học lớp 10 - phổ thông trung học.
“Truyện Kiều” (Nguyễn Du) là một kiệt tác của nền văn học cổ điển Việt Nam. Trên từng trang viết, Nguyễn Du đã đề cập đến rất nhiều phơng diện của đời sóng xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX. Đó là một xã hội chứa đầy mâu thuẫn, một xã hội bạo tàn, đồng tiền chi phối mọi quan hệ xã hội; quyền sống của con ngời bị vi phạm nghiêm trọng. Những ớc mơ, khát vọng hạnh phúc và lý tởng sống của con ngời bị chà đạp tàn nhẫn. Đặc biệt là thân phận của ngời phụ nữ tài sắc bị đẩy xuống bùn nhơ, đáy cùng của xã hội mà ngay cả cách nói “tài hoa bạc mệnh” của dân gian đã chắc gì chuyển tải hết nỗi tủi cùng của họ. Bởi đó là một xã hội không chấp nhận, không dung nạp những cái tài, cái sắc, cái hùng. Hơn thế, những cái tài, cái sắc, cái hùng đáng đợc nâng niu và trân trọng lại trở thành thù địch với xã hội, với giai cấp thống trị. D- ới ngòi bút hiện thực đa tài của Nguyễn Du, với những sáng tạo, cách tân nghệ thuật độc đáo, “Truyện Kiều” đã trở thành một kiệt tác văn chơng. Xứng đáng là viên ngọc quý của nền văn học nớc nhà, của kho tàng văn học nhân loại. Từ một tác phẩm nớc ngoài: tác phẩm “Kim Vân Kiều truyện” (Thanh Tâm tài nhân) ở Trung Quốc, Nguyễn Du đã sáng tạo lại thành một tác phẩm hoàn toàn mới theo thể thơ dân tộc (thể thơ lục bát) và tác phẩm đợc ví nh một bản cáo trạng đanh thép tố cáo bộ mặt xấu xa, bỉ ổi của xã hội phong kiến, xã hội của những tên quan tham lại nhũng, những tên “mặt sắt đen sì” …
Trong thực tế, vấn đề cách tân trong văn học là một vấn đề sống còn của bất kỳ một thời đại nào với mọi tác giả, tác phẩm. Một tác phẩm thực sự có giá trị đợc công chúng bạn đọc công nhận, ngoài những nội dung t tởng, tình cảm mà nhà văn gửi gắm trong đó, điều hiển nhiên là tác phẩm đó phải mang dấu ấn phong cách của nhà văn. Ngoài ra có một yếu tố mà chúng ta thiết nghĩ không nên bỏ qua khi đánh giá một tác phẩm văn học là tác phẩm đó có sức sống lâu bền hay không – một tác phẩm có giá trị phải là một tác phẩm sống mãi, trờng tồn với thời gian.
Riêng với “Truyện Kiều” (Nguyễn Du) cho đến ngày nay nó vẫn luôn chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống tinh thần của ngời dân Việt
Nam. Ngay cả những khi, ai đó có một tâm sự gì khó nói, ngời ta thờng tìm đến cách bói Kiều nh để tìm ngời chia sẻ bớt nỗi niềm tâm sự với mình - cũng có thể xem là một bằng chứng để khẳng định “Truyện Kiều” (Nguyễn Du) luôn là món ăn tinh thần của ngời dân Việt Nam. Đó là cha kể có hàng trăm, hàng nghìn bài viết của các nhà nghiên cứu về “Truyện Kiều” ở trong và ngoài nớc về mọi phơng diện của nó mà vẫn cha bao giờ có bài viết là dấu chấm cuối cùng.
Và phải chăng vì vậy mà các soạn giả đã đa “Truyện Kiều” (Nguyễn Du) vào phân phối chơng trình văn 10 (phần văn học Việt Nam) với số tiết nhiều nhất so với các tác phẩm khác đợc đa vào giảng dạy của nền văn học quá khứ. Chẳng hạn: giảng về tác gia “Nguyễn Du” (2 tiết); trích đoạn “Trao duyên” (2 tiết); trích đoạn “Những nỗi lòng tê tái” (1 tiết); trích đoạn “Thúc Sinh từ biệt Thuý Kiều” (1 tiết) – Tổng tất cả là 6 tiết. Trong khi các tác phẩm khác chỉ dạy trong một tiết, ngay đến “Chinh phụ ngâm” (Đoàn Thị Điểm) cũng là một trong những viên ngọc báu của nền văn học cổ điển mà chỉ đợc giảng dạy với số tiết là 2 cho trích đoạn “Nỗi nhớ nhung sầu muộn của ngời chinh phụ”… Và điều đó chắc cũng không nằm ngoài một ẩn ý: mong các thế hệ học sinh, bên cạnh việc nắm vững nội dung t tởng của tác phẩm còn giúp các em thấy đợc và tự hào với những di sản tinh thần của quá khứ mà ông cha để lại, đã cách chúng ta hàng thế kỷ. Đó cũng là một lý do để khẳng định một cách chắc chắn: “Truyện Kiều” (Nguyễn Du) thực sự không thể thiếu đợc trong chơng trình giảng văn ở trờng PTTH.