Âm vực thanh điệu đợc hiểu là "khoảng bậc cao độ mà ở đó thanh điệu đợc hiện thực hoá trong phát ngôn". Hoàng Cao Cơng (1989) còn phân biệt âm vực bao gồm âm vực chung và âm vực bộ phận. Về điều này, tác giả Nguyễn Văn Lợi đã chỉ rõ: "âm vực chung là khoảng bậc cao độ mà ở đó tất cả các thanh đợc hiện thực hoá, đợc xác định bằng khoảng cách giữa điểm thấp nhất và điểm cao nhất của các thanh. âm vực bộ phận là khoảng bậc cao độ mà ở đó từng thanh thể hiện, đợc xác định bằng khoảng cách giữa điểm thấp nhất và điểm cao nhất của Fo thanh đó" [26, tr.9].
Dựa trên cứ liệu Fo, các tác giả Hoàng Cao Cơng, Nguyễn Văn Lợi cho rằng giọng Bắc có âm vực chung rộng, có sự phân chia rạch ròi hai vùng âm vực bộ phận và nhờ sự rạch ròi này các thanh điệu đợc phân biệt theo nhóm cao và thấp khá cân đối. Ngợc lại, trong tiếng Nghi Lộc có vùng âm vực chung hẹp, vùng âm vực bộ phận của các thanh có sự phân biệt không lớn và không rõ ràng nên "gây ấn tợng thẩm nhận giọng nặng và có phần đơn điệu so với giọng Bắc và Nam". Chính vì vậy mà có ngời nói giọng Nghi Lộc nói bằng bằng, không phân biệt đợc âm vực của nó, giống nh ngời nớc ngoài nói tiếng Việt - không có dấu hoặc giữa các dấu không đợc phân biệt rõ ràng.
Tuy nhiên chúng tôi vẫn thấy sự đối lập âm vực cao - thấp của hệ thanh Nghi Lộc dợc thể hiện ở phần cuối thanh điệu, đặc biệt ở điểm kết thúc của các thanh. Thanh ngang Nghi Lộc là một thanh cao, cao độ xuất phát giống thanh ngang tiếng Việt văn hoá nhng điểm kết thúc lại cao hơn hẳn điểm xuất phát. Thanh huyền Nghi Lộc cao độ xuất phát hơi cao và kết thúc bằng cao độ xuất phát. Thanh sắc - hỏi đợc phát âm có cao độ xuất phát nh thanh huyền, hoặc có thể thấp hơn thanh huyền, cao độ kết thúc cao hơn hẳn cao độ xuất phát. Thanh nặng - ngã cao độ xuất phát thấp hơn hẳn thanh huyền, đồng thời điểm kết thúc của nó cũng thấp hơn thanh huyền. Mặt khác, nếu xét cách thể hiện trên bề mặt của hệ thống
thanh điệu Nghi Lộc thì quả đúng nh vậy, nhng nếu xét trong bề sâu của cấu trúc ngôn ngữ thì các thanh trong tiếng Nghi Lộc vẫn duy trì một cách tơng đối sự đối lập âm vực. Vậy là trong hệ thanh Nghi Lộc ta có thanh ngang, thanh sắc - hỏi ở âm vực cao đối lập với thanh huyền, thanh nặng - ngã ở âm vực thấp. Chính vì vậy, cũng nh các địa phơng khác, ngời Nghi Lộc vẫn dùng sự đối lập âm vực để thể hiện nguyên tắc cấu tạo từ láy nh: "ghê gang", " bầy hầy", "ngả ngớn", "bạ chạn" ... nh trong tiếng Việt văn hoá. Điều đó nói lên thổ ngữ Nghi Lộc vẫn có sự hành chức của các thanh điệu.