Các thanh điệu tiếng Nghi Lộc nói riêng, tiếng Nghệ Tĩnh nói chung

Một phần của tài liệu Miêu tả đặc trưng ngữ âm hệ thống âm thanh điệu nghi lộc (Trang 39 - 41)

có phẩm chất ngữ âm và hoạt động phù hợp với những biến thể thanh điệu của một bộ phận từ vựng Nghệ Tĩnh trong sự tơng ứng các thanh của tiếng Việt văn hoá. Sự đối ứng thanh điệu giữa thổ ngữ Nghi Lộc với tiếng Việt văn hoá thể hiện trong phát âm cũng nh ở các biến thể địa phơng của một bộ phận tự vựng diễn ra hết sức phức tạp. Trong phát âm, bốn thanh tiếng Nghi Lộc đợc thể hiện bằng những đặc điểm ngữ âm khác nhau trong từng vùng. Trong từ vựng, một bộ phận tự vựng Nghi Lộc có hiện tợng biến thanh mà mỗi thanh Nghi Lộc có thể đối ứng với nhiều thanh khác trong tiếng Việt văn hoá. Trong nhiều trờng hợp biến thể địa phơng trong hệ thanh Nghi Lộc khớp với các hiện tợng biến thanh trong từ vựng. Trớc hết, đối ứng có tính chất phổ biến đặc trng cho hệ thanh Nghi Lộc nói riêng, Nghệ Tĩnh nói chung là giữa thanh nặng và thanh ngã trong tiếng Việt văn hoá. Trong cách phát âm, thanh ngã tiếng Việt văn hoá nhất loạt đợc thay bằng thanh nặng. Tất cả các từ tiếng Việt văn hoá có thanh ngã đều tơng ứng với các từ Nghi Lộc mang thanh nặng. Đối ứng này phổ biến trên phạm vi toàn vùng Nghi Lộc và có ở tất cả các thổ ngữ khác trong phơng ngữ Nghệ Tĩnh nói chung. Trong từ vựng địa phơng hiện còn 12 từ có sự đối ứng thanh nặng - thanh ngã nh: lại / lỡi, mọi / muỗi, mạo / mũ, cợi / cỡi,

lộ / chỗ ... Theo Võ Xuân Trang, ở Bình Trị Thiên cũng có hiện tợng thanh ngã đ- ợc phát âm thành thanh nặng nhng chỉ có ở ba thổ ngữ Hớng Hoá, Thanh Hoá (Tuyên Hoá - Quảng Bình), Hạ Trạch (Bố Trạch - Quảng Bình). Tơng ứng thanh nặng - thanh ngã trong phơng ngữ Bình Trị Thiên chỉ xảy ra lẻ tẻ trong phát âm nhng không tồn tại trong từ vựng.

Trong phát âm, ngời Nghi Lộc có xu hớng nhập thanh sắc với thanh hỏi và thanh hỏi lại đợc thể hiện nh thanh sắc nhng trong từ vựng địa phơng thì cặp thanh điệu này chỉ thể hiện sự biến thanh ở một số từ lẻ tẻ. Cặp thanh ngang và thanh huyền cũng có sự đối ứng hai chiều trong phát âm và có gần 40 từ có biến thanh thể hiện tơng ứng này. Ví dụ: tra - già, ga - gà, khơi - cời ... và chiều ngợc lại trùn

- giun, còng - cong ... Nh vậy một thanh Nghi Lộc có thể tơng ứng với nhiều thanh trong tiếng Việt văn hoá nhng tập trung chủ yếu ở thanh nặng, thanh ngang.

Có thể nói diện mạo và sắc thái của hệ thanh Nghi Lộc đợc thể hiện ở một số thổ ngữ đặc biệt nh tiếng Nghi Ân, Nghi Đức, Phúc Thọ. ở đây cách phát âm hệ thanh điệu bị rối loạn, gần nh không còn sự phân biệt giữa các thanh với nhau. Trừ thanh ngang còn các thanh khác đợc thể hiện không giống với các thanh của tiếng Việt văn hoá, cũng không giống các thanh giọng Nghệ mà có một sắc thái riêng biệt, tạo thành một giọng điệu riêng gọi là "giọng Nghi Lộc". Nh thanh sắc không giống thanh sắc Bắc, cũng không giống thanh sắc Nghệ. Nếu thanh sắc Nghệ chuyển từ thanh ngang sang thanh hỏi hoặc nặng thì thanh sắc Nghi Lộc lại chuyển từ thanh ngang sang thanh huyền. Từ đó mới có giai thoại sau đây để phân biệt thanh sắc với thanh huyền "cà có cuống", tức quả cà lấy cuống làm chuẩn, khác với "cà có đuôi" tức con cá lấy đuôi làm chuẩn. So với giọng Bắc, về các thanh nh hỏi, ngã, nặng, ngời Nghi Lộc cũng phát âm không rõ nh thanh hỏi lại chuyển sang thanh sắc, thanh ngã chuyển sang thanh nặng ... Ngời nghe không quen, có cảm tởng nh giọng Nghi Lộc không có dấu nữa, hoặc hoà các dấu với nhau. Nói là giọng Nghi Lộc nhng giọng Nghi Lộc cũng không thuần nhất mà lại khác nhau ở từng làng. Dọc theo bờ biển về phía huyện Hng Nguyên có làng Yên Dũng và phía huyện Nghi Xuân cũng có khoảng mấy làng nh Đan Trờng, Đan Phổ, Đan Hải, Đan Uyên đều có ngời nói giọng giống nh giọng Nghi Lộc.Ngoài ra rải rác các nơi nh làng Thanh Lãnh, xã Đức Thanh (Đức Thọ) cũng có ngời nói giọng khó nghe, na ná nh giọng Nghi Lộc.

Nh vậy giọng nói Nghi Lộc quả là một hiện tợng cần đợc lu ý để nghiên cứu trong hệ thống tiếng nói Nghệ Tĩnh nói riêng và tiếng nói Việt Nam nói chung.

Các tơng ứng thanh điệu trong thổ ngữ Nghi Lộc có thể giải thích bằng sự diễn biến ngữ âm học nh trong phơng ngữ Nghệ Tĩnh nói chung. Thật vậy, xét về mặt âm điệu, các tơng ứng thanh điệu hầu hết đều tuân theo quy luật nhất định. Thanh bằng tơng ứng với thanh bằng: Thanh ngang - thanh ngang, thanh ngang - thanh huyền, thanh huyền - thanh huyền, thanh huyền - thanh ngang. Thanh trắc t- ơng ứng với thanh trắc: thanh hỏi - thanh hỏi, thanh hỏi - thanh ngã, thanh hỏi -

thanh sắc, thanh sắc- thanh nặng, thanh sắc- thanh hỏi, thanh nặng - thanh nặng, thanh nặng - thanh ngã. Nằm ngoài quy luật có các tơng ứng: thanh ngang - thanh sắc, thanh huyền - thanh ngã, thanh hỏi - thanh ngang, thanh nặng - thanh huyền. Về mặt âm vực, các thanh Nghi Lộc tơng ứng với tiếng Việt văn hoá chủ yếu là t- ơng ứng khác âm vực. Nếu nh trong tiếng Việt văn hoá có sự đối lập rõ ràng giữa âm vực cao và âm vực thấp thì trong tiếng Nghi Lộc, âm vực của các thanh xích lại gần nhau nên nét khu biệt về độ cao bị nhoè đi và chúng đều là những thanh thuộc âm vực thấp. Nhìn chung, hệ thanh Nghi Lộc thuộc hệ thanh điệu trầm, sâu, nặng nh hệ thanh Nghệ Tĩnh mà các nhà nghiên cứu đã đánh giá, nhận xét.

Những nét riêng biệt trong hệ thanh ở giọng Nghi Lộc đã đợc một số nhà nghiên cứu lý giải. Để trả lời cho câu hỏi nhân tố nào đã tạo nên giọng nói đặc biệt của Nghi Lộc, có ngời cho rằng ở đây có các nhân tố giọng Chàm vì ngày xa đất Nghi Lộc là nơi có ngời Chàm sinh sống. Theo cách giải thích của Bùi Văn Nguyên, thời Trần Minh Tông có hai ấp của họ Chế (dòng Chế Năng) ở Thu Lũng (Nghi Xá) và Cẩm Trờng (Nghi Trung) vùng Quán Hội. Hoàng Thị Châu, Phạm Đức Dơng cũng cho rằng Nghi Lộc xa có c dân là những ngời Nam Đảo (ngời Bồ Lô - Plau - đảo, ngời Chàm) vốn nói một ngôn ngữ không có thanh điệu nay nói tiếng Việt - một ngôn ngữ có thanh điệu nên mới có tình trạng rối loạn trong cách thể hiện thanh điệu. Có ngời cho rằng tiếng Nghi Lộc có yếu tố giọng Mờng, vì rằng gần đây ngời ta phát hiện một nhóm Đan lai trong nhóm Đa Lai - Li Hà (vốn có gốc Mờng hoặc Việt - Mờng cổ). ở ven biển Nghi Lộc, Nghi Xuân, một số địa danh có chữ "Đan" nh Cổ Đan ở Nghi Lộc hoặc Đan Trờng, Đan Phổ, Đan Hải, Đan Uyên thuộc huyện Nghi Xuân (Đặng Nghiêm Vạn, Nguyễn Anh Ngọc, 1975).

Hiện tợng thổ ngữ Hà Linh ở Hơng Khê ( Hà Tĩnh) phát âm hệ thanh giống giọng Nghi Lộc có thể giải thích theo cách giải thích của Hoàng Thị Châu (1989) đó là " sự trôi dạt của các thổ ngữ", có thể đó là kết quả của những cuộc chuyển c của một nhóm ngời từ địa bàn này sang địa bàn khác trong lịch sử.

Một phần của tài liệu Miêu tả đặc trưng ngữ âm hệ thống âm thanh điệu nghi lộc (Trang 39 - 41)