Đóng góp về mặt văn hoá giáo dục

Một phần của tài liệu Lịch sử văn hoá dòng họ ngô ở can lộc ( hà tĩnh ) từ thế kỷ XV đếnnay ( 2007 ) (Trang 82 - 109)

- Chi chín: Tiên tổ Dật Võ hầu Ngô Phúc Trị con thứ 9 Tào Quận công Ngô Phúc Vạn Ngô Phúc Trị lên 10 tuổi mất cha, sau bị lạc mẹ trong chiến

3.4. Đóng góp về mặt văn hoá giáo dục

Trong quá trình hình thành và phát triển, họ Ngô Can Lộc đã có những đóng góp đáng ghi nhận cho quê hơng và dân tộc trong lĩnh vực văn hoá giáo dục. Trớc hết, nét đẹp truyền thống khoa bảng của họ Ngô đã minh chứng rằng Can Lộc quả là đất "địa linh nhân kiệt". Họ Ngô không những góp phần khẳng định tầm vóc của nền giáo dục khoa cử Can Lộc mà còn tích cực mở mang, phát triển nền giáo dục quê hơng bằng con đờng mở trờng để truyền dạy chữ nghĩa, tiêu biểu nh Ngô Phúc Ngôn, Ngô Phùng, Ngô Đức Kế, Ngô Đức Hồng…

Đời sống vật chất, đời sống tinh thần và đời sống tâm linh là ba đời sống cơ bản của con ngời. Một trong những chức năng quan trọng của văn hóa là bồi đắp đời sống tinh thần và đời sống tâm linh. Họ Ngô trải qua gần 6 thế kỷ sinh cơ lập nghiệp đã góp phần phát triển đời sống tinh thần và đời sống tâm linh cho nhân dân Can Lộc. Dới triều Lê, đạo giáo rất thịnh hành ở Thiên Lộc. Họ Ngô ở Trảo Nha có nhiều ngời theo đạo giáo, tiêu biểu nhất là Ngô Phúc Vạn. Ngô Phúc Vạnkhông chỉ là một vị tớng giỏi khi cầm quân mà còn là ngời nặng lòng

với quê hơng. Những năm tháng cuối đời ông cho xây dựng am Phúc Quy. Ngô Phúc Vạn do đợc Hoàng quân đạo s truyền phép thuật tu hành nên ông còn đứng ra giảng giải về đạo. Muốn góp phúc cho nớc nhà, phúc cho muôn dân, phúc cho con cháu, phúc cho giống nòi nên Ngô Phúc Vạn đã đặt tên cho am là Phúc Quy. Hiện nay am Phúc Quy vẫn còn ở Mỹ Lộc - Can Lộc - Hà Tĩnh. Ngô Phúc Vạn đợc dân làng coi là phật, thờng gọi là "Thái bảo bụt". Bài văn bia am Phúc Quy viết: "Thờng nghe nói đạo truyền lại phải có gốc. Những kẻ học đạo là ngời nhận đợc chân truyền chính pháp đây? Xem chỉ có chân nhân tên là Phúc mỗ … Chân nhân … mang tố chất của âm dơng, trời đất, sông núi, trăng sao hun đúc nên vẻ linh tú của ngời khác thờng, có tiên phong đạo cốt, cử chỉ chính đại quang minh, hiểu rộng học nhiều, thánh kinh hiền truyện đều đến độ tinh diệu, binh thao tớng lợc đều đạt đến độ cao sâu. Năm vừa mới lớn, gặp đợc Hoàng quân tôn s luyện phép bùa chú ở đan đài. Mỗi khi nghe bàn về đạo học , cõi tâm linh nh đợc rộng mở … Chí sâu biết đền đáp, công thần biết gọn gom, sáng suốt hơn ngời, biết thề nào là đủ. Rõ đạo ngời quân tử, giữ trọn đợc thân. Nhớ đến lời hẹn xa cùng Hoàng Thạch vui vầy với cảnh núi xanh. Với mảnh đất này, bầu trời riêng biệt. Trông đầu ngọn núi, hình dung ra cánh phợng long, nhũ đá trong hang trông ngỡ con rùa đang bò trên gò. Phảng phất hơng thơm bên mình đều là cỏ lạ chi lan nhảy nhót đẹp sao, trân cẩm bảo thú. Rõ ràng là một thế giới thần tiên. Dựng ngôi gác quý, trên thờ Tam tài phủ quân, giữa thờ các bậc tôn s, đặt cỗ chay cúng vào những ngày sóc vọng. Để ba mơi mẫu ruộng tốt dùng vào hơng khói quanh năm. Giao cho hơn mời ngời chay tịnh trông nom việc này. Tự hiệu là Huân Dơng chân nhân, còn giảng giải về đạo, muốn góp phúc cho nớc nhà, phúc cho muôn dân, phúc cho con cháu, phúc cho nòi giống, nên đặt tên cho am là Phúc Quy… Chân nhân gia truyền y bát, nhà lắm ngời tài giỏi, ở nơi rộng rãi trong trời đất, đứng nơi ngay thẳng trong thiên hạ, làm những việc mà mọi ngời cho là hay, là phải". Đạo đức cao vời, dáng vẽ trang nghiêm nhng lại vui với cảnh thần tiên đạo giáo…" (Theo "Hoan châu Thạch

Hà Trảo Nha Ngô tộc truyền gia tạp lục" của tiến sĩ Ngô Phúc Lân, soạn năm Mậu Thìn 1746 - bản dịch của Ngô Đức Thắng).

Con trai Tào quận công Ngô Phúc Vạn là Nhuận quận công Ngô Phúc Thêm là một ngời rất sùng đạo giáo. Truyền gia tạp lục còn chép về ông: "…

Biết pháp thuật Đạo gia, nghe ở Thiên trù có pháp s, sai ngời đến xin học. Pháp s khuyên không nên theo, bèn đi tìm thầy khác mà học. Khi về đến châu Hoan, ngồi trên lầu cao xem xét có thần kinh vạn đội, hàng ngũ chỉnh tề, đi trên đờng lớn, hoặc tập trận, hoặc về dinh, đi đứng rất đàng hoàng. Hàng đêm cắm cờ đốt đuốc, luyện tập nh thờng… Khi mất, linh ứng, xng là Thiên cơng đại tớng quân, đốt miếu thần làng Hùng Ngạn, đợc thờ làm Phúc thần".

Theo phả hệ họ Ngô, năm 1625 Tào quận công Ngô Phúc Vạn nằm ngủ ở quê nhà, mơ thấy một ngời ăn mặc kiểu phơng bắc, đến cầu xin tu bổ nhà miếu ở trên rú Nghèn. Tỉnh giấc mơ, ông đốt hơng khấn nguyện rằng: nếu có linh thiêng giúp đợc việc thì sẽ dựng lại miếu điện cho tử tế. Năm ấy đi đánh dẹp ở Thái Nguyên, Cao Bằng Tào quận công bắt sống đợc vua Mạc (Mạc Kính Cung) về khải lên chúa Trịnh xin lập đền thờ, phong Linh nha Sơn Nhạc Hiển - ng đại vơng. Nh vậy Ngô Phúc Vạn là ngời đã có công lao trong việc tu sửa đền Linh Nha để thờ thần Linh nha đại vơng. Tiếc là theo thời gian và sự thăng trầm thời cuộc di tích lịch sử văn hoá này không còn nữa.

Ngô Đăng Minh thuộc dòng dõi họ Ngô Trảo Nha, là hậu duệ của Ngô Phúc Ngôn. Để tránh binh đao trả thù của nhà Mạc, Ngô Phúc Ngôn đã chạy lên lánh nạn ở Hơng Khê lập nên một chi họ Ngô ở đó. Sau ngày đánh tan giặc Bồn Man giữ vững biên cơng Ngô Đăng minh đã tổ chức con em trong vùng đ- ợc học hành, lập đền thờ nữ thần Đại Càn để dân trong vùng thờ phụng, cầu an bình thịnh vợng, khai tâm từ thiện cho dân, trừ bỏ loạn tặc đạo chính. Đây đợc xem là một trong những đóng góp lớn của Ngô Đăng Minh nói riêng và dòng họ Ngô nói chung về mặt văn hoá giáo dục đối với quê hơng mình.

Hệ thống từ đờng họ Ngô ở Can Lộc đợc xây dựng, trùng tu, bảo tồn và hơng khói phụng thờ đều đặn cũng đã phần nào nuôi dỡng đời sống tâm linh của hậu duệ gia tộc, nhắc nhở ngời ta hớng về cội nguồn, nhen nhóm và cũng cố ý thức gia tộc. Con cháu có ý thức về tộc họ của mình mới có thể nói đến yêu quê hơng, đất nớc đợc. ý thức gia tộc này đợc củng cố cũng có tác dụng kích thích gia tộc khác nhìn nhận lại mình và đa ra giải pháp cần làm. Tuy nhiên, nâng cao ý thức gia tộc không có nghĩa là gây mất đoàn kết, chia rẽ, mà trên cơ sở đó, các gia tộc cùng hợp tác giúp nhau phát triển và xây dựng quê hơng.

Hậu duệ Ngô Phùng (1805-1863) tuy chỉ đỗ cử nhân nhng học rộng, tài cao nên từ Hậu bổ Hà Nội, Đốc học Bắc Ninh đợc sung chức Kinh diên giảng quan sau đợc thăng hàm Trớc tác, chức Thị độc thuộc Viện Tập hiền, chuyên đọc duyệt các bài thơ lịch sử của vua Tự Đức. Đến con trai ông là Ngô Huệ Liên (1840-1912) đỗ cử nhân, từng làm Hậu bổ ở Kinh, Đốc học Quảng Ngãi, sau sung chức Toản tu Quốc sử quán. Chính hai ngời này đã xây dựng cho họ Ngô một viện sách lớn, tuy không bằng th viện Long Cơng của cụ Cao Xuân Dục ở Nghệ An nhng có thêm nhiều sách Âu - Mỹ. Về sau con trai Ngô Huệ Liên là Ngô Đức Kế đã xây dựng viện sách thành một th viện đặt tại ngôi nhà hai tầng mới xây sau khi ông đỗ thi Hơng (1897). Th viện rất nhiều sách, trớc hết là các sách cụ Huệ Liên ở Huế chuyển về. Chỉ riêng bộ "Đại Nam thực lục, tiền biên, chính biên" đã đựng chật cả hai dãy tủ dài. Nhng phải bí mật nhất là các sách chép truyền tay các bản "Điều Trần" của Nguyễn Trờng Tộ, bài "Thiên hạ đại thế luận" của Nguyễn Lộ Trạch, có thể coi là tiếng nói của những trí thức nớc ta thức tỉnh đầu tiên trong đêm trờng tối đen của đất nớc đang chìm đắm trong bế quan toả cảng, hầu nh không hay biết những chuyển biến lớn lao trên trờng quốc tế. Đáng quý nữa là các Tân th Trung Quốc - món ăn tinh thần đợc các trí thức Nho học bấy giờ hết sức ham chuộng. Đó là các tác phẩm nh "Vạn ngông th" của Khang Hữu Vi và Lơng Khải Siêu (1888), các cuốn nh "Trung Quốc hồn", "Trung ngoại kỷ văn". các bài báo chí nh "Thanh nghị báo", "Tân

Dân tùng báo", "Thời vụ báo" của Lơng Khải Siêu… Bằng những áng văn hùng hồn sục sôi nhiệt huyết, Khang - Lơng phê phán chế độ phong kiến bảo thủ, đề xuất cải cách quân chủ lập hiến, chủ trơng học tập văn minh phơng Tây. Ngoài ra th viện còn có các sách nói về cải cách duy tân của Nhật Bản nh các cuốn "Nhật Bản duy tân tam thập niên sử" của TakaymaRinio, "Đông Trung chiến kỷ" của YoungAllen giới thiệu thành tựu của công cuộc Duy Tân thời vua Minh Trị, đa Nhật Bản lên địa vị một quốc gia phú cờng… Việc xây dựng th viện sách này có thể xem nh một nét đáng ghi nhận nữa của ngời họ Ngô góp phần phát triển đời sống văn hoá tinh thần cho quê hơng, nâng cao nhận thức cũng nh học vấn cho nhân dân. Mặt khác việc làm này còn đa nhân dân tiếp cận với nền văn minh mới - văn minh phơng Tây để từ đó có thể nhận diện ra kẻ thù, chống lại kẻ thù.

Không chỉ xây dựng th viện ở quê nhà, Ngô Đức Kế còn hăng hái xây dựng một nền chánh học cho đất nớc thông qua các tác phẩm văn học, triết học của mình. Chỉ tiếc rằng ông đang hăm hở với sự cống hiến cho quê hơng, dân tộc thì bị bệnh nặng và qua đời vào cuối năm 1929.

Góp phần làm phong phú thêm nến văn hóa quê hơng còn có gơng mặt Ngô Xuân Diệu. Với những tác phẩm thơ, văn nổi tiếng của mình ông đã làm cho nền văn học nớc nhà thêm phong phú, làm trong sáng hơn vốn từ ngữ dân tộc.

ý thức gia tộc của ngời họ Ngô không ngừng đợc củng cố đã trở thành một nét đẹp văn hoá. Đó cũng là sự bồi đắp cho văn hoá Can Lộc bởi văn hoá mỗi dòng họ đợc gìn giữ và phát huy nghĩa là góp thêm hơng sắc cho cả vờn hoa. Điều đó không mâu thuẫn với việc củng cố khối đại đoàn kết, gây chia rẽ giữa các dòng họ mà chính là mỗi dòng họ tự khẳng định vị trí của mình. Nếu một dòng họ làm tốt, những dòng họ khác cũng có thể học hỏi, vận dụng sáng tạo trong việc gìn giữ và phát huy văn hoá truyền thống của dòng họ mình.

Họ Ngô cũng là một trong số những dòng họ ở Việt Nam biến đợc ý định đa các cành nhánh gia tộc trên khắp các vùng miền đất nớc quy tụ về một gốc thành hiện thực. Đờng Lâm - Hà Nội là điểm quy tụ triệu triệu tấm lòng con cháu từ mọi nẻo đờng, từ các chi phái tìm về cội nguồn dòng tộc. Ngày 21 tháng 1 (ngày giỗ vơng Ngô Quyền) hàng năm đợc chọn làm ngày họp mặt gặp gỡ con cháu dòng tộc họ Ngô khắp cả nớc. Ban liên lạc họ Ngô Việt Nam đợc thiết lập và đi vào hoạt động đã thu đợc nhiều thành quả. Ban nghiên cứu biên khảo phả tộc họ Ngô toàn quốc cũng đã ra đời gồm những công trình đồ sộ để su tầm, tập hợp, xác minh gia phả ở các chi phái và biên khảo thành hệ thống phả tộc họ Ngô Việt Nam. Điều đáng nói hơn cả chính là con cháu họ Ngô với quan niệm xem việc họ là việc nhà, họ tự nguyện gánh vác công việc tuỳ theo khả năng của mình, làm việc có trách nhiệm. Ngời họ Ngô chung tay góp sức khôi phục và bảo tồn các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể mà tổ tiên để lại. Những ngời họ Ngô luôn nhiệt tâm, trăn trở với việc họ. Có thể hiểu đợc nổi day dứt của những ngời tâm huyết muốn truyền cho con cháu biết tổ tiên là ai, từ đâu đến; có thấy đợc nổi niềm của những ngời của những ngời trú ngụ ở phơng xa không đợc biết gốc gác, họ hàng mới thấm thía thế nào là giá trị của cội nguồn.

Hậu duệ tiêu biểu nhất của họ Ngô Can Lộc đợc ngời họ Ngô Can Lộc và họ Ngô toàn quốc biết đến và kính trọng là ông Ngô Đức Thắng. Ông đã mấy chục năm tìm về cội nguồn, ông đi khắp đất nớc thu thập hàng trăm phả liệu, thần tích, sắc phong, đối liễu, thành kính dâng hơng ở các đến đài, từ đờng Ngô tộc… Với vốn Hán học uyên thâm, ông là ngời có công đầu trong việc dịch thuật các phả hệ họ Ngô từ chữ Hán sang tiếng Việt, là tác giả của nhiều công trình về phả hệ họ Ngô Việt Nam và họ Ngô Trảo Nha. Ngô Đức Thắng đồng thời là trởng ban liên lạc họ Ngô Việt Nam đầu tiên. Và chúng ta tin tởng rằng các thế hệ họ Ngô về sau sẽ kế thừa, đảm đơng hoàn thành đợc những điều mà các bậc tiền nhân theo đuổi.

Tiểu kết chơng 3:

Trải qua gần 6 thế kỷ sinh cơ lập nghiệp qua bao thăng trầm biến thiên của lịch sử, họ Ngô đã có những đóng góp về chính trị - xã hội; kinh tế; quân sự và văn hoá - giáo dục cho quê hơng và dân tộc. Những đóng góp đó không đồng đều ở tất cả các lĩnh vực. Từ xa xa họ Ngô đã đợc xem là dòng họ võ tớng nên những đóng góp trên mặt trận quân sự xem ra là rõ nét nhất. Tuy nhiên dù ở mức độ nào thì những lĩnh vực ấy cũng đã giúp họ Ngô khẳng định đợc vị trí của mình trong đại gia đình các tộc họ trên quê hơng Can Lộc (Hà Tĩnh).

kết luận

Qua việc nghiên cứu lịch sử văn hoá dòng họ Ngô ở Can Lộc, chúng tôi rút ra một số kết luận nh sau:

1. Dòng họ Ngô ở Can Lộc phát tích từ vùng châu Phúc Lộc, tức vùng Cửa Sót - Hà Tĩnh ngày nay. Khởi tổ của dòng họ Ngô Việt Nam là Ngô Nhật Đại. Năm 722 Ngô Nhật Đại tham gia cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan. Sau khi cuộc khởi nghĩa thất bại ông chuyển c ra Châu ái - Thanh Hóa lập nghiệp bằng nghề nông. Một hậu duê đời thứ 22 của họ Ngô Việt Nam là Ngô Lợi sau những thăng trầm của lịch sử đã về Can Lộc sinh cơ lập nghiệp vào khoảng năm 1445. Trải qua khoảng 563 năm định c và phát triển với 22 đời (tính từ cụ tổ Ngô Lợi tức Ngô Nớc), ngày nay con cháu họ Ngô tơng đối đông, sinh sống hầu khắp các xã trong huyện Can Lộc và nhiều huyện trong tỉnh cũng nh một số tỉnh, thành phố khác. Họ Ngô đã xác lập đợc vị thế của mình giữa nhiều dòng họ lớn trên mảnh đất Can Lộc.

2. Dòng họ Ngô ở Can Lộc để khẳng định đợc diện mạo của mình đã từng bớc hình thành và phát triển truyền thống văn hóa quý báu qua các thế hệ. Đó là truyền thống yêu nớc, là truyền thống hiếu học và khoa bảng.

Dới thời phong kiến truyền thống yêu nớc đợc biểu hiện ở chỗ khi là bề tôi của một triều đại con cháu họ Ngô không ngần ngại hy sinh, quyết tâm chiến đấu vì sự tồn vong của chế độ, xứng đáng là "tôi trung". Cuối thế kỷ XIX, con cháu họ Ngô một lòng một dạ cùng nhân dân cả nớc chống Pháp giành độc lập dân tộc. Nối tiếp truyền thống yêu nớc, trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc con cháu họ Ngô cùng mấy chục triệu đồng bào kháng Pháp. Nổi bật nh Ngô Đức Thiệu tham gia phong trào Đông Du do Phan Bội Châu khởi x-

Một phần của tài liệu Lịch sử văn hoá dòng họ ngô ở can lộc ( hà tĩnh ) từ thế kỷ XV đếnnay ( 2007 ) (Trang 82 - 109)