Cũng nh các thổ ngữ khác của Nghệ Tĩnh trong cách phát âm của ngời Nghi Lộc, thanh nặng - ngã tơng ứng với hai thanh điệu trong tiếng Việt văn hoá: thanh ngã và thanh nặng. Tơng ứng thanh nặng - thanh ngã có tính chất đồng loạt và phổ biến bởi vì thanh nặng Nghi Lộc ngoài sự tơng ứng với thanh nặng của tiếng Việt văn hoá mà còn chính là thanh ngã của tiếng Việt văn hoá. Tất cả các âm tiết mang thanh ngã trong tiếng Việt văn hoá đều đợc ngời Nghi Lộc phát âm thành thanh nặng. Cách phát âm thanh nặng của ngời Nghi Lộc cũng có phần khác với thanh nặng tiếng Việt văn hoá.
Khi khảo sát hệ thống thanh điệu Nghi Lộc, Hoàng Thị Châu cho rằng thổ ngữ Yên Lơng (một làng ở Nghi Thuỷ - Cửa Lò) có bốn thanh. Theo đó các thanh huyền, thanh ngã, thanh nặng đợc xử lý nh thanh nặng. Nhng quan sát cách phát âm của các nhân chứng chúng tôi nhận thấy thoạt nhìn thanh nặng Nghi Lộc cũng có tuyến điệu giống nh thanh huyền nhng thực tế thì có sự khác biệt ở hai thanh này trong cách phát âm của ngời Nghi Lộc - cao độ xuất phát của thanh nặng thấp hơn thanh huyền; đồng thời điểm kết thúc của nó cũng thấp hơn thanh huyền.
Trong tiếng Việt văn hoá thanh nặng có cao độ xuất phát nh thanh huyền, có âm điệu đi ngang sau lúc mở đầu sau đó mới đi xuống, trờng độ ngắn, có hiện t- ợng thanh quản hoá.
So sánh: Nghi Lộc Tiếng Việt văn hoá cụng [31] cũng [313]
mụi [31] mũi [313]
độ [31] đô [313]
dệ [31] dễ [313]
vụng [31] vũng [313]
(cái) chọng [31] (cái) chõng [313]
Tơng ứng thanh nặng - thanh ngã còn đợc ghi nhận ở một bộ phận từ vựng địa phơng nh: mọi / muỗi, dịa / đĩa, ( khi ) nại / nãy, trự / chữ, mạo / mũ, cợi / cỡi, lại / lỡi, lộ / chỗ, cộ / cũ, (ăn) cộ / (ăn) cỗ, dạng ( chân )/doãng(chân), vọng / võng, cọng / cõng ...
Cách xử lý thanh ngã và thanh nặng là nh nhau, có giá trị là [31] nhng đôi khi ngời Nghi Lộc vẫn nhận ra thanh ngã có giá trị hơi khác trong phát âm cuả một vài từ nhất định nh: gãi > gai [33], rễ > rê [33].
Trên đây, chúng tôi đã trình bày những đặc điểm ngữ âm có trong hệ thanh Nghi Lộc. Chắc chắn đây cha phải là những miêu tả đầy đủ tất cả các hiện tớng biến thanh trong tiếng Nghi Lộc mà chỉ là một số hiện tợng dễ nhận thấy trên bề mặt qua việc quan sát và thẩm nhận bằng thính quan.
2.3. Nhận xét.
Từ những kết quả của những tài liệu đã công bố, từ những biểu hiện ngữ âm nh đã trình bày ở trên của hệ thống thanh điệu Nghi Lộc, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau đây: