những yếu tố nào là cơ bản nhất đảm bảo cho hệ thanh Nghệ Tĩnh nói chung, hệ thanh Nghi Lộc nói riêng dù có đa dạng và phức tạp trong cách thể hiện đến đâu thì ngời Nghi Lộc ở mọi vùng vẫn trò chuyện đợc với nhau và ngời các địa phơng khác vẫn có thể hiểu đợc ngời Nghi Lộc nói, dù ban đầu rất khó nghe. Khi khảo sát hệ thanh điệu trên các miền đất nớc, Hoàng thị Châu đã chỉ rõ: "cái cơ bản nhất nằm ở chiều sâu của hệ thống thanh điệu là mối quan hệ tơng liên và đối lập về âm vực và âm điệu. Cho dù các thanh có biến đổi thế nào đi nữa, nếu mối quan hệ này vẫn đợc bảo đảm thì hệ thống thanh điệu vẫn vẹn toàn bất biến". [7, tr.125]. Quả đúng nh vậy, chính mối quan hệ này đã tạo thành các cặp thanh điệu đối lập cho tiếng Việt, duy trì đợc các cặp đối lập về âm vực và âm điệu một cách cân đối cho phơng ngữ Hà Nội: ngang /huyền, sắc/nặng, ngã/hỏi.
Hệ thống thanh điệu Nghi Lộc cũng nh hệ thống thanh điệu Nghệ Tĩnh nh nhiều nhà ngôn ngữ học nhận xét là hệ thanh điệu trầm, có nghĩa là nét đối lập về âm vực bị nhoè đi. Trong hệ thanh điệu Nghi Lộc chỉ có thanh ngang là thanh giữ đợc phẩm chất ngữ âm vốn có của nó, đợc thể hiện ở âm vực cao còn các thanh khác đợc thể hiện ở cùng một âm vực - âm vực thấp. Vậy để nhận diện và phân biệt các thanh trong hệ thanh Nghi Lộc phải dựa vào những tiêu chí nào. Qua việc khảo sát bằng thực nghiệm hệ thanh Nghệ An của Nguyễn Văn Lợi phần nào giúp ta nhận diện, phân biệt đợc các thanh Nghi Lộc bởi Nghi Lộc là một phần của Nghệ An, bên cạnh những đặc trng riêng của tiếng Nghi Lộc thì nó còng mang những đặc điểm chung của tiếng Nghệ An (cũng là Nghệ Tĩnh ). Nguyễn Văn Lợi đã đa ra hai tiêu chí để nhận diện và khu biệt các thanh điệu Nghệ An : 1/ Tiêu chí về cao độ bao gồm âm vực và đờng nét. 2/ Các tiêu chí về chất giọng bao gồm hiện tợng thanh môn hoá, thanh quản hoá [26]. T liệu và phơng pháp của tác giả là bằng thực nghiệm máy móc nên đã cho ta những kết quả đáng tin cậy, qua đó hệ thanh Nghệ An (trong đó có hệ thanh Nghi Lộc ) đợc nhận diện và phân biệt khá t- ờng minh.
Vì không có điều kiện để khảo sát thanh Nghi Lộc bằng thực nghiệm nên trong khoá luận chúng tôi chỉ xử lý qua việc thẩm nhận bằng tai thờng. Dựa trên những biểu hiện tổng thể trên bề mặt của hệ thanh Nghệ Tĩnh nói chung, thanh Nghi Lộc
nói riêng và các kết quả của những ngời đi trớc cùng những hiểu biết của ngời địa phơng, chúng tôi mạnh dạn xác lập các tiêu chí sau đây để nhận diện và khu biệt các thanh trong hệ thanh Nghi Lộc.