Phần 2: (Hai sáu câu cuối):

Một phần của tài liệu Phương pháp giảng bình và việc vận dụng nó vào dạy học các trích đoạn truyện kiều của nguyễn du ở trường phổ thông trung học (Trang 45 - 48)

III- Giảng bình thể nghiệm các trích đoạn cụ thể

b/Phần 2: (Hai sáu câu cuối):

- Giảng bình những thành ngữ mà Nguyễn Du vận dụng trong đoạn thơ: “Ngày xuân em hãy còn dài

Xót tình máu mủ, thay lời nớc non

Chị dù thịt nát xơng mòn

Ngậm cời chín suối hãy còn thơm lây”

Những lời thơ chất chứa nhiều thành ngữ “tình máu mủ”, “lời nớc non”, “thịt nát xơng mòn”, “ngậm cời chín suối” … một lần nữa, ta lại bắt gặp nét thông minh, khôn khéo của nàng Kiều. Bởi với cách vận dụng dày đặc những cách nói dân gian này, lời nói có tác dụng thuyết phục hơn, đậm màu sắc tâm sự, thân mật mà gần gũi vô cùng.

- Giảng bình hai từ: “của chung” và “ngày xa”: hiện thực đẹp đẽ mới đây thôi đã trở thành “ngày xa”. Chỉ hai tiếng ấy mà nh chất chứa bao nỗi niềm, bao chua xót. Bởi thời gian ở đây là thời gian tâm lý, thời gian đợc cảm nhận bằng nỗi đau của Kiều. Để rồi khi kỷ vật đã trao cho em mà nàng vẫn con những kỷ vật là “của chung”. Bao nhiêu đau đớn trong hai tiếng đơn sơ ấy! Thế là duyên đã trao, cái điều duy nhất có thể làm để báo đáp ân tình trong muôn một, đã làm xong.

- Giảng bình đoạn thơ :

“Mai sau dù có bao giờ Đốt lò hơng ấy, so tơ phím này

Trông ra ngọn cỏ lá cây Thấy hiu hiu gió thì hay chị về

Hồn còn mang nặng lời thế Nát thân bồ liễu đến nghì trúc mai

Dạ đài cách mặt khuất lời Rảy xin chén nớc cho ngời thác oan”

Trong sự so sánh với tac phẩm “Kim Vân Kiều truyện” (Thanh Tâm tài nhân) để thấy đợc nét tài hoa bậc thầy của Nguyễn Du, chằng hạn: chúng ta biết, Nguyễn Du viết “Truyện Kiều” dựa theo quyển “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm tài nhân bên Trung Quốc. Riêng với đoạn này, ngòi bút của nhà văn Trung Quốc cũng có những nét thiết tha – trong bức th để lại cho Kim Trong, nàng Kiều của Thanh Tâm tài nhân có dặn: “Mai đây chân trời goc bể, ly biệt đến kỳ, nhớ khi dới nguyệt chén thề, thành câu chuyện hảo. Còn lại cây cầm, phúc oán, một gói hơng thừa, ngày khác, em nó cùng chàng so tơ lựa phím, trông ra cành cây ngọn cỏ, thấy gió hiu hiu là lúc hồn thiếp bay về, lúc ấy chàng nên vì thiếp rới một chén rợu, rửa nỗi oan thiên thì thiếp ơn chàng vạn bội!” (1). Nhng với Thanh Tâm tài nhân, Kiều chỉ hiện về

trong gió, Nguyễn Du thì nhìn rõ Kiều hiện về nh thế nào. Ông thấy oan hồn của nàng khi trở về vẫn mang nặng nỗi đau lời thề cha trọn:

“Hồn còn mang nặng lời thề Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai”

Hơn thế thi nhân còn cảm thấy đợc tất cả cái u uất, cái cay cực của mảnh oan hồn trở về trong gió, biết chàng Kim ngồi đó, biết Thuý Vân ngồi đó mà âm dơng cách trở không sao nhìn thấy mặt nhau, không sao nói đợc với nhau một lời cho thoả:

“Dạ đài cách mặt khuất lời Rảy xin chén nớc cho ngời thác oan”

Cũng một chén nơc mà dới ngòi bút cảu đại thi hào họ Nguyễn nó thêm ý nghĩa và tình nghĩa biết bao ! Nói đây là nói với Thuý Vân nhng qua lời dặn này chính là lời dặn chàng Kim, nhắn gửi lại chàng Kim.

- Giảng bình hai câu cuối:

“Ôi Kim lang! hỡi Kim lang! Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!”

Đó là những tiếng nức nở của Thuý Kiều thét dội lên, sau khi đã thổ lộ hết tâm tình cảu một con ngời tuyệt vọng. Thật là những tiếng kêu bi thơng của một con chim sắp chết. Dù sắt đá đến đâu, chúng ta chắc hẳn cũng không thể nào không cảm thấy tấm lòng xao động trắc ẩn.

Và cũng nên có một lời bình chung cho toàn đoạn trích. Ví dụ: Trích đoạn “Trao duyên” quả là một minh chứng xác đáng cho “sức cảm thông lạ lùng” (Hoài Thanh) của nhà thơ đối với những khát vọng hạnh phúc và những đau khổ của con ngời. Và không phải ngẫu nhiên mà nhà nghiên cứu văn học Phạm Văn Diêu đã khẳng định: “Lẽ khinh trọng trong văn chơng đã đợc ứng dụng một cách rất tài hoa và tinh tế ở đây. Và nghệ thuật của tác giả “Đoạn tr- ờng tân thanh” thật là tuyệt vời vậy” (1). Sự tuyệt vời ấy không chỉ đợc biểu hiện ở sự sắc sảo trong ngòi bút tâm lý, mà còn thể hiện ở kết cấu văn từ tác phẩm (bố cục tác phẩm): cho lời thổ lộ của Kiều nói với Vân ta thấy trớc hết Thuý Kiều kể lại cuộc tình duyên dang dở của mình cùng Kim Trọng và nhờ Thuý vân thay mình trả nghĩa cho chàng Kim. Sau là Thuý Kiều trao vật tin cho Vân và dặn dò Vân. Cuối cùng là nàng than thở và nói kêu Kim Trọng một cách não nùng.

(1): “Nguyễn Du” (Tr.158). Vũ Tiến Quỳnh (Tuyển chọn và trích dẫn). NXB Tổng hợp Khánh Hoà 1991.

Vì mợn Thuý Vân thay nàng trả nghĩa thì tất phải trao lại vật tin cho Vân và khi đã dặn dò mọi nỗi rồi là lúc tủi nhục dồn đến cùng cực, Thuý Kiều mới thét khóc lên và kêu gọi Kim Trọng. Thật là đúng hệt với diễn biến tâm lý của con ngời đau khổ đến cùng cực vậy.

Một phần của tài liệu Phương pháp giảng bình và việc vận dụng nó vào dạy học các trích đoạn truyện kiều của nguyễn du ở trường phổ thông trung học (Trang 45 - 48)