2. Để có đợc một sự miêu tả dù là ở mức khái lợc về hệ thanh điệu Nghi Lộc,
1.4. âm tiết và vị trí của âm tiết trong việc phân tích ngữ âm tiếng Việt.
Âm tiết là đơn vị ngữ âm tự nhiên nhất của ngữ âm học. Xét từ góc độ âm vị học, âm tiết Việt là đơn vị cơ sở của tiếng Việt, tơng đơng với khái niệm âm vị trong truyền thống ngôn ngữ châu Âu. Tuy nhiên âm tiết Việt có danh sách hữu hạn. Nó lại là đơn vị có tổ chức từ các thành phần nhỏ hơn: phần đầu và phần cuối (cấu trúc chiết đoạn) và kèm theo thành phần cấu trúc siêu đoạn: các thanh điệu.
Trong khoá luận, chúng tôi tập trung mô tả các đơn vị bậc dới âm tiết mà Việt ngữ học gọi là "âm vị" theo mô hình cấu tạo âm tiết sau đây:
âm tiết
Cấu trúc chiết đoạn Cấu trúc siêu đoạn
Âm đầu Vần cái Âm đệm Thanh điệu Chúng tôi cho rằng mỗi thành phần trong cấu trúc âm tiết Việt có một danh sách riêng, đợc ký mã một cách thụ động trong óc ngời bản ngữ và đợc mô tả một cách chi tiết để phục vụ cho mục đích miêu tả thanh điệu Nghi Lộc.
Chơng 2. Miêu tả thanh điệu Nghi Lộc.
2.1. Dẫn nhập.
Trong tiếng Việt, mỗi âm tiết đợc đặc trng bằng một cao độ khác nhau do thanh điệu đảm nhận. Thanh điệu là kết quả của một quá trình phát triển của tiếng
Việt. Đầu công nguyên, tiếng Việt cha có thanh điệu, về sau do sự biến mất của các âm cuối và sự vô thanh của các âm đầu hữu thanh nên đã hình thành hệ thống thanh điệu 6 thanh trong tiếng Việt. Các thanh huyền, thanh sắc, thanh hỏi, thanh ngã và thanh không dấu đã cố định độ cao trong các từ tiếng Việt, thành các cung bậc nhất định. Rõ ràng tầm quan trọng của thanh điệu trong việc tạo nên các từ tiếng Việt, phân biệt giữa các từ rất lớn. Bởi vậy việc tìm hiểu thanh điệu Nghi Lộc sẽ giúp cho ngời đọc nhìn nhận rõ hơn sắc thái riêng của tiếng Nghi Lộc, góp phần cung cấp cứ liệu phơng ngữ để nghiên cứu lịch sử hình thành thanh điệu Việt nói riêng, nghiên cứu lịch sử ngữ âm tiếng Việt nói chung. Theo cách miêu tả truyền thống, mỗi thanh đợc xác định bởi 2 tiêu chí cơ bản: âm vực (cao hay thấp) và âm điệu (đờng nét) bằng phẳng hay không bằng phẳng, gãy hay không gãy. Chúng ta có thể hình dung hệ thống thanh điệu tiếng Việt văn hoá qua bảng sau:
Âm điệu Âm vực
Bằng phẳng Không bằng phẳng
Gãy Không gãy
Cao Thanh ngang Thanh ngã Thanh sắc
Thấp Thanh huyền Thanh hỏi Thanh nặng
Hệ thống thanh điệu tiếng Việt đợc thể hiện hết sức khác nhau ở các vùng địa phơng. Thanh điệu Nghi Lộc cũng đã đợc một số nhà nghiên cứu quan tâm, qua đó nêu bật đợc những nét riêng của thanh điệu Nghi Lộc. Việc xác định tập nét ngữ âm cho hệ thanh điệu Việt đến nay vẫn cha có sự thống nhất. Ngoài 2 nét ngữ âm: âm vực và âm điệu chúng ta có thể sử dụng thêm các nét về trờng độ, c- ờng độ, thanh quản hoá ... để miêu tả hệ thanh Nghi Lộc.
2.2. Miêu tả ngữ âm hệ thống thanh điệu Nghi Lộc.
Từ quan sát thực tế phát âm của ngời địa phơng và sự thừa nhận của ngời bản ngữ chúng tôi cho rằng hệ thanh điệu Nghi Lộc có 4 thanh.