Truyền thống văn khoa

Một phần của tài liệu Lịch sử văn hoá dòng họ ngô ở can lộc ( hà tĩnh ) từ thế kỷ XV đếnnay ( 2007 ) (Trang 31 - 36)

- Chi chín: Tiên tổ Dật Võ hầu Ngô Phúc Trị con thứ 9 Tào Quận công Ngô Phúc Vạn Ngô Phúc Trị lên 10 tuổi mất cha, sau bị lạc mẹ trong chiến

2.1.1.Truyền thống văn khoa

Can Lộc là vùng đất "địa linh nhân kiệt", ngời Can Lộc tuy có cuộc sống khó khăn song nổi tiếng hiếu học. Thời đại nào Can Lộc cũng có ngời đỗ đạt cao, đem tài ra giúp dân, giúp nớc. Truyền thống hiếu học, trọng học, trọng ng- ời tài giỏi, ngời đỗ đạt là nét đẹp tiêu biểu của ngời Can Lộc. Truyền thống hiếu học ở vùng đất văn vật này có nét đặc trng là hiếu học đi liền với khổ học. Không chỉ hiếu học, chăm học, sĩ tử ở đây còn học giỏi. Những danh hiệu, lời khen đối với khá nhiều sĩ tử quê ở Can Lộc nh "bút Cấm Chỉ, sỹ Thiên Lộc", "Tràng An tứ hổ", "Thiên Lộc tứ hổ", "văn Lai Thạch, sách Hoàn Hậu"… phản ánh vùng này không ít ngời học giỏi nổi tiếng. "Cùng với hạ La Sơn, Thiên Lộc là đất học hành, khoa cử thịnh nhất và sớm nhất ở vùng Nam Hoan - Hà Tĩnh"

[17,234]. Can Lộc cũng từng đợc đánh giá có nền văn hoá phát triển khá sớm, là một trong những huyện "trội hẳn về văn học trong phủ Đức Quang, nhân dân hoà thuận hiếu học" [5,19].

Là dòng họ sinh cơ lập nghiệp trên vùng đất có bề dày về văn hoá Ngô tộc Trảo Nha nổi tiếng là dòng họ có nhiều ngời văn hay chữ tốt. Con cháu họ Ngô thế hệ này nối tiếp thế hệ khác "sôi kinh nấu sử", theo đuổi mộng công danh và gần nh đời nào cũng có ngời đậu đạt, có nhiều ngời đỗ đại khoa. Ngô Phúc Tịnh, Ngô Phúc Vạn, Ngô Phúc Thêm… họ là những vị tớng cầm quân xông pha trận mạc, trấn giữ ngoài biên ải nhng đồng thời là những ngời rất giỏi về văn chơng. Thực tế cho thấy những ngời làm quan ban Võ trong triều hay trấn giữ ngoài biên ải đều đòi hỏi có võ lợc lẫn văn chơng. Mặt khác những ngời đậu Tạo sỹ cũng phải làm văn khi thi binh th, binh pháp nên các Tạo sỹ đều giỏi văn chơng. Hoành Quận công Ngô Phúc Phơng vừa đậu Tạo sỹ vừa đậu Hơng cống (văn).

Để tỏ tờng bề dày truyền thống văn khoa của dòng họ Ngô Can Lộc trớc hết chúng tôi nói về những ngời đỗ đạt cao trong họ.

Ngời đỗ đại khoa đầu tiên là Ngô Phúc Lâm (1724-1784). Ông là con thứ t Dật Trung hầu Ngô Phúc Bình là cháu nội Toản Võ hầu Ngô Phúc Trị, thuộc đời thứ 9 - chi 9 Trảo Nha. Ngô Phúc Lâm trớc tên là Cung đợc thầy học Hồng Ng tiên sinh (Nguyễn Nghiễm) đổi lại là Lâm. Lúc nhỏ cậu Cung rất lanh lợi, cha thờng nói "Thằng bé này của nhà ta về sau sẽ là của quý của nớc nhà". Ông học giỏi, nhng thi Hơng lần đầu mới trúng Tam trờng (tú tài), đến khoa Canh Ngọ, Cảnh Hơng thứ 10 mới trúng Hơng giải. Bốn lần thi Hội ba lần trúng Tam trờng, xếp thứ 6, nhng khoa thi ấy chỉ lấy 5 tiến sỹ. Năm ất Dậu (1765) ông đợc Tể tớng Nguyễn Nghiễm tiến cử nhng vua Lê dụ: "Con nhà gia thế, vinh tiến hãy chờ, việc chi vội vã, cho về học nữa". Năm sau, khoa Bính Tuất ông mới trúng Tam giáp đồng Tiến sỹ. Ông đợc bổ Giám sát ngự sử đạo Lạng Sơn, sau thăng đến Đốc đồng Sơn Tây, Hiến sát sứ Thanh Hoa (Thanh Hoá nay); về kinh

làm Tri thị nội th tả binh phiên, Ngự sử đài Thiên đô ngự sử, lại ra làm Thừa chánh sứ Sơn Nam rồi làm Đốc thị việc quân… Ông mất lúc 62 tuổi, đợc gia tặng hàm Đại phu, Hữu thị lang Bộ Công, tớc Khiêm Quận công.

Đời 11 - chi 9 có Ngô Phúc Chinh và Ngô Phùng - hậu duệ tiên tổ Toản Vũ hầu Ngô Phúc Trị, cháu nội Ngô Phúc Lâm đều đỗ cử nhân đời Nguyễn. Ngô Phúc Chinh làm tri huyện Gia Bình, Ngô Phùng làm giáo thụ Bắc Ninh, về sau tặng Quang Lộc tự Thiếu Khanh.

Đến đời 12 - chi 9, Ngô Huệ Liên con của Ngô Phùng cũng đỗ cử nhân. Ngô Huệ Liên làm Toản tu Quốc sử quán thăng Công bộ Tham tri. Ông là thân sinh Tiến sỹ Ngô Đức Kế.

Ngô Đức Kế thuộc đời 13 - chi 9 dòng Trảo Nha. Ngô Đức Kế hiệu Tập Xuyên là một trong ba vị đại khoa của dòng họ "Trảo Nha thế tớng". Ông là huyền tôn của Tiến sỹ Ngô Phúc Lâm, là cháu cử nhân Ngô Phùng, con trởng cử nhân Ngô Huệ Liên và là anh cả của các ấm sinh Ngô Đức Thiện (tham gia phong trào Duy Tân), Ngô Đức Diễn (đảng viên Tân Việt bị đày và chết năm 1931). Ngô Đức Kế sinh ra trong gia đình cử nho, năm 18 tuổi đổ cử nhân khoa Đinh Dậu (1897), năm 23 tuổi đỗ Tam giáp đồng Tiến sỹ khoa Tân Sửu. Thời cuộc đã đổi thay khiến ông Nghè tuổi trẻ không xuất chinh theo con đờng làm quan nh thông lệ mà hớng ông vào con đờng hoàn toàn khác: con đờng cách mạng cứu nớc.

Ngô Đức Kế đã có mặt từ buổi đầu trong phong trào Duy Tân, phụ trách mảng mở mang dân trí, chấn hng thực nghiệp, làm cho nớc nhà dần dần tự c- ờng, tự lập đồng thời hoạt động bí mật, chuẩn bị lực lợng võ trang đủ mạnh để đánh đuổi giặc Pháp giành lại độc lập. Về sau Ngô Đức Kế còn có chân trong Đông Kinh nghĩa thục, tham gia các hoạt động cách mạng khác. Năm 1908 ông bị thực dân Pháp bắt kết án 13 năm tù đày ra Côn Đảo. Những năm tháng ở Côn Đảo Ngô Đức Kế gắn bó thân thiết với Huỳnh Thúc Kháng, Đặng Nguyên Cẩn, Phan Bội Châu. Khi đợc trả tự do Ngô Đức Kế lại tiếp tục tham gia hoạt động

cách mạng. Năm 1922, làm chủ tờ báo Hữu Thanh (nguyên là cơ quan ngôn luận của Hội Trung Bắc nông công thơng tơng tế). Năm 1926 ông mở Giác quần th xã, xuất bản một số thơ văn của Phan Bội Châu và các sách tiến bộ khác… Năm 1929, Ngô Đức Kế ốm nặng và mất.

Ngô Đức Kế là nhà cựu học tiếp cận đợc với trào lu mới, ông giao tiếp nhiều, kiến văn rộng, đúng nh câu đối: "Đề th phòng" lúc làm việc ở Hà Nội.

"Hoài Việt thuỷ, Ngô Sơn, Yên thị chi nhân, giao đạo tung hoành tam vạn lý"; "Tàng Chủ đỉnh, Hán ngoạ, Tấn chuyên vu thất, mặc yên thợng hạ số thiên niên".

Thái Kim Đỉnh dịch: "Lòng nhớ ngời núi Ngô, sông Việt, chợ Yên, bạn quen khắp, dọc ngang ba vạn dặm"; "Nhà chất chuyện ngói Hán, vạc Chu, gạch Tấn, bàn viết đầy trên dới máy nghìn năm".

Ngô Đức Kế còn là nhà thơ, nhà văn, nhà báo Việt Nam xuất sắc trong những thập kỷ đầu thế kỷ XX. Sự nghiệp thơ văn, báo chí của Ngô Đức Kế là một bộ phận của sự nghiệp đấu tranh cứu quốc.

Nối tiếp truyền thống cha ông gia phả chi 5 dòng họ Ngô Trảo Nha lại tiếp tục ghi danh các thế hệ đỗ đạt trong các kỳ thi.

Ngô Phúc Triều hậu duệ đời thứ 8 dòng họ Ngô Trảo Nha đỗ Hơng cống năm 1786 đời Lê, sau đợc phong tớc Khanh Tơng hầu.

Đời 12 chi 5 phái trởng dòng dõi Vinh Quận công Ngô Phúc Thụ có Ngô Phúc Phơng (1712-1804) vừa đỗ Tạo sỹ (Tiến sỹ võ) vừa đỗ Hơng cống. (văn). Ông là ngời văn võ song toàn, đợc triều đình phong chức Đại t đồ - Hoành Quận công

Đời thứ 12, chi 5 phái thứ dòng dõi Vinh Quận công Ngô Phúc Thụ có Ngô Phúc Thiện đỗ Hơng cống và đợc triều đình phong tớc Khuông Lễ bá.

Đời thứ 12, chi 5 dòng dõi Thuyền Phái hầu có Ngô Đức Hồng đỗ cử nhân triều Nguyễn làm tri huyện Thọ Châu. Về sau do đánh mất ấn bị cách chức ông về quê Trảo Nha mở lớp dạy học.

Con trai Ngô Đức Hồng là Ngô Đức Bình (1820-1875). Ông học giỏi nh- ng thi mấy khoa không đỗ. Năm 1866 Tự Đức mở ân khoa Nhã sỹ, ai cha qua thi Hơng cũng đợc ứng thí. Lúc bấy giờ triều đình đang gặp nhiều khó khăn, khắp nơi mất mùa đói kém, các cuộc khởi nghĩa của nông dân bùng phát, quân Pháp lại vừa lấy xong Đà Nẵng đề ra nhiều yêu sách mới. Đầu đề bài thi chính khoa này đại thể hỏi tình hình nh vậy nên hoà hay nên đánh. Bài văn của ông xoay quanh chủ trơng "Dơng hoà nhi chiến" (giả hoà mà đánh) chủ trơng ấy phù hợp với chủ trơng của đa số trong triều nên đợc lấy đỗ cao. Đệ tam giáp đồng Tiến sỹ xuất thân tức Hoàng giáp Ngô Đức Bình khi vào diện kiến vua Tự Đức thấy ông tuổi cao mà văn hay ý đẹp nên đã cầm bút son phê vào quyển bốn chữ: Bắc nhã lão thành. Ngô Đức Bình sau đợc cử làm quan Tế tửu Quốc tử giám, tiếp đến làm án sát Quảng Bình đợc mấy năm nhiễm bệnh mát ở nhiệm sở.

Theo gia phả họ Ngô thì còn có Ngô Phúc Hội tức Trơng Duy Phúc đỗ cử nhân đời Gia Long ở trờng Gia Định; Ngô Đức Thịnh cũng đỗ cử nhân nhng ch- a rõ khoa nào.

Nh vậy, theo di sản phả tộc họ Ngô ở Can Lộc có 12 ngời đỗ đạt trong các kỳ thi văn, trong số đó có 3 ngời đỗ Tiến sỹ, 3 ngời đỗ Hơng cống, và 6 ng- ời đỗ Cử nhân. Ngoài ra còn nhiều ngời khác đỗ tam trờng, tú tài (Hán học). So với các dòng họ khác thì số lợng đỗ đạt nh thế không nhiều nhng họ Ngô có đến 3 ngời đỗ đại khoa và gần nh trải đời nào cũng có ngời đỗ đạt. Đặc biệt số ngời đậu đạt lại tập trung chủ yếu vào chi 5, chi 9 dòng dõi Phợng Quận công Ngô Phúc Hộ và Toản Võ hầu Ngô Phúc Trị.

Dới thời quân chủ các thế hệ Ngô tộc đời nối đời sôi kinh nấu sử, lều chõng đua tài. Ngời họ Ngô Trảo Nha tham gia chốn quan trờng đều là những bề tôi trung thành, những công thần có nhiều đóng góp cho triều đình và đợc vua chúa trọng dụng. Đây vừa là một thuận lợi những cũng vừa là một áp lực đối với con cháu họ Ngô trên đờng công danh. Thuận lợi bởi con cháu đợc trởng

thành trong môi trờng gia giáo, có điều kiện để học tập, lại có thêm sự dạy dỗ, dìu dắt của cha ông; bên cạnh đó, khi đỗ đạt, hoạn lộ cũng sẽ hanh thông hơn. Nhng đồng thời sự thành đạt của cha ông cũng lại là một áp lực đối với con cháu họ Ngô. Bởi họ ý thức đợc dòng máu Ngô tộc đang chảy trong huyết quản mình và họ phải nổ lực đề xứng đáng với điều đó.

Trong thời kỳ Pháp thuộc (1884-1945) con cháu họ Ngô Can Lộc vẫn thắp sáng niềm tự hào truyền thống khoa bảng với ý chí vơn lên học tập không ngừng. Thời gian này về Tây học họ Ngô có hai ngời đỗ tú tài và một ngời đỗ cao đẳng tiểu học.

Sau Cách mạng tháng Tám 1945, họ Ngô càng đợc chú ý hơn bởi luôn có những đóng góp lớn trong các lĩnh vực văn hoá, khoa học với những ngời nổi tiếng nh: nhà thơ lớn Ngô Xuân Diệu - đạt giải thởng cao quý, giải thởng Hồ Chí Minh; nhà văn Ngô Xuân Sanh; PGS-TS: nhà Hán - Nôm học Ngô Đức Thọ; PGS-TS Kinh tế Ngô Đức Cát …Tiếp nối truyền thống khoa bảng con cháu họ Ngô Can Lộc về sau nhiều ngời đạt học vị Thạc sỹ, Cử nhân ở các lĩnh vực khác nhau. ở bậc phổ thông, trong họ cũng có nhiều con em thi đạt học sinh giỏi các cấp (tỉnh, huyện)…

Một phần của tài liệu Lịch sử văn hoá dòng họ ngô ở can lộc ( hà tĩnh ) từ thế kỷ XV đếnnay ( 2007 ) (Trang 31 - 36)