê bình phân biệt và chống lại những tác phẩm phản động, đồi truỵ có hại cho cách mạng và biểu dơng khẳng định, ca ngợi những tác phẩm chân chính vì nhân dân mà chiến đấu. Nhà phê bình có nhiệm vụ đa tác phẩm đến quãng đại quần chúng cách mạng, làm cho quần chúng thấy đợc đó là món ăn tinh thần hết sức bổ ích, thiết thực vì nó giáo dục và tuyên truyền ý thức cách mạng. Và cũng bởi hơn ai hết, nhà phê bình nhận thấy tính phổ cập, tính đại chúng của hình thức là một phẩm chất quan trọng của nền nghệ thuật vô sản .

3.2. Phê bình xã hội học trở thành phơng pháp phê bình chủ đạo

Nền văn học mới với những nguyên tắc thẩm mỹ của nó đã quy định hình thức và phơng pháp phê bình văn học. Xuất phát từ những đòi hỏi, yêu cầu nghiêm nhặt về sự miêu tả hiện thực mang tính chân thật, lịch sử, cụ thể và trong quá trình phát triển cách mạng của nó, phê bình văn học đã hình thành kiểu phê bình luôn bám sát tác phẩm để phản ánh những sự kiện chính trị, xã hội mang tính thời sự sâu sắc. Nhà phê bình trang bị cho mình một thế giới quan và phơng pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lê nin, lấy phơng pháp duy vật biện chứng làm th- ớc đo trong việc xem xét và đánh giá. Phê bình bên cạnh nhiệm vụ định hớng sáng tác còn có nhiệm vụ định hớng sự tiếp nhận của công chúng văn học. Mà công chúng văn học là công, nông, binh nên phê bình văn học cũng không nằm ngoài mục tiêu lấy công, nông, binh làm điểm tựa sáng tạo. Trong sáng tác văn học, nhà văn phải thể hiện đề tài, chủ đề t tởng một cách rõ ràng, tránh lối viết cầu kỳ mang biểu tợng hai mặt, thì trong phê bình đó cũng là một đòi hỏi quan trọng. Sự đòi hỏi đó một lần nữa đợc khúc xạ trong hình thức phê bình. Phê bình đòi hỏi sự trong sáng, dễ hiểu. Nhà phê bình phải làm nổi bật giá trị t tởng của tác phẩm mà gắn với nó là cách nhìn nhận của nhà văn về hiện thực đi lên của cách mạng. Tất

nhiên, hiện thực cuộc sống bao gồm nhiều vấn đề phong phú, phức tạp đòi hỏi một sự nghiền ngẫm đánh giá một cách thận trọng, thế nhng "do nhu cầu cách mạng, do các nhiệm vụ cấp bách có liên quan đến số phận dân tộc, văn nghệ chỉ đợc phép đặt vào tầm quan sát những mặt tích cực, có lợi cho cách mạng. Có lợi, đôi khi có nghĩa là phải bỏ qua, phải hy sinh cái phần quan trọng, cốt lõi trong diện mạo chung của hiện thực. Cách mạng có những lúc khó khăn thoái trào, cuộc sống của những mặt tiêu cực xấu xa nhng ngời viết phải biết cách tránh, hoặc nếu có đụng đến thì phải nhìn với cái nhìn lạc quan" [35; 23]. Phê bình văn học, vì thế phải làm bật dậy ngọn gió lạc quan, yêu đời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng với cảm hứng lãng mạn cách mạng và khuynh hớng sử thi hoành tráng.

Do yêu cầu bám sát đời sống, đã nảy sinh phơng pháp phê bình xã hội học. Đó là sự phê bình đối chiếu cái phản ánh với cái đợc phản ánh để xem xét mức độ trung thực của ý thức đối vời tồn tại. Phong Lê cho rằng phơng pháp xã hội học "là sự quán triệt phản ánh luận Mác - Lê nin, nhằm xem xét đối tợng nghiên cứu trong quan hệ gắn bó với thực tiễn, là sự đối chiếu cái phản ánh với cái đợc phản ánh để xem xét giá trị trung thực của ý thức đối với tồn tại. Và nh vậy phơng pháp tiếp cận xã hội học với việc đối chiếu nghiêm nhặt sự thật đời sống với hiện thực đợc phản ánh trong tác phẩm phải trở thành nguyên tắc xác định giá trị cao nhất của văn chơng nghệ thuật. Và đây là cách đối chiếu sát sóng, trực tiếp, không qua một khâu trung gian nào, không qua một khúc xạ nào, khiến cho hiện thực chỉ đợc ghi nhận ở cái bề ngoài giống thật của nó, trong hình thức của của bản thân nó. Còn bề sâu những đặc trng, những phẩm chất bên trong, rồi những biến hoá, những nghịch lý, những biểu tợng theo lối ngụ ngôn hoặc huyền thoại thì không thể tìm thấy trong kiểu t duy nghệ thuật này" [35; 22]. Phơng pháp phê bình xã hội học đòi hỏi nhà phê bình xác lập mối quan hệ trực tiếp giữa khách thể và chủ thể. Trong quá trình miêu tả phải tôn trọng tối đa hiện thực khách quan, miêu tả sự thật trong văn chơng y hệt sự thật ở ngoài đời theo nguyên tắc bắt chớc của Aristote. Vì thế, miêu tả sự thật sao cho đúng, cho hay, sát với thực tế. Đi chệch ra khỏi quỹ đạo đó là làm trái nguyên tắc, xa rời tính Đảng, yêu cầu đó đòi hỏi ngời viết phê bình phải lựa chọn, tìm kiếm đề tài một cách kỹ lỡng không thể viết một cách tuỳ tiện, ngẫu hứng.

Phơng pháp phê bình hiện thực xã hội chủ nghĩa còn đòi hỏi một sự điển hình đến cao độ đến cao độ, từ tính cách điển hình đến hoàn cảnh điển hình. Nhân

vật trong tác phẩm phải đợc mô tả trong quá trình phát triển cách mạng, cho nên tính cách nhân vật cũng đợc mô tả trong quá trình phát triển cách mạng.

Nh vậy, phê bình văn học xã hội chủ nghĩa đã tạo cho mình một diện mạo mới, một hình thức và phơng pháp phê bình với quan điểm của chủ nghiã Mác - Lê nin. Đó là sự tuân thủ chặt chẽ quy luật sáng tạo gắn liền với hiện thực xã hội. Trong xu thế cách mạng xã hội, nó đã bộc lộ đợc những mặt mạnh đáng kể ở thiên hớng khẳng định và ngợi ca, nhng đồng thời, dờng nh, do áp dụng một cách máy móc, sơ cứng đôi lúc dung tục, phơng pháp phê bình xã hội học đã biến phê bình văn học thành hoạt động mang tính dập khuôn. Đó là kiểu phê bình sao chép hiện thực một cách thụ động, hời hợt, dễ dãi, không thấy đợc ý nghĩa bề sâu của tác phẩm. Đó cũng là lý do giải thích vì sao Vũ Trọng Phụng và tác phẩm của ông một thời bị đánh giá hết sức nặng nề, rằng t tởng của ông "có vấn đề", ông nhìn đời bằng con mắt "dâm loạn" và hiển nhiên là có hại cho đời sống văn học. Vũ Trọng Phụng đã phải hứng chịu búa rìu của d luận, và mãi khi qua đời, vị trí của ông mới đợc khẳng định đúng mức. Phê bình văn học với những đặc trng thẩm mĩ riêng biệt và cá tính sáng tạo của ngời nghệ sĩ đã không phát huy đợc sức mạnh của nó. Điều đó đã kìm hãm sự phát triển của văn học trong một thời gian khá

Một phần của tài liệu Phê bình văn học việt nam 1955 1985 (Trang 68 - 73)