Phần1: Nỗi đau của nàng Kiều (hai mơi câu đầu)

Một phần của tài liệu Phương pháp giảng bình và việc vận dụng nó vào dạy học các trích đoạn truyện kiều của nguyễn du ở trường phổ thông trung học (Trang 48 - 50)

III- Giảng bình thể nghiệm các trích đoạn cụ thể

a/ Phần1: Nỗi đau của nàng Kiều (hai mơi câu đầu)

Giảng bình điệp từ “mình” đợc NGuyễn Du vận dụng trong câu thơ đầu đoạn trích: “Khi tỉnh rợu, lức tàn canh,

Giật mình, mình lại thơng mình xót xa”

Với cách vận dụng điệp từ, ba chữ “ mình” trong một câu thơ khiến ta có cảm giác: tâm hồn nàng Kiều đã bị một nỗi buồn thâu hút và chính nàng nh đã dồn tất cả ý nghĩ vào thế giới bên trong để xót xa cho thân thể mình. Bởi thời gian “lúc tàn canh” mà “khi tỉnh rợu” thì những cái dự vị ê chề, chua cay của

những cuộc vui truy hoan còn đọng lại trên thể xác và tâm hồn. Đó cũng chính là lúc nàng Kiều đã nhận thức đợc tình cảnh đau đớn của mình. Sau những phút giây lăn mình trong cuộc sống thổ bỉ, nàng tỉnh dậy, giật mình rồi sầu khổ mênh mang. Chỉ bằng một câu thơ lục bát mà nhà thơ đã minh chứng đủ đầy cho sự thanh cao của một tâm hồn ngoừi con gái giang hồ bị cuộc đời vẫy đục mà vẫn không để cho cuộc sống xâu xa bóp chết “bản ngã” của mình.

- Giảng bình bốn câu thơ:

“Khi sao phong gấm rủ là, Giờ sao tan tác nh hoa giữa đờng.

Mặt sao dày gió dạn sơng,

Thân sao bớm chán ong chờng bấy thân?”

Bút pháp nghệ thuật mà Nguyễn Du vận dụng trong đoạn thơ này thật hết sức tài tình, mềm dẻo, chắc chắn. Vẫn cách dùng điệp ngữ, nhng với từ “sao” liên tiếp trong bốn câu thơ, nhất là những chữ “dày gió” đối lại với “dạn sơng”, “bớm chán” đối lại với “ong chờng”, hai chữ “thân” ở đầu và cuối dòng thơ “thân sao bớm chán ong chờng bấy thân” đã thể hiện rõ hơn bao giờ hết nỗi tức tối, uất hận của nàng Kiều trong bớc đờng lu li.

- Giảng bình câu: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu Ngời buồn, cảnh có vui đâu bao giờ”.

Với câu thơ này, thi sĩ Nguyễn Du đáng đợc phong là một nhà triết luận. Bởi ông đã chỉ đúng đợc sợi dây liên nối giữa tâm cảnh và ngoại cảnh. Dẫu rất thực tế và có lẽ ai cũng từng trải qua nhng phải nhờ có Nguyễn Du ta mới nhận thấy.

- Giảng bình tín hiệu nghệ thuật “ai” trong câu thơ: “Vui là vui gợng kẻo là Ai tri âm đó, mặn mà với ai?”

Với hai chữ “ai” đi đầu và đi cuối khiến dòng thơ có vẻ lơ lửng nh chính nàng Kiều đang sống trong cảnh trống trải, không biết gửi tâm sự vào đâu. Quả thực, đây là một câu thơ có dáng dấp bình thờng nhng lại rất thần tình.

- Giảng bình ý: “Chẳng vò mà rối, chẳng dần mà đau” để thấy đợc Nguyễn Du đã kế thừa và vận dụng có sáng tạo ngôn ngữ trong dân gian: Tục ngữ nói “đau nh dần”, “rối nh tơ vò”. Nhng ở đây, tác giả đã vận dụng những thành tố của dân gian trên tinh thần tiếp thu có sáng tạo đã nâng ý nghĩa của nó lên một mức độ cao hơn thể hiện sâu sắc hơn nỗi đau tột cùng của nàng Kiều

khiến ta có cảm giác nh đó chính là nỗi đau của ông. Thật đúng là “cái tài nhập vai rất sâu mà vẫn là Nguyễn Du” (Hoài Thanh).

Một phần của tài liệu Phương pháp giảng bình và việc vận dụng nó vào dạy học các trích đoạn truyện kiều của nguyễn du ở trường phổ thông trung học (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w