Phần 2: Khi đã rời nhau (bốn câu cuối).

Một phần của tài liệu Phương pháp giảng bình và việc vận dụng nó vào dạy học các trích đoạn truyện kiều của nguyễn du ở trường phổ thông trung học (Trang 53 - 54)

III- Giảng bình thể nghiệm các trích đoạn cụ thể

b/Phần 2: Khi đã rời nhau (bốn câu cuối).

- Giảng bình câu: “Ngời về chiếc bóng năm canh Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi”

Đây là câu thơ tac giả đã vận dụng khá thành công biện pháp đối ngẫu: Nếu nh ở câu thứ nhất, thi nhân diễn tả cảnh cô đơn của ngời ở lại trơc thời gian đằng đẳng “năm canh”; thì ở câu sau, ta dễ dàng nhận thấy cái cô đơn của ngời ra đi trong cái vô tận của không gian. Cái lẻ loi của cả “ngời về”, “kẻ đi” nh càng nhắc gợi cái nồng nàn một tình yêu chân thực. Không nồng nàn, không thấm đợm sao cảm thấy có sự lẻ loi trong bớc lu ly?

- Giảng bình câu: “Vầng trăng ai xẻ làm đôi, Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trờng”

Câu thơ nh có sự nhập thân của thi nhân vào nhân vật để buông một lời than pha chút oán trách. Thanh trắc của từ “xẻ” trong một dòng thơ toàn thanh bằng nghe thật đột ngột, nh chứa đựng sự day dứt về một cái gì đó trái tự nhiên, không bình thờng. Nó xui ta tởng tợng ngay đến nỗi trằn trọc của Kiều trong cô quạnh, và nỗi lang thang của Thúc Sinh trên muôn dặm dài xa vắng. Mà vầng trăng ấy là vầng trăng của đất trời hay chỉ là tiêu biểu cho tâm hồn Kiều theo dõi Thúc Sinh?

- Giảng bình cách gieo vần: “An” (“quan san”, “ngàn”); “anh” (“xanh”, “canh”): cả trích đoạn với số lợng áp đảo của các thanh bằng, Nguyễn Du đã diễn tả tuyệt tài điệu tình của các nhân vật và tạo nên một cung âm nhạc dịu dàng, êm ái. Những vần “an” (“quan san”, “ngàn”); “anh” (“xanh”, “canh”) cũng góp phần trongđó. Nó chứng tỏ ở tình thế tởng chừng khô kiệt sức sống ngôn từ ớc lệ vẫn có thể hỗ trợ đắc lực cho nghệ sỹ trong việc tạo nên tính nhạc của tác phẩm, tạo nên điệu nhạc nội tâm riêng của nhân vật.

Tóm lại, với biệt tài trong bút pháp tả cảnh ngũ tình của Nguyễn Du, đoạn trích “Thúc Sinh từ biệt Thuý Kiều ” xứng đáng đợc xem là một “thiên phú biệt ly” (Vũ Trinh) (1).

Một phần của tài liệu Phương pháp giảng bình và việc vận dụng nó vào dạy học các trích đoạn truyện kiều của nguyễn du ở trường phổ thông trung học (Trang 53 - 54)