Phần 3: Thuý Kiều trở lại thực tại cuộc sống Nàng đay nghiến cho số kiếp của mình (tám câu cuối):

Một phần của tài liệu Phương pháp giảng bình và việc vận dụng nó vào dạy học các trích đoạn truyện kiều của nguyễn du ở trường phổ thông trung học (Trang 50 - 51)

III- Giảng bình thể nghiệm các trích đoạn cụ thể

c/Phần 3: Thuý Kiều trở lại thực tại cuộc sống Nàng đay nghiến cho số kiếp của mình (tám câu cuối):

của mình (tám câu cuối):

- Điểm chúng ta cần giảng bình trớc hết là câu: “Song sa vò võ phơng trời, Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng.”

Với cách đảo ngữ, láy đi láy lại những chữ “hoàng hôn” và “hôn hoàng” khiến ta có cảm giác thời gian cứ trôi đi rồi trở lại, không có tiến triển gì cả. Thực là độc đáo, chỉ với sáu tiếng trong một câu thơ mà ngời đọc nh thấu hiểu đợc tâm trạng, thấu hiểu đợc cả cuộc sống của một con ngời đầy vô vị và chán chờng ở chốn thanh lâu.

- Giảng bình bốn câu cuối:

“Đã cho lấy chữ hồng nhan, Làm cho cho hại cho tàn cho cân!

Đã đày vào kiếp phong trần, Sao cho sỷ nhục một lần mới thôi!”

Chỉ trong bốn câu thơ mà có tới sáu chữ “cho” (đã cho, làm cho, sao cho; làm cho thì láy lại cho/cho hại, cho tàn, cho cân) và cắt ngắt nhịp 2/2/2/2, câu thơ vang lên nh một lời đay nghiến. Ai đay nghiến? Nàng Kiều hay thi nhân? phải chăng là cả hai. Với thi nhân, đó là tiếng nói tố cáo những thế lực đày nàng Kiều của ông vào kiếp phong trần. Và đằng sau đó ta cũng nghe đợc tiếng lòng,

tiếng nức nở của thi nhân giành riêng cho nàng Kiều và cả cho những kiếp ngời tài hoa mà bạc mệnh.

- Lời bình chung cho cả đoạn trích: Đây là trích đoạn thể hiện biệt tài của Nguyễn Du trong nghệ thuật tả tình tiêu biểu cho tác phẩm truyện Kiều. Chúng ta càng đọc càng thấy hay và thấm thía, tởng không bao giờ nói cho hết đợc tất cả những vẻ đẹp của nó. Thực vậy, để tả tâm trạng một ngời con gái nhà tử tế phải sa vào cảnh truỵ lạc, không biết đem nỗi lòng thổ lộ cùng ai, chỉ biết ngày lại ngày luyến tiếc hạnh phúc đã qua, sầu khổ một mình, Nguyễn Du đã dùng một ngòi bút vô cùng chân xác và linh động. Ngời đã khéo léo đem đối chiếu dĩ vãng êm đềm của nàng với cảnh khổ mà nàng phải chịu đựng trong hiện tại và nhất là trong ngoại cảnh đẹp đẽ nên thơ nh chỉ là hình thức bề ngoài, với cái nỗi lòng buồn thảm tối tăm. Khi nói đến nỗi nhớ nhà lại cho ta nhận thấy tâm hồn của nàng hớng tất cả về cha mẹ và tình nhân nh muốn gửi cho kẻ ở phơng xa tất cả nỗi lòng đau đớn của nàng. Nguyễn Du đã cực tả nỗi buồn của Kiều khi ở Thanh lâu. Nỗi buồn ấy ngự trên một tâm hồn rất dồi dào tình cảm và rất dễ rung động khó mà khuây khoả đợc.

Một phần của tài liệu Phương pháp giảng bình và việc vận dụng nó vào dạy học các trích đoạn truyện kiều của nguyễn du ở trường phổ thông trung học (Trang 50 - 51)