Nghề làm chiếu có

Một phần của tài liệu Lịch sử văn hoá dòng họ ngô ở can lộc ( hà tĩnh ) từ thế kỷ XV đếnnay ( 2007 ) (Trang 68 - 71)

- Chi chín: Tiên tổ Dật Võ hầu Ngô Phúc Trị con thứ 9 Tào Quận công Ngô Phúc Vạn Ngô Phúc Trị lên 10 tuổi mất cha, sau bị lạc mẹ trong chiến

2.5.2. Nghề làm chiếu có

Nghề làm chiếu cói đợc coi là một trong những nghề truyền thống của dòng họ Ngô ở Can Lộc. Làng Kỳ Lạc cũ nay có tên xóm Nam Sơn thị trấn Nghèn - Can Lộc và một số xóm Vĩnh Long, Hồng Quang, Nam Thịnh… thuộc xã Tiến Lộc - Can Lộc là địa bàn trớc đây chuyên sản xuất chiếu cói. Từ những sợi đay đơn sơ nhng qua bàn tay khéo léo, tài hoa của những ngời họ Ngô đã trở thành những chiếc chiếu trắng, chiếu hoa, chiếu trổ, chiếu bông, chiếu nổi…

rực rỡ, mịn màng và bền chắc. Ngời họ Ngô trong quá trình làm chiếu cói đã đúc kết nên những kinh nghiệm hết sức quý báu. Qua tìm hiểu những ngời họ Ngô chúng tôi đợc biết để làm đợc một chiếc chiếu cói yêu cầu trớc tiên là phải lựa chọn nguyên liệu. Nguyên liệu làm chiếu phải lấy từ những vùng cói, vùng đay mọc ven sông. Có rất nhiều loại chiếu mỗi loại có công đoạn xử lý nguyên liệu và cách dệt khác nhau. Chiếu cói của dòng họ Ngô thực sự là một "bức tranh hài hòa về màu sắc" của những "họa sĩ nông dân". Để hình ảnh, màu sắc ít phai phải mất khá nhiều công đoạn. Trớc tiên là chọn sợi lác về nhuộm phẩm với đủ loại màu xanh, đỏ, tím, vàng Để màu nhuộm chính xác, khó phai thì…

phải nấu phẩm lên, nhúng từng chùm nhỏ vào, tùy theo độ đậm nhạt mà có thể nhúng 2-3 lần trở lên. Lác nhuộm phẩm xong phải phơi cho đủ nắng, không quá gắt vì dễ dòn gãy, cũng không quá dịu vì dễ ẩm mốc. Lác dùng để dệt phải ửng màu xanh, dệt xong đem phơi sẽ cho ra màu trắng sáng. Sợi lác còn dài, không chắp nối thì sẽ cho ra những chiếc chiếu mịn màng. Loại cây để làm khổ và thoi dệt chiếu thờng là cây cao già vì có độ bền, nhẹ và thẳng. Để dệt một chiếc

chiếu cần có hai ngời: một ngời giữ khổ, một ngời cầm thoi. Tùy theo hình dáng hoa văn mà ngời dệt sẽ điều khiển mặt cửi chạm nổi âm dơng, mắc cửi đơn hoặc kép cho phù hợp. Bàn tay khéo léo điều khiển sợi đay lúc nâng lên, lúc chìm xuống, cải ba, cải hai để cho ra các hình hoa văn thật ăn khớp nhau. Nghề…

làm chiếu cói đã có từ những thế kỷ trớc nhng vào những năm 1949-1950; 1992-1993 phong trào làm chiếu cói nở rộ thu hút nhiều hộ gia đình họ Ngô tham gia. Trớc đây địa bàn tiêu thụ chiếu cói không chỉ bó hẹp trong tỉnh mà còn lan ra các tỉnh khác chủ yếu là các tỉnh từ Hà Tĩnh trở vào.

Cùng với sự biến đổi của nền kinh tế Việt Nam và nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của con ngời thì nghề làm chiếu cói cũng bị mai một dần. Hiện nay địa bàn làm chiếu cói bị thu hẹp. Xóm Nam Sơn - thị trấn Nghèn - Can Lộc là nơi duy nhất còn duy trì sản xuất chiếu cói. Số hộ gia đình họ Ngô tham gia sản xuất chiếu cói còn rất ít ỏi.

"Truyền thống là biểu hiện tính kế thừa của lịch sử","là những yếu tố di tồn của văn hoá xã hội truyền từ đời này qua đời khác…". Nói đến truyền thống là nói đến sự chuyển giao, nhng trong một số trờng hợp đặc biệt, một vài yếu tố truyền thống không còn đợc lu giữ mà bị mất đi và bị thay thế bởi cái tân tiến là hiện tợng hợp quy luật xã hội. Có sự khác biệt giữa sự thay thế mang tính tất yếu để phát triển và sự thay thế kiểu cháp vá tuỳ tiện, ngẫu nhiên, làm xói mòn văn hoá truyền thống. ở đây, nghề truyền thống của họ Ngô bị mai một cũng có thể xem là hiện tợng hợp quy luật phát triển kinh tế. Tuy nhiên, dới góc độ giá trị tinh thần, đó vẫn là một sự mất mát không khỏi ngời ta nuối tiếc.

Tiểu kết chơng 2:

Mỗi dòng họ trên nớc Việt Nam trong quá trình hình thành và phát triển đều đã tạo nên truyền thống văn hoá của dòng họ mình và có ý thức gìn giữ, phát huy những nét đẹp đó. Họ Ngô ở Can Lộc - Hà Tĩnh qua gần 6 thế kỷ sinh cơ lập nghiệp đã khẳng định văn hoá truyền thống quý báu của dòng họ mình. Đó là truyền thống trung nghĩa, yêu nớc; là truyền thống hiếu học, trọng văn, trọng võ; đó là văn hoá nghề, những di sản văn hoá có giá trị nh phả tộc, bia ký, đền thờ, thơ văn. Mỗi nét văn hoá là một thành tố quan trọng vừa có tính độc lập tơng đối, vừa kết hợp hài hoà với nhau ngoài một thể thống nhất kiến tạo nên diện mạo văn hoá truyền thống họ Ngô Can Lộc - Hà Tĩnh.

chơng 3

đóng góp của dòng họ ngô (Can Lộc) cho quê hơng và dân tộc

Một phần của tài liệu Lịch sử văn hoá dòng họ ngô ở can lộc ( hà tĩnh ) từ thế kỷ XV đếnnay ( 2007 ) (Trang 68 - 71)