Hội nghị đánh giá lại tập thơ "Việt Bắc" của Tố Hữu

Một phần của tài liệu Phê bình văn học việt nam 1955 1985 (Trang 43 - 50)

Tố Hữu là nhà thơ u tú nhất trong dòng thơ ca cách mạng Việt Nam. Thơ ông đã có sự gặp gỡ đầy duyên nợ với lý tởng cách mạng ngay những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Kể từ ấy, cuộc đời và sự nghiệp thơ ca của ông gắn chặt với cách mạng. Cũng vì thế, ông đã xác định đợc cho mình một phong cách thơ rõ ràng, phong cách trữ trình - chính trị. Tố Hữu đã làm một cuộc hành trình bằng thơ xuyên suốt đời sống cách mạng Việt Nam. Những tập thơ Từ ấy,

Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa.. thể hiện từng bớc trởng thành của nhà

thơ trong quá trình đến với cách mạng. Trong đó, Việc Bắc là tập thơ đợc đánh giá rất cao. Đây là tập thơ gồm những bài thơ sáng tác trong thời kỳ kháng chiến từ sau Thu đông thắng lợi 1947, và một số bài sáng tác sau ngày hoà bình 1954. Tập thơ đã tạo lập đợc cuộc sống riêng của nó và có ảnh hởng không nhỏ đến việc hình thành diện mạo nền thơ ca kháng chiến. Bớc vào cuộc sống mới sau ngày hoà bình, những vấn đề thuộc ý thức, quan điểm, lập trờng sáng tác của văn nghệ sỹ đ- ợc nhìn nhận lại, và tập thơ "Việt Bắc" của Tố Hữu đợc đem ra bàn luận nhằm làm sáng thêm định hớng cho nền văn nghệ cách mạng xã hội chủ nghĩa. Nội dung chính của cuộc hội thảo là đánh giá lại tập thơ Việc Bắc. Bên cạnh việc tiếp tục khẳng định những thành công của tập thơ, các nhà phê bình đã chỉ ra những rơi rớt, hạn chế về t tởng trong việc thể hiện đời sống kháng chiến. Trong bài viết Đọc

tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu (Đăng trên báo Nhân dân, số 329, 24/1/1955) Hà

Xuân Trờng đã có những đánh giá về sự thành công của tập thơ Viêt Bắc: "Có thể nói chủ đề bao trùm tập thơ Việt Bắc là tinh thần thiết tha yêu nớc, chí khí phấn đấu kiên quyết bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta. Hình ảnh tiêu biểu cho tinh thần đó là Hồ Chủ tịch ( ) Tố Hữu đã để cả tâm hồn, tất cả tình cảm đằm thắm nhất…

của mình để diễn tả những hình ảnh yêu kính và quý mến nhất ấy của thời đại chúng ta" [30; 493]. Thành công của Tỗ Hữu trong tập thơ Việt Bắc là đã xây dựng sinh động hình tợng những con ngời cách mạng bình dị bằng nguồn cảm xúc chân thành, thơng mến. Trong tập thơ Việt Bắc, "ngoài hình ảnh anh bộ đội, những hình ảnh bà mẹ, em thiếu nhi, chị phụ nữ cũng nói lên đầy tình thơng mến của nhà thơ. Nhng Tố Hữu tha thiết yêu anh bộ đội, Tố Hữu không muốn tình yêu ấy bị chia sẻ, Tố Hữu muốn đặt tất cả những hình ảnh trong một cảm xúc chung đối với ngời chiến sỹ. Những bà mẹ trong thơ Tố Hữu là bà mẹ của chiến sĩ, giản dị nh cánh đồng quê, yêu tha thiết con và lại giàu lòng yêu nớc. Em thiếu nhi trong thơ Tố Hữu là chiến sĩ nhỏ tuổi, tâm hồn em hồn nhiên, những tâm hồn thấm sâu lòng yêu nớc. Những chị phụ nữ trong thơ Tố Hữu là những chị dân công dù con bế, con bồng "em cũng theo chồng đi phá đờng quan" Có những lúc tình cảm của…

Tố Hữu đi ra ngoài biên giới, nhớ tới em bé Triều Tiên, nhân dân Triều Tiên anh dũng chiến đấu. [30; 495]. Theo Hà Xuân Trờng, sức mạnh ở ngòi bút thơ Tố Hữu là ông đã xây dựng sống động hình ảnh vị Lãnh tụ kính yêu Hồ Chí Minh, "Ngời là biểu hiện tập trung những đức tính cao quý của dân tộc". Điều làm ngời đọc

thông cảm với hình ảnh những con ngời yêu quý của nhân dân ta trong thơ Tố Hữu là những hình ảnh ấy "gắn chặt chẽ với đất nớc, dân tộc, quê hơng. Đây chính là phần mà thơ Tố Hữu hấp dẫn bạn đọc nhiều nhất, nâng cao tình cảm của chúng ta nhiều nhất. Và đây cũng là phần sáng tơi nhất trong tập thơ Việt Bắc" [30; 496]. Là nhà thơ chiến sĩ cách mạng, Tố Hữu đã xây dựng cho mình nguyên tắc sáng tạo nghệ thuật riêng. Ông "đa tình yêu vào trong thơ để nói lên lòng yêu chân thành đối với Tổ quốc, đất nớc. Tình yêu đối với Tố Hữu cũng nh đối với tất cả những ngời chiến sỹ cách mạng không phải là mục đích, mà nó là động cơ cách mạng". Nhà nghiên cứu đi đến kết luận: "Bộ đội, cán bộ, nhân dân thích đọc thơ Tố Hữu, nhớ thơ Tố Hữu, vì thơ Tố Hữu đã nói lên khá mãnh liệt tình yêu quê hơng, yêu đất nớc, yêu Tổ quốc, khêu gợi lòng chúng ta sức tin tởng ở chúng ta, ở những con ngời lao động đã chiến đấu, sản xuất và đang xây dựng, bồi dỡng thêm tinh thần lạc quan cách mạng của chúng ta, của nhân dân ta, vì thơ Tố Hữu đã hun đúc thêm chí căm thù, nâng cao chí khí chiến đấu của chúng ta quyết tâm bảo vệ quê hơng đất nớc" [30; 499].

Tuy nhiên, theo Hà Xuân Trờng điều hạn chế trong tập thơ Việt Bắc là ở chỗ Tố Hữu cha dành cho nông dân lao động ở hậu phơng, ngời công nhân trên các ngành hoạt động một vị trí thoả đáng trong khi họ là nhân tố quan trọng trong cuộc đấu tranh chống đế quốc và phong kiến. Đọc tập thơ Việt Bắc "chúng ta vẫn còn cha thoả mãn. Ca tụng ngời chiến sĩ bộ đội nghĩa là Tố Hữu đã ca ngợi ngời nông dân, tình cảm, sức mạnh của ngời chiến sỹ trong thơ Tố Hữu là tình cảm, sức mạnh của ngời nông dân, những bà mẹ, những ngời chị, ngời vợ trong thơ Tố Hữu là những ngời nông dân lao động, nhng chúng ta muốn những ngời nông dân lao động ở hậu phơng có mặt trong thơ Tố Hữu". Những bài thơ của Tố Hữu đã nói lên đợc t tởng của giai cấp công nhân, đờng lối chỉ đạo của Đảng, ca tụng Hồ Chủ Tịch, nhng "chúng ta muốn hình ảnh Đảng tiên phong của dân tộc, ngời công nhân đợc nêu cụ thể hơn, đầy đủ hơn. Chúng ta hiểu rằng Tố Hữu cha nói lên hộ lòng biết ơn, sức tin tởng của hàng chục triệu con ngời Đảng viên và quần chúng đối với Đảng tiên phong của giai cấp công nhân, Tố Hữu cha ghi lại cho chúng ta hình ảnh ngời công nhân trên các ngành hoạt động luôn luôn nêu cao chí khí phấn đấu, khắc phục khó khăn, cha ghi lại cho chúng ta hình ảnh ngời nông dân đã vơn mình dậy đánh đổ thế lực của giai cấp địa chủ" [30; 500]. Hà Xuân Trờng cho

rằng thơ Tố Hữu đã thể hiện đợc đời sống tình cảm dân tộc với muôn hình, muôn vẻ nhng ở một số bài thơ tình cảm ấy cha thật đậm đà.

Với cảm quan của nhà thơ làm công tác phê bình Xuân Diệu có cách nhận xét rất riêng về tập thơ "Việt Bắc", ông cho rằng: "Mới nhìn qua, đó chỉ là bìa sách sáng tơi, trang nhã giữa bao nhiêu bìa sách khác, nhng tập sách gọn gàng kia quả là đánh dấu một việc quan trọng của văn học Việt Nam hiện nay". Bằng những trải nghiệm của ngời làm thơ, đánh giá lại tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu, Xuân Diệu thận trọng đặt ra yêu cầu: "Chúng ta cần đọc đi đọc lại, xem kỹ, thảo luận, phê bình để hoàn toàn tiếp lĩnh sự cống hiến của Tố Hữu vào cái vốn chung, để nâng niu xứng đáng những tâm huyết của ngời làm thơ, bởi ngời ấy cho ta hơn cả sự sống của ngời ấy, cho ta nguồn tinh chất ngày đêm lọc ra từ tâm hồn, từ óc, từ trái tim, mạch máu của ngời làm thơ" [30; 502]. Đánh giá thành công của tập thơ Việt Bắc Xuân Diệu viết: "Tập thơ của Tố Hữu ra đời sau tổng khởi nghĩa (1946) tập hợp mời năm thơ cách mạng (1937-1946), đã là tiếng thơ tiến bộ nhất của thời gian ấy; Tố Hữu đã giơng lá cờ chiến đấu của thơ, tô thắm cho nó và giữ thắm cho nó trong suốt một thời kỳ nghiêng chèo tối tăm, để đa nó tung bay dới mặt trời rực rỡ của cách mạng tháng Tám” [30; 503]. Đóng góp của thơ Tố Hữu trong chín năm kháng chiến chống Pháp quả thực thật lớn lao. Những vần thơ chứa đầy tình cảm và dũng khí cách mạng đã có sức tác động to lớn đến tinh thần dân tộc, đem đến chiến thắng Điện Biên Phủ chân động địa cầu. Bớc mạnh của lịch sử ấy "đã nhìn thấy Tố Hữu thật xứng đáng là nhà thơ của thời đaị. Nh một cánh buồm kỳ diệu giơng lên với gió lớn bọc lấy gió lớn trong thân mình và rớn lên mạnh mẽ, tài thơ của Tố Hữu theo tiếng gọi kích thích của lịch sử, cũng từ chỗ tiệm tiến vợt lên, nở ra, rộng toả chín thơm" [30; 505]. Là nhà thơ luôn theo sát hơi thở của cách mạng, Tố Hữu thổi vào thơ của mình tính thời sự nóng bỏng qua các sự kiện, các nhân vật anh hùng. Tố Hữu quyết không phải là một bộ máy tốt dễ bắt vần, mà là sự sáng tạo tơi mới luôn, bằng tâm lực và tâm trí. Hoa trái ngày nay thơm tốt, nhng rễ thì đã mọc sâu từ hai mơi năm. Rễ nuôi bằng t tởng, lập trờng của chiến sỹ, rễ sống bằng tơ lòng mạch huyết của thi nhân. Tố Hữu chính là nhà thơ của thời đại" [30; 506].

Thành công của thơ Tố Hữu là đã nói lên đợc tích cách quần chúng. Đánh giá bài Bầm ơi, Xuân Diệu viết: "Ngời ta tự hỏi: Sao ngời thi sỹ có thể hiểu biết sự vật, hiểu biết lòng ngời đến nh vậy. Đó là những câu thơ chảy nớc mắt, cái nớc

mắt không bi thảm, mà là nớc mắt sung sớng của tâm hồn, khi đợc nghệ thuật đụng đến chỗ cao sâu. Cả bài thơ nằm vào lòng ngời và ở luôn trong đó nh một dòng suối ngọt, một nguồn an ủi. Bài Bầm ơi thật xứng đáng với tình mẹ con muôn đời" [30; 508]. Thơ Tố Hữu lôi cuốn ngời đọc bởi tình "thơng mến" với ng- ời, với cảnh. "Tình thơng mến đặc biệt trong thơ Tố Hữu là một sự cảm hòa với ngời, với cảnh; một lòng thân yêu, yên ấm với chung quanh ( ) là ng… ời bạn chí thân của ngời, của cảnh ( ) thơ Tố Hữu không say mê mà ngọt ngào, không xôn…

xao mà thấm thía" [30; 509]. Cái niềm thơng mến đó là "do sự công tác quần chúng lâu năm bồi dỡng; nó là hơng vị của thơ Tố Hữu, nó toát lên thơm tho, dịu ngọt; nó là đạo đức của cách mạng" [30; 511]. Bên cạnh sự khẳng định mạnh mẽ giá trị tập thơ Việt Bắc, Xuân Diệu chỉ ra những nhợc điểm của tập thơ. Thứ nhất, "Thơ Tố Hữu thiếu hẳn một mảng lớn: Nặng về tình cảm xã hội, mà hầu nh không nói đến tình cảm cá nhân ( ) ng… ời cán bộ trong Tố Hữu bao trùm lên con ngời th- ờng" [30; 516]. Theo Xuân Diệu, tình cảm cá nhân thể hiện ở tình yêu, mà tình yêu là tình cảm thiết tha sâu sắc nhất của con ngời, nó là mãnh lực giục ngời ta chiến đấu.. Xuân Diệu viết tiếp: "Không nói đến tình yêu, Tố Hữu cũng ít nói đến những tình cảm của cá nhân mình. Tố Hữu chỉ nói đến, khi tình cảm cá nhân đó mang một tính chất xã hội rõ rệt hay có tính cách là những tình cảm tập thể". Để tránh sự hiểu nhầm ý "tình cảm cá nhân" Xuân Diệu nhấn mạnh: "Theo ý tôi, thơ là tiếng hát của những tâm hồn và của mối một tâm hồn; những tình cảm từng cá nhân, khi đã đúng hớng tiến bộ của toàn xã hội, cần đợc diễn tả vào sâu đến khía cạnh đặc biệt, vì những tình cảm đó đều tiềm tàng một ý nghĩa xã hội" [30; 517]. Từ những điều trên thơ Tố Hữu nảy sinh nhợc điểm thứ hai .Theo Xuân Diệu đó là sự “nặng về tổng hợp". Xuân Diệu cho rằng "tổng hợp" tuy có u điểm ở khả năng bao quát, rộng xa những nét lớn của lịch sử, thế nhng nó còn là nguy cơ. Sự tổng hợp không nên thành nếp của hồn thơ, vì hơn tất cả mọi ngành nghệ thuật nào, thơ phải thật cá thể và cụ thể", thơ phải thể hiện "nỗi niềm của mỗi một con ngời, của mỗi cá nhân trong quần chúng" [30; 518].

Trong bài Góp ý kiến về tập thơ "Việt Bắc" của Tố Hữu (in trên báo Văn nghệ, số 75, ngày 20/6/1955), Tú Mỡ đã ngợi ca những thành tựu của tập thơ Việt Bắc ở tính chất lãng mạn cách mạng. Ông nhận xét: "Có ngời bảo rằng chính trị làm khô khan con ngời cho nên thơ kháng chiến thiếu tính chất lãng mạn là hồn của thơ. Tập thơ Việt Bắc đã chứng tỏ rất hùng hồn rằng tởng nh vậy là sai, và thơ

Tố Hữu là tiêu biểu nhất về lãng mạn cách mạng, lãng mạn ở thơ kháng chiến. Một đặc biệt của thơ Tố Hữu là rất giàu tình cảm, tình cảm ấy chính là tình cảm của nhân dân" [30; 540]. Tú Mỡ cũng đồng ý quan điểm cho rằng: "Cái rơi rớt của lãng mạn tiểu t sản còn toát ra một thứ buồn rời rợi trong một vài bài thơ" và "tập thơ Việt Bắc cha phản ánh đầy đủ tất cả mọi mặt của cuộc kháng chiến anh dũng của quân dân ta". Vì Tố Hữu "cha đợc sống thực sát với quần chúng công nông binh" [30; 545]. Nhng Tú Mỡ cho rằng cái buồn, sầu của Tố Hữu "chỉ là thoáng qua chốc lát" [30; 542]. Tập thơ Việt Bắc "đã nói lên đợc những nét điển hình và những khía cạnh tiêu biểu tình cảm của những ngời kháng chiến ( ) Tố…

Hữu là ngời tiêu biểu nhất, và nó có thể coi là một nhà thơ lãng mạn cách mạng của thời đại" [30; 545].

Phần lớn những ý kiến phê bình tập thơ Việt Bắc là khách quan. Các nhà phê bình bên cạnh sự khẳng định thành công của tập thơ còn chỉ ra những hạn chế của Tố Hữu trong những vấn đề thuộc t tởng. Các ý kiến đều đã "nâng niu", "cân nhắc", "định giá" nh lời Xuân Diệu yêu cầu, phản ánh tơng đối chính xác về vai trò ,giá trị của tập thơ. Riêng có Hoàng Cầm, một nhà thơ trẻ, đã phê phán rất nặng nề tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu. Trong bài viết có tựa đề Tập thơ "Việt Bắc"

ít chất sống thực tế (in trên báo Văn nghệ số 67, tháng 4/1955).

Qua phân tích các bài thơ nh Bầm ơi, Bà bủ, Phá đờng… Hoàng Cầm chỉ trích, phê phán cái "buồn", "buồn lên cao độ", "buồn đến não ruột" trong thơ Tố Hữu. Về hình ảnh bộ đội trong thơ Tố Hữu, Hoàng Cầm nhận xét": "Nói chung, hình ảnh bộ đội trong tập thơ Việt Bắc là hình ảnh đẹp một cách mong manh, mờ nhạt nh dáng dấp một ngời lẫn trong sơng, trong một bức tranh chấm phá " [30,…

527]. Hoàng Cầm cho rằng thơ Tố Hữu "rộng quá, tổng hợp quá,chính trị quá" [30; 531]. Và ông đi đến kết luận rằng thơ Tố Hữu là "vại nớc to, tràn đầy, pha loãng một màu sữa", là "ít chất sống" là "mới nghe thì hay, nghe nhiều thì chán" [30; 533]. Theo Hoàng Cầm "giá trị thơ không phải ở chỗ đầy đủ, mạch lạc về một vấn đề chính trị. Thơ phải đi vào góc cạnh của tâm hồn lớp ngời đang xây dựng thời đại mới " [30; 536]. …

Không đồng tình với quan điểm đánh giá của Hoàng cầm, Vũ Đức Phúc đã cho đăng bài Phản đối cái buồn của Hoàng Cầm khi đọc thơ Tố Hữu Bài viết đợc in trên tuần báo Văn nghệ, số 68,11-4-1955. Về quan điểm đối với thơ Tố Hữu, Vũ Đức Phúc viết: "Tôi không phải ngời thích tất cả các bài thơ, những câu thơ

của Tố Hữu. Nhng có một điều không ai chối cãi đợc là từ trớc đến nay, Tố Hữu thực tế đợc đặt lên hàng đầu những nhà thơ cách mạng của ta". Ông khẳng định việc mọi ngời thích thơ Tố Hữu tuyệt nhiên không phải là một cái "mốt", càng không phải do uy tín chính trị của Tố Hữu. Ông cho rằng: "Tiêu chuẩn để đánh giá cao một nhà thơ là tác dụng tốt, sâu, rộng, và lâu dài của nhà thơ đối với lòng ng-

Một phần của tài liệu Phê bình văn học việt nam 1955 1985 (Trang 43 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w