Phần1: (Tám câu đầu):

Một phần của tài liệu Phương pháp giảng bình và việc vận dụng nó vào dạy học các trích đoạn truyện kiều của nguyễn du ở trường phổ thông trung học (Trang 44 - 45)

III- Giảng bình thể nghiệm các trích đoạn cụ thể

a/Phần1: (Tám câu đầu):

- Giảng bình các từ: “cậy”, “chịu”, “lạy”, “tha”: “cậy” là nhờ giúp đỡ, nhờ ai làm giúp việc gì đó. Cùng có ý nghĩa với từ “cậy ” là các từ: nhờ, phiền,

mợn … ở đây Nguyễn Du chọn từ “cậy” để diễn tả đúng tâm trạng của Kiều lúc bấy giờ: nàng khẩn khoản thiết tha, tự hạ mình xuống để van xin em của mình. “Chịu lời” là cầu khoản em lắng nghe mình nói. Rồi tiếp đến là “lạy”, và “tha” … Rõ ràng lời của Kiều nói với Vân đâu còn là lời nói thông thờng của chị với em mà là lời của một ngời đang lạy lục, van xin một cách thiết tha ngời khác. Lời cầu xin hạ mình hết mức đó nh thông báo với ngời nghe tính hẹ trọng của điều sắp nói. Và quả đúng nh vậy, cái điều mà nàng sắp “tha” với Vân là nhờ Vân thay mình trả nghĩa cho chàng Kim:

“Nợ tình cha trả cho ai

Khối tình mang xuống tuyền đài cha tan” (1)

Bằng cách sử dụng những từ ngữ chính xác ấy, nhà thơ không những đã tạo dựng nên đợc không khí thiêng liêng, trang trọng của buổi trao duyên mà còn thể hiện đợc một cách sắc nét tính cách nhất quán của nàng Kiều. Đó là một con ngời thông minh, tinh tế và trọng ân nghĩa.

- Giảng bình nét đặc sắc của câu thơ:

“Kể từ khi gặp chàng Kim Khi ngày quạt ớc khi đêm chén thề”

Nguyễn Du thật tài tình trong nghệ thuật kể chuyện, chỉ bằng hai câu thơ ngắn gọn mà đủ tả hết tất cả những tình tiết thơ mộng trong cuộc đời tình duyên tuổi hoa giữa Kim Trọng và Thuý Kiều ngày trớc.

Một phần của tài liệu Phương pháp giảng bình và việc vận dụng nó vào dạy học các trích đoạn truyện kiều của nguyễn du ở trường phổ thông trung học (Trang 44 - 45)