III. Nguyên tắc giảng bình
1. Giảng bình trong giờ dạy học tác phẩm văn chơng ở trờng PTTH dựa theo tín hiệu ngôn ngữ.
hiệu ngôn ngữ.
Trớc hết, chúng ta cần phải hiểu đợc những tín hiệu ngôn ngữ trong một tác phẩm văn học là gì? Đó chính là những từ, câu, hình ảnh, chi tiết nghệ thuật (không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật…) mang “tín hiệu”, đợc xem là “tín hiệu” mà khi khai phá nó, chúng ta sẽ nắm bắt đợc ý nghĩa cơ bản của toàn bộ tác phẩm, chúng ta sẽ nghe đợc “tiếng nói tri âm” của nhà văn gửi gắm đến chúng ta qua những trang viết. Nói cách khác đó phải là những từ đợc xem là “nhãn tự” (con mắt chữ); những câu đợc gọi là “thần cú” (câu thơ nh có thần); những hình ảnh, chi tiết nghệ thuật đáng đợc gọi là “điểm sáng thẩm mỹ” … để khi chúng ta giảng bình, chúng ta sẽ “lôi tuột” ra đợc những cái gì đợc gọi là cái riêng, cái độc đáo, cái không giống ai của nhà văn khi vận dụng chúng vào trong việc biểu đạt những dụng ý nghệ thuật trong tác phẩm so với các tác phẩm
khác cùng một đề tài, một trào lu, một khuynh hớng văn học. Đó cũng chính là những “điểm” góp phần phản ánh một nét phong cách của chủ thể sáng tạo. Và lời bình của chúng ta phải “đào sâu, xoáy chặt” vào những đối tợng ấy để học sinh thấy đợc cái “vẻ đẹp” rất riêng của mỗi tác phẩm. Chúng tôi xin đợc cụ thể hơn về đối tợng là những tín hiệu ngôn ngữ của phơngpháp giảng bình nh sau:
Từ: phải độc đáo, mới lạ, “đắt giá”, thể hiện sự lựa chọn công phu và cả sự sáng tạo của ngời nghệ sỹ; nó mang cái thần của câu thơ tập trung tất thảy vẻ đẹp của thơ. Ví dụ: từ “tót” trong câu thơ: “Ghế trên ngồi tót sỗ sàng” (1) mà Nguyễn Du dùng để bóc trần con ngời thực của Mã Giám Sinh trong trích đoạn “Mã Giám Sinh mua Kiều”; hoặc từ “lẻn” trong câu thơ: “Rẽ song đã thấy Sở Khanh lẻn vào” (2), với từ “lẻn” này Nguyễn Du đã lột mặt nạ của tên anh hùng rơm – Sở Khanh một cách không thơng tiếc …; với từ “tót” thì ngời đọc không còn nghi ngờ gì nữa, Mã Giám Sinh đích thị là một con buôn …
Câu: phải là câu có cấu trúc ngữ pháp độc đáo, đặc biệt phải tạo đợc hiệu quả nghệ thuật đặc sắc, chẳng hạn nh: cách đảo ngữ, câu thiếu thành phần …
Ví dụ với câu thơ: “Củi một cành khô lạc mấy dòng” trong bài thơ “Tràng giang” (3) của Huy Cận - Đây là một câu thơ mà tác giả vận dụng thành công biện pháp đảo ngữ để nhấn mạnh thân phận lẻ loi, cô đơn và nỗi nênh của cành củi hay đúng hơn là của chính cái “Tôi” – nhà thơ; hoặc câu thơ “Đây mùa thu tới! mùa thu tới” … (4) với cách vận dụng phơng thức điệp ngữ, câu thơ vang lên nh một tiếng reo vui, sự náo nức đón chào mùa thu đến, khác với các thi sĩ xa khi viết về thu thờng buồn não ruột …
Hình ảnh, chi tiết nghệ thuật (không gian, thời gian nghệ thuật …) phải sinh động, gợi cảm, chịu sức nén của ý nghĩa t tởng, ý nghĩ thẩm mỹ; là những “điểm chốt” của lôgíc tác phẩm. Ví dụ không gian và thời gian đa tiễn
(1): “Truyện Kiều” (Tr.57)- Nguyễn Du. NXB Đồng Nai 1994. (2): “Truyện Kiều” (Tr.87)- Nguyễn Du. NXB Đồng Nai 1994.
(3): “Văn học 11” (Tập 1 – Phần văn học Việt Nam -Tr.142)- NXB GD 2000. (4): “Văn học 11” (Tập 1 – Phần văn học Việt Nam -Tr.131)- NXB GD 2000.
của bài “Tống biệt hành” (1). Với không gian đa tiễn “không qua sông” và thời gian tiễn đa: buổi chiều để thấy đợc đây là cuộc chia ly đặc biệt và ngời ra đi cũng có gì đó “khác thờng”… hay chi tiết nghệ thuật nhắc gợi những cái thiếu vắng để bộc lộ khao khát của lòng mình của Huy Cận qua hai câu thơ:
“Mênh mông không một chuyến đò ngang Không cầu gợi chút niềm thân mật” (2)
Một điều mà chúng tôi thiết nghĩ khi giảng văn các tác phẩm nớc ngoài nếu chúng ta vận dụng phơng pháp giảng bình thì không nên vận dụng cách thức giảng bình dựa theo tín hiệu ngôn ngữ. Bởi một lẽ, văn bản chúng ta truyền đạt cho học sinh không phải là nguyên tác mà chỉ là bản dịch. Có chăng, chúng ta chỉ giảng bình để khẳng định sự thành công của ngời dịch, văn bản dịch – không nên nhầm lẫn đó là sự thành công của ngời sáng tác với lý do sự khác biệt giữa các ngôn ngữ là rất lớn. Ví nh từ “Tôi” trong tiếng Việt có mang sắc thái nghĩa biểu cảm, nhng từ “tôi” trong tiếng Anh, tiếng Nga thì không mang sắc thái biểu cảm. Nó cũng giống nh các từ “anh, em”… thuộc đại từ nhân xng ngôi thứ nhất, số ít. Do vậy nếu chúng ta dạy bài “Tôi yêu em” (3) của Puskin mà cứ nhất nhất bình cách xng hô “tôi” của tác giả để thấy đợc sự “giữ khoảng cách” và khẳng định tấm lòng cao thợng … là hoàn toàn sai .
Mặt khác, trong thực tế món ăn tinh thần mà chúng ta thởng thức phải từ nguyên tác thì mới cảm nhận đợc vẻ đẹp “nguyên si” của nó, khi đã “dịch” thì nó ít nhiều bị “hao mòn” trong quá trình sang chuyển từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Vì vậy khi giảng dạy các tác phẩm nớc ngoài chúng ta nên giảng dạy các bản dịch trong sự đối sánh với nguyên tác ở phần dịch nghĩa và tiến hành giảng bình ở những “điểm” dịch đạt, “sát” để thấy đợc sự thành công của ngời dịch, văn bản dịch, đồng thời làm toát lên ý thơ, ý văn hay của chủ thể sáng tạo.
Riêng với tác phẩm tự sự, cách thức giảng bình dựa theo tín hiệu ngôn ngữ cũng rất ít khi vận dụng bởi dung lợng của tác phẩm quá lớn, chúng ta không thể tìm về các “nhãn tự”, “thần cú” … mà chủ yếu vận dụng cách thức giảng bình theo đặc trng loại thể. Điều này chúng tôi sẽ trình bày rõ hơn ở phần sau.
(1): “Văn học 11” (Tập 1 – Phần văn học Việt Nam -Tr.147)- NXB GD 2000. (2): “Văn học 11” (tập 1 – Phần văn học Việt nam-Tr.143)- NXB GD 2000. (3): “Văn học 11” (tập 2 – Phần văn học nớc ngoài – Tr.54). NXBGD 2000