Tiếng Nghi Lộc là bộ phận trong phơng ngữ Nghệ Tĩnh, nó không phả

Một phần của tài liệu Miêu tả đặc trưng ngữ âm hệ thống âm thanh điệu nghi lộc (Trang 37 - 39)

là một đối tợng thuần nhất mà bao gồm một loạt các thổ ngữ đó là các xã có giọng nói khác nhau, thậm chí ngay trong một xã, tiếng nói giữa các làng cũng không giống nhau. Tiếng Nghi Lộc ngoài những đặc điểm chung của phơng ngữ Nghệ Tĩnh còn có những đặc điểm riêng, đặc trng cho vùng Nghi Lộc, tạo thành "giọng" riêng biệt rất dễ nhận biết mỗi khi phát ngôn. Trong số những yếu tố làm nên "giọng" riêng khác biệt ấy là cách thể hiện thanh điệu của ngời địa phơng. Ngoài sự không tơng ứng về số lợng, sự thể hiện phẩm chất ngữ âm của hệ thống

thanh điệu Nghi Lộc cũng không tơng ứng với các thanh cùng tên của phơng ngữ Nghệ Tĩnh và tiếng Việt văn hoá. Về mặt đồng đại, trong hệ thống thanh điệu Nghi Lộc, các thanh đợc thể hiện bằng các nét địa phơng gắn liền với các thổ ngữ : thanh ngang trong âm tiết rời đợc thể hiện gần nh thanh sắc hoặc thanh huyền trong sự kết hợp các âm tiết, thanh huyền đợc thể hiện gần với thanh ngang, thanh ngã phát âm nhập với thanh nặng tạo thành thanh nặng - ngã vì trong cách phát âm của ngời Nghi Lộc không phân biệt đợc thanh nặng, thanh ngã nh phơng ngữ Bắc; thanh hỏi cũng phát âm nh thanh sắc vì thế có thể xem đây là thanh sắc - hỏi bởi trong thực tế phát âm của ngời Nghi Lộc hai thanh này đợc phát âm nh nhau, không phân biệt đợc một cách rõ rệt. Do đó nếu chỉ nhìn trên bề mặt thì phẩm chất ngữ âm cùng với giá trị khu biệt của vài ba thanh nào đó không còn nhận ra đợc nữa, chúng

có sự hỗn nhập từ thanh này sang thanh khác. Nh vậy từ sự quan sát thực tế cách phát âm địa phơng (tiêu biểu là tiếng Nghi Ân - xóm 6,

xóm 7, xóm 8), dùng thính quan nghe trực tiếp kết hợp với ghi băng catset cách phát âm của một số ngời gốc địa phơng sống lâu năm, thuần nông và dựa vào sự thừa nhận của ngời bản ngữ, chúng tôi cho rằng hệ thống thanh điệu Nghi Lộc có bốn thanh - đó là thanh ngang, thanh huyền, thanh sắc - hỏi và thanh nặng - ngã. Tuy nhiên về số lợng thanh điệu Nghi Lộc cũng có một số cách nhận định khác nhau: Bùi Văn Nguyên (1977), Nguyễn Văn Tài (1983), Trần Trí Dõi (2002) cho rằng Nghi Lộc có năm thanh nhng Hoàng Thị Châu (1989), Võ Xuân Quế (1993) và một số tác giả khác lại cho rằng Nghi Lộc chỉ có bốn thanh.

Nhìn chung các thanh điệu Nghi Lộc đợc phát âm phân biệt với nhau nhng đó là sự phân biệt kiểm Nghi Lộc. Chẳng hạn thanh huyền và thanh nặng đều có đờng nét đi xuống nhng nét khác biệt ở đây là ở chỗ điểm xuất phát của thanh nặng thấp hơn hẳn điểm xuất phát của thanh huyền, đồng thời điểm kết thúc của nó cũng thấp hơn. Nh vậy phân vùng giọng nói Nghi Lộc là xuất phát từ những nét dị Việt giữa các vùng nhng nhìn chung tiếng nói giữa các vùng có nhiều điểm giống nhau khiến cho ngời huyện khác khi nghe vẫn nhận ra tiếng nói Nghi Lộc

bất kể nó là giọng vùng nào. Đây chính là nét đặc trng của giọng Nghi Lộc qua cách thể hiện thanh điệu của ngời địa phơng.

Một phần của tài liệu Miêu tả đặc trưng ngữ âm hệ thống âm thanh điệu nghi lộc (Trang 37 - 39)