Ngô Xuân Diệu và các tác phẩm

Một phần của tài liệu Lịch sử văn hoá dòng họ ngô ở can lộc ( hà tĩnh ) từ thế kỷ XV đếnnay ( 2007 ) (Trang 49 - 51)

- Chi chín: Tiên tổ Dật Võ hầu Ngô Phúc Trị con thứ 9 Tào Quận công Ngô Phúc Vạn Ngô Phúc Trị lên 10 tuổi mất cha, sau bị lạc mẹ trong chiến

2.2.2.Ngô Xuân Diệu và các tác phẩm

Xuân Diệu, họ Ngô (1916-1985), là con trởng cụ tú kép Ngô Xuân Thụ, quê xã Trảo Nha nay thuộc huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh và cụ bà Nguyễn Thị Hiệp ngời vạn Gò Bồi, xã Tùng Giản - Tuy Phớc - Bình Định. Ngô Xuân Diệu từng là một nhà hoạt động văn hoá xã hội tích cực, là đại biểu Quốc hội, Uỷ viên Ban chấp hành Hội văn nghệ Việt Nam, Hội nhà văn Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng thơ của Hội; Uỷ viên Uỷ ban Trung ơng liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam, Uỷ viên BCH Hội hữu nghị Việt Xô; Viện sĩ Viện hàn lâm nghệ thuật của cộng hoà dân chủ Đức… Ngô Xuân Diệu đợc nhà nớc tặng Huân chơng Độc lập hạng nhất, Huân chơng Kháng chiến hạng nhất, Huân chơng Kháng chiến chống Mỹ cứu nớc hạng nhất và đợc truy tặng giải thởng Hồ Chí Minh (đợt 1).

Ngô Xuân Diệu nhà hoạt động văn hoá xã hội tích cực nhng điều đầu tiên mà ngời ta biết đến ông chính là một nhà thơ xuất sắc trong phong trào thơ mới ở thế kỷ XX.

Ngay khi bài thơ đầu tiên gửi đến báo Phong Hóa, Thế Lữ đã nhận xét: Xuân Diệu là thi sĩ có một tâm hồn đằm thắm và rất dễ cảm xúc. Trong bài tựa viết cho "Thơ thơ" (1938) Thế Lữ lại reo lên: "Thơ thơ là cụm đầu mùa chàng tặng cho nhân gian. Và từ đây chúng ta đã có Xuân Diệu". Vũ Ngọc Phan trong sách "Nhà văn hiện đại" cũng có nhận xét: "Ngời ta thấy thơ Xuân Diệu đằm thắm, nồng nàn nhất trong tất cả các thơ mới" [31,169]. Chính cái đằm thắm, nồng nàn, cái lạ trong thơ Xuân Diệu đã làm cho nhiều thanh niên ngây ngất.

Cùng với hai tập thơ, Xuân Diệu còn có tập truyện ngắn "Phấn thông vàng" và nh tác giả viết trong lời tựa: "ở đây chỉ có một ít đời và rất nhiều tâm hồn".

Xuân Diệu là nhà thơ lãng mạn trớc khi đến với cách mạng. Nhng Xuân Diệu là một ngời của đời, một ngời ở giữa loài ngời. Lầu thơ của ông xây dựng trên đất của một tấm lòng trần gian, ông không trốn tránh lại còn quyến luyến cõi đời. Do đó, Ngô Xuân Diệu hăm hở đi vào cách mạng nh một chiến sỹ tiên phong mặc dù đôi lúc không khỏi vớng mắc dằn vặt, nuối tiếc cái cũ nh nhà thơ bộc lộ trong "Những bớc đờng t tởng của tôi".

Cách mạng tháng Tám thành công, Xuân Diệu có ngay khúc tráng ca "Ngọn quốc kỳ", "Hội nghị non sông" chào mừng Quốc dân đại hội đầu tiên của nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà và những bài thơ đã kích bọn phản động Việt quốc, Việt cách. Các tác phẩm này đánh dấu một giai đoạn chuyển biến đặc biệt trong t tởng Xuân Diệu. Khi thực dân Pháp đánh chiếm Nam Bộ, toàn dân kháng chiến ngòi bút Xuân Diệu lại rộng mở và từ đó ông đã "cùng xơng thịt với nhân dân", "cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu " để có một sự nghiệp văn học đồ sộ. Sự nghiệp mà Ngô Xuân Diệu để lại bao gồm những tác phẩm chính: Thơ thơ (thi tập); Phấn thông vàng (tập truyện ngắn); Gửi hơng cho gió; Non sông; Mẹ con…Các công trình nghiên cứu tiêu biểu nh: Thơ văn Nguyễn Khuyến; Thơ Hồ Xuân Hơng; Thơ Nguyễn Du… Và rất nhiều công trình nghiên cứu tiểu luận, lý luận phê bình khác. Chỉ tính riêng các tác phẩm lý luận phê bình đã có thể gọi Ngô Xuân Diệu là một "đại gia".

"…Xuân Diệu đã làm chói ngời hơn lên nữa những tên tuổi lớn nh Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hơng, đến Tú Xơng, Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu bình giá các tác giả thơ trong nớc và giới thiệu các tên tuổi lớn của nớc ngoài, các công trình nghiên cứu của Xuân Diệu không chỉ có giá trị ở ma lực, đặc biệt của ngôn ngữ và văn phong, mà có giá trị ở tính bao quát và sự đạt tới chân lý trong nhiều tác phẩm. Các tác phẩm đi sâu vào nghề nghiệp làm thơ của

Xuân Diệu là cả một kho tàng kinh nghiệm quý báu rút ra từ thực tiễn và vốn học thức uyên bác của anh. Xuân Diệu viết truyện ngắn, viết bút ký, dịch thuật, trong lĩnh vực nào anh cũng đạt tối đa mức xuất sắc, nhng hoạt động sáng tác vẫn là chủ yếu, sáng tác chủ yếu của anh vẫn là thơ. Thơ anh là tiếng ca của một trái tim dào dạt yêu đời, yêu ngời, yêu nớc, yêu dân…" (Điếu văn)

Về giá trị thơ văn Ngô Xuân Diệu đã có hàng loạt bài, hàng loạt sách trong và ngoài nớc nói đến, điều mà ngời ta hay nhắc và nhà thơ thích nhất là "Xuân Diệu nhà thơ tình yêu".

Xuân Diệu làm thơ, viết nghiên cứu, bình luận, giới thiệu thơ, ông còn đi bình thơ trớc công chúng. Kể từ cuộc diễn thuyết đầu tiên về đề tài "Sinh viên quốc văn" năm 1945 đến lúc qua đời Xuân Diệu đã nói chuyện thơ trong nớc ngót 500 cuộc.

Tổng kết lại cuộc đời và sự nghiệp Ngô Xuân Diệu nhà thơ Tố Hữu đã viết: "Xuân Diệu là một nhà thơ lớn đặc sắc và độc đáo của nền thơ hiện đại Việt Nam. Xuân Diệu có một đặc điểm là hình nh suốt cả cuộc đời, nh con tằm nhả tơ, cứ thế mà sống, cứ thế mà viết… Xuân Diệu là nhà thơ sống hết mình và làm việc hết mình". Nhà thơ Ngô Xuân Diệu đã đi xa hơn hai thập kỷ nhng bài học lớn mà Xuân Diệu để lại cho các thế hệ cầm bút về sau là tấm gơng lao động nghệ thuật nghiêm túc, cần cù, say mê, đầy sáng tạo…

Một phần của tài liệu Lịch sử văn hoá dòng họ ngô ở can lộc ( hà tĩnh ) từ thế kỷ XV đếnnay ( 2007 ) (Trang 49 - 51)