Một số tác giả, tác phẩm khác

Một phần của tài liệu Lịch sử văn hoá dòng họ ngô ở can lộc ( hà tĩnh ) từ thế kỷ XV đếnnay ( 2007 ) (Trang 51 - 53)

- Chi chín: Tiên tổ Dật Võ hầu Ngô Phúc Trị con thứ 9 Tào Quận công Ngô Phúc Vạn Ngô Phúc Trị lên 10 tuổi mất cha, sau bị lạc mẹ trong chiến

2.2.3.Một số tác giả, tác phẩm khác

Ngoài hai gơng mặt tiêu biểu Ngô Đức Kế và Ngô Xuân Diệu thơ văn họ Ngô Can Lộc còn có sự đóng góp của một số tác giả nh Ngô Phúc Lâm, Ngô Phùng, Ngô Đức Đệ, Ngô Đức Mậu, Ngô Xuân Sanh…

Ngô Phúc Lâm là tác giả các cuốn sách "Trảo Nha Ngô thị truyền gia tạp lục", "Phạm tiên ông tiểu truyện". Gia phả họ Ngô Trảo Nha còn ghi lại 10 bài thơ chữ Hán "Bàn a sơn thập vịnh" và 4 bài thơ Nôm "Dạy con'. Dới đây là bài thơ thứ 2

Dùi mài ra sức mới hầu nên. Trăng hoa cờ bạc màng mê mải, Đèn sách văn chơng sá tập rèn. Ngay thẳng ấy dòng tu cẩn nậm Giàu sang là phận chớ bon chen. Ngời sinh ắt hẳn trời không phụ, Nhà sáng trâm anh dõi dõi nền. "

Hậu duệ Ngô Phúc Lâm là Ngô Phùng tự Nguyên Trọng, ngời Trảo Nha nay là Can Lộc - Hà Tĩnh. Năm 1850 triều đình kén ngời tài giỏi về văn học, ông đợc cử vào bậc nhất, bổ vào Tập hiền viện, sau ra làm đốc học tỉnh Bắc Ninh và đợc cử duyệt bộ "Vịnh sử phú". Tác phẩm của ông chính là "Vịnh sử phú" (văn).

Góp phần làm phong phú thêm nền thơ văn họ Ngô Trảo Nha còn có Ngô Đức Đệ. Ngô Đức Đệ có tập hồi ký 160 trang "Từ Hà Tĩnh đến nhà đày KomTum" (Xuất bản tại KomTum năm 1905).

Ngô Đức Mậu (1908-1986) hiệu Tùng Xuyên là nhà báo có tên tuổi, đợc nớc ta và các nớc tặng nhiều huân chơng và huy chơng. Ông viết khá nhiều thơ, nhất là thời gian bị cầm tù. Nhiều bài thơ của ông đã đợc tập hợp và in thành tập "Non nớc" gồm 224 trang. Một số bài đợc dịch đăng trên một số báo ở nớc ngoài. Ngô Đức Mậu cũng là ngời biên soạn, giới thiệu tập thơ "Ngắm non Hồng" của Võ Liêm Sơn.

Tịnh Hà tên thật là Ngô Xuân Sanh, em trai nhà thơ Ngô Xuân Diệu, quê ở Trảo Nha - Can Lộc nay. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp Ngô Xuân Sanh hoạt động tại Chi hội văn nghệ liên khu 5, sau năm 1954 ở lại vùng tạm chiếm miền Nam, viết báo, viết văn. Một số tác phẩm tiêu biểu của Ngô Xuân Sanh là: "Tình yêu sân khấu" (tiểu thuyết), "Đi hoang" (tự truyện)…

Qua quá trình tìm hiểu sự nghiệp thơ văn dòng họ Ngô Can Lộc, chúng ta thấy đó là một khối lợng tác phẩm lớn, với nhiều tác giả, tác phẩm tiêu biểu. Các

tác phẩm thơ văn của các tác giả họ Ngô Can Lộc là sản phẩm tinh thần, là kết tinh của sức sáng tạo đồng thời là cầu nối giữa ngời xa và thế hệ hôm nay.

Một phần của tài liệu Lịch sử văn hoá dòng họ ngô ở can lộc ( hà tĩnh ) từ thế kỷ XV đếnnay ( 2007 ) (Trang 51 - 53)