Thời kỳ thịnh đạt Phật giáo.

Một phần của tài liệu Quá trình truyền bá và phát triển của đạo phật ở trung hoa (Trang 37 - 46)

Thời Tùy Đờng nhờ giai cấp thống trị tận lực giúp đỡ, Phật giáo Trung Hoa tiến vào giai đoạn cực thịnh. Năm đầu niên hiệu Đại Định đời Bắc Chu (581) Cao tổ Văn Đế nhà Tùy lên ngôi vua, đổi niên hiệu là Khai Hoàng, tới năm Khai Hoàng thứ 9 (589) Văn Đế thôn tính Nam triều thống nhất thiên hạ, nhà Tùy trị vì 30 năm truyền đợc ba đời vua và sau khi thống nhất thiên hạ, mọi ngành văn hoá thống nhất nên Phật giáo cũng bớc sang giai đoạn độc lập và hoàn thành về hệ thống t tởng giáo học. Đối với sự phục hng Phật giáo ở đời Tùy thì Văn Đế và Dạng Đế có nhiều công nhất. Trong những năm đầu trị vì Văn Đế có những chính sách đúng đắn sớm làm cho đất nớc trở nên phồn thịnh, còn về đờng hớng chinh trị ông nghiên cứu và ứng dụng triết lý Khổng giáo, tuy nhiên đặc ân lớn nhất nhà vua lại dành cho Phật giáo - lấy đó làm hệ t tởng để thống nhất củng cố Phật giáo.

Vua Văn Đế vì tận lực phục hng Phật giáo nên Phật giáo trở nên thịnh hành. Vua thờng tự nói “Phật lấy chính pháp phó chúc cho quốc vơng , trẫm là đấng nhân tôn, tuân theo lời phó chúc đó. Tới năm Khai hoàng thứ 5 (585) vua phát tâm thọ giới Bồ tát ở Sam môn Pháp kinh. Sau khi thọ giới, vua hạ lệnh xá ngục tù cho tất cả 24.900 ngời, giảm tội tử hình cho 3.700 ngời” [9; 149]. Văn Đế mất, thứ tử của vua là Tấn Vơng Quảng nối ngôi, tức là Dạng Đế. Thái độ đối với Phật giáo của Dạng Đế tuy không hợp với Văn Đế nhng cũng tận lực hng vong Phật giáo. Khi còn là thái tử, Ngài đã hâm mộ đạo Phật, có thính Ngài trí phải để thọ giới Bồ tát, ở năm Khai hoàng thứ 11 ( 591) đặt hội “Thiên tăng trai” để cúng dờng ngàn vị tăng, và tặng danh hiệu “Trí khải đại s” cho ngài Trí Khải. Sau khi lên ngôi vua ra sắc lệnh chữa chùa, tạo tợng, viết kinh, mục đích canh tân Phật giáo nên vua đã hạ lệnh sa thải những tăng ni vô đức hoàn tục. Năm Đại nghiệp thứ 9 (613) vua hạ lệnh các chùa lớn trong thiên hạ đổi là Đạo Trang.

Tuy nhiên nỗ lực dùng Phật giáo nh là một động lực thống nhất đất nớc của nhà Tuỳ không kéo dài bao lâu. Sự bạo ngợc và tàn nhẫn của Dạng Đế qua việc xây dựng kênh đào nối liền Bắc Trờng An và Lạc Dơng với sông Dơng Tử đã huỷ hoại nhiều trung tâm dân c và tài sản lớn lao của đất nớc, làm cho nhân dân lâm vào cảnh khốn khổ, nghèo đói. Bên cạnh đó cuộc sống sa hoa phóng túng của nhà vua lại là gánh nặng của ngời dân, đặc biệt sai lầm lớn nhất của Dạng Đế là phái ba đoàn quân Viễn Chinh xâm lăng Triều Tiên cuối cùng thất bại. Làn sóng bất mãn binh lính và lao dịch dẫn đến nổi loạn ám sát Dạng Đế năm 618 khiến nhà Tuỳ sụp đổ .

T tởng giáo học Phật giáo đời Tuỳ cũng nh đời Đờng về sau là những t t- ởng độc sang không phụ thuộc vào sự nghiệp chú thích, phiên dịch. Giáo học Phật giáo đời Tuỳ có Thiên Thai tôn của ngài Trí Khải, Tam giai giáo của ngài Tín Hành và Tân Tam Luận tôn của ngài Cát Tạng. Số lợng tăng ni của giáo

đoàn đã lên tới 236 ngàn ngời, có 4000 tu viện. Để thống lĩnh quản hạt giáo đoàn trớc hết có chức “ Đại thống ” hoặc “ Quốc thống ”, dới “ Đại thống ” toàn đặt các chức tăng quan ở các địa phơng, cũng tơng tự thời Nam Bắc Triệu. Đặc biệt giáo đoàn Phật giáo đời Tuỳ có đặt ra năm chúng là “Niết bàn chúng”, “Đại luận chúng” , “Giảng luận chúng”, “Giảng luật chúng” và “Thập địa chúng”. Những ngời đứng đầu mỗi chúng đều có trách nhiệm đôn đốc việc giáo dục và truyền bá t tởng.

Phật giáo đời Tuỳ ngoài việc phát huy văn hóa đối với công cuộc từ thiện xã hội cũng tận lực tham gia hoạt động, vẫn còn tiếp tục khai tạc các động Long Môn, Vân Cơng và Thạch Kinh ở Phong Sơn làm nơi truyền bá Phật giáo. Sa môn Tuệ Đạt thì lập ra kho thuốc lớn gọi là “Đại dợc tạng” cứu giúp ngời bệnh hoạn, Đạo Thuấn thì chuyên việc trông nom săn sóc những ngời bệnh hủi và Pháp Thuận chuyên việc giúp đỡ những công việc nặng nhọc cho dân gian.

Sau khi lật đổ nhà Tuỳ, Lý Uyên lập ra nhà Đờng xng hiệu là Cao Tổ, niên hiệu Võ Đức. Với tình trạng đất nớc thống nhất sau cuộc binh biến Đờng Cao Tổ rồi đến Thái Tông củng cố, xây dựng và phát triển đất nớc Trung Hoa thành một lãnh thổ rộng lớn kéo dài đến cả vùng Trung á. Hầu hết giới sử gia đều công nhận đây là một trong ba giai đoạn phồn vinh và phát triển nhất của văn hóa và văn minh Trung Hoa. Đây còn đợc gọi là giai đoạn Hoàng Kim. Về chính sách tôn giáo “mặc dù có khuynh hớng nghiêng về Đạo Lão, nhiều tôn giáo ngoại quốc nh Nestorian chistyaniti (cảnh giáo - một phái ki tô giáo); Islam ( hồi giáo), Manichaism (ma ni giáo) đã du nhập vào Trung Hoa nhng hùng mạnh nhất vẫn là Phật giáo” [4; 222]. Mọi tầng lớp xã hội đều ủng hộ Phật giáo, mọi sinh hoạt Phật giáo đều thu hút sự chú ý của mọi ngời. Chúng ta cũng cần lu ý rằng ngời Trung Hoa không chỉ tiếp thu giáo lý Phật giáo một cách thụ động

mà có khuynh hớng bản địa hóa Phật giáo. Thời kỳ này Phật giáo không phụ thuộc vào thời đại Đông Tấn và Nam Bắc Triều nữa mà thành lập ra t tởng sáng tạo riêng. Trong đời Đờng, Phật giáo đợc nhiều các vị Đế vơng bảo hộ, lại đợc rất nhiều cao tăng thạc đức xuất hiện nên Phật giáo rất hng thịnh và phát triển lạ thờng. Trớc hết phải kể đến Tịnh độ giáo của Ngài Đạo Xớc, Thiện Đạo, tiếp đến là Nam Sơn Luật Tôn của Ngài Đạo Tuyên, Pháp tớng tôn của Ngài Huyền Trang và Tự Ân, Hoa Nghiêm Tôn của Ngài Pháp Tang, Thuyền tôn của Ngài Thần Tú, Tuệ năng và Mật giáo của Ngài Thiện Vô Uý, Kim Cơng Trí và Bát Không đều là những tôn chính hoạt động không ngừng đa Phật giáo lên vị trí tuyệt đỉnh. Ngoài ra sự nghiệp phiên dịch kinh điển ở đời Đờng cũng chiếm một vị trí quan trọng vì trong giai đoạn này có sự xuất hiện của một nhân vật là ngài Huyền Trang đã phiên dịch nhiều kinh điển thuộc t tởng mới Phật giáo. Chính vì thế Phật giáo Trung Hoa bớc sang giai đoạn chuyển mới và Ngài Nghĩa Tịnh, Bát Nhã, Thiện Vô Uý, Kim Cơng Trí, Bất Không đều là những nhà đại phiên dịch danh tiếng. Nhng Phật giáo đời Đờng từ khi bị Pháp nan Võ Tôn phế phật trở về sau thì kém phần phát triển không đợc nh thời sơ Đờng và thịnh Đờng.

Nh vậy Phật giáo đời Đờng có rất nhiều nét độc đáo, mở ra một chơng mới trong lịch sử triết học Trung Hoa. Nhng do vì “Phật giáo Đờng triều không còn là một tôn giáo xuất thế với những ngoại lệ đặc biệt nh ở ấn Độ, nó dần dần bị đồng hoá thành một bộ phận của xã hội và cuối cùng đặt dới sự kiểm soát của triều đình” [4; 223]. Cần lu ý rằng trong giai đoạn này Phật giáo cũng liên tục gặp phải sự chống đối của Lão giáo qua những biểu chơng và lời buộc tội nặng nề. Theo họ giáo lý Phật giáo toàn là ngoa ngôn và không hợp lý. Tôn giáo này khuyến khích sự phản bội và phá vỡ truyền thống hiếu đạo vì nó dạy ngời ta không cần biểu lộ lòng tôn kính với cha mẹ và vua chúa. Các đạo sĩ cho rằng

sống chết chỉ là vấn đề tự nhiên, trong khi ấy công lý, đạo đức, thởng phạt là thuộc lĩnh vực của con ngời, nhng Phật giáo lại cho rằng đó là do Nghiệp. Hàng trăm, hàng ngàn tu sĩ Phật giáo lời biếng, ăn bám, phung phí thời gian của họ rao giảng những điều xằng bậy đang là gánh nặng kinh tế của xã hội.

Tóm lại: Với sự tác động và bảo trợ của triều đình Phật giáo ngày càng thịnh vợng, Phật giáo đợc u đãi hơn Lão giáo. Chánh điện đợc xây dựng ngay trong nội thành kinh đô Tràng An và Lạc Dơng. Các tỳ kheo thờng đợc phép c ngụ ngay trong chùa để hàng ngày tung kịnh dâng hơng và thuyết pháp cho hoàng tộc. Ngời ta nói rằng tiếng tụng kinh niệm Phật tại đó vang vọng ra ngoài bức tờng của ngoại thành. Vào năm 705 sau khi Trơng Giảng Chi và triều đình truất phế Võ Tắc Thiên lập Trung Tông hoàng đế trở lại và phục hng danh hiệu nhà Đờng, Phật giáo vẫn đợc vua chúa hậu Đờng ủng hộ.

Song song với những thuận lợi đối với Phật giáo trong thời nhà Đờng, làn sóng đối lập chống đối tôn giáo này do tầng lớp Nho gia cũng nh đạo sĩ lãnh đạo liên tục nổ ra. Trong vô số văn kiện tố cáo Phật giáo giai đoạn này bức th nổi tiếng nhất là của Hàn Dũ - một nhân vật u tú của Nho gia trình lên nhà Đờng năm 819. Mục đích của việc làm này là nhằm làm suy yếu thế lực của Tăng đoàn phục hng vị trí u việt của Khổng giáo trong xã hội Trung Hoa. Nội dung bức th nhằm đến tính ngoại lai của đạo Phật, những chủ trơng không đồng nhất với văn hóa bản địa và tác động của các tôn giáo này đối với sự thịnh suy của các thời đại.

Tiếp theo đó là cuộc khủng bố của Hui Chang vào năm 845. Thực chất đó là biểu hiện của một giai đoạn chống đối lẫn nhau về ý thức hệ giữa Phật giáo và Khổng giáo. Trớc đó để chuẩn bị cho cuộc khủng bố Phật giáo toàn diện, triều đình cho thống kê số lợng tăng ni và tu viện “kết quả cho thấy tổng số tăng ni vào thời nhà Đờng là 260.000 ngời, 4.600 tu viện và 40.000 đền miếu” [4; 242].

Sau đó mỗi quận huyện giữ lại một ngôi chùa còn lại phá huỷ hết. Còn ở Lạc D- ơng và Trờng An mỗi nơi giữ lại 4 chùa viện tối đa mỗi tu viện 30 ngời. Theo thống kê, cuộc khủng bố phá huỷ 4.600 tu viện, buộc 260.500 tăng ni hoàn tục, 40.000 đền miếu bị phá bỏ, 150.000 nô lệ của chùa phải đóng thuế. Phật giáo theo đó bị xem là tôn giáo ngoại quốc. Rõ ràng cuộc khủng bố này mang tính sâu rộng và gây tác hại rất nặng nề đối với Phật giáo cũng nh đến quá trình phát triển sau này tại mảnh đất Trung Quốc. Đến năm 847 nhà vua ra sắc lệnh cho phép sửa sang lại các chùa viện bị h hại và đổ nát sau cuộc khủng bố. Mặc dù vẫn bị xem là tôn giáo ngoài lai, chiếu chỉ vua ghi rõ đạo Phật không phá vỡ những nguyên tắc cơ bản của đế chế Trung Hoa do vậy ngời dân vẫn đợc phép thực hành .

Mặc dù vậy thời Tùy Đờng nhờ giai cấp thống trị tận lực giúp đỡ Phật giáo đạt đến giai đoạn cực thịnh, sử sách viết: “Mời phần tài sản trong thiên hạ thì phật có bảy, tám”. Để rồi đợc thời Tống, Nguyên, Minh, Thanh mặc dù phật giáo vẫn tiếp tục lu truyền, nhà chùa và tăng ni vẫn tăng thêm về số lợng nhng lý luận thì không có gì mới mẻ, chỉ là sự thế tục hoá và nho học hoá thêm một bớc, không thấy có sự xuất hiện của các tông phái mới. Thời kỳ này chỉ có Thiền tông, Tịnh thổ tông có ảnh hởng tơng đối lớn, còn lại xu hớng chung là suy vi .

Năm thứ tám sau công nguyên, Mật giáo từ ấn độ truyền vào Đại thừa, Phật giáo từ vùng ngời Hán truyền vào kết hợp với tôn giáo bản địa vốn có của Tây Tạng hình thành Phật giáo .

Tây Tạng (đạo lạt ma). Đạo này đề cao các giáo lý vũ trụ đại kiếp, vô th- ờng, nhân quả báo ứng, sinh tử luân hồi, tu hành giải thoát ... hơn thế còn đem dung hợp cả một mớ lý luận phiền toái ấy vào trong hoạt động tôn giáo và lễ nghi. Thế kỷ X sau công nguyên, Lạt ma giáo phân liệt Hành hồng giáo (Ninh ma giáo). Hoa giáo (Cách lồ giáo) .

Cuối thế kỷ 13 sau công nguyên, đợc sự ủng hộ của ban thống trị nhà Nguyên, đạo lạt ma nắm chính quyền trở thành tôn giáo toàn dân của Tây Tạng, hơn thế nữa từ đây nó truyền sang Mông Cổ, Tứ xuyên, Thanh Hải, Cam Túc... thời cuối thế kỷ 15 Hoàng giáo trở thành tôn phái chính của Phật giáo Tây Tạng .

Nh vậy từ Trung á, Phật giáo đợc truyền vào Trung Hoa một cách tự nhiên vì Trung Hoa đã chinh phục vùng này trong thế kỷ thứ nhất trớc công nguyên và chiếm giữ cho đến cuối đời Hán vào năm 220. Điểm khởi đầu đợc cho là trong những năm từ 10 đến 50 trớc công nguyên và Phật giáo dới đời Hán dần dần đợc truyền rộng ra các nơi. Thoạt đầu Phật giáo bị xem là một tôn giáo ngoại lai phải đợi đến giai đoạn loạn lạc sau khi nhà Hán sụp đổ (201 - 589) mới tự mình trở thành một lực lợng chính ở Trung Hoa. Đến năm 355, lần đầu tiên ngời Trung Hoa đợc phép trở thành tu sĩ. Đến năm 500 thì Phật giáo mới đ- ợc thiết lập vững chắc trên khắp nớc Trung Hoa. Trong một điều kiện phát triển thuận lợi với vô số tự viện, đền thờ và nhiều động đá đợc trang trí bằng những công trình điêu khắc làm chỗ cho chủ tăng tụ tập.

Chúng ta cũng thừa nhận rằng đây là sự thành công đáng kể cho một tôn giáo có khá nhiều bất đồng với quan niệm chính thống đợc thừa nhận của ngời Trung Hoa. Điều đó không đồng nghĩa với việc tự do phát triển, ngợc lại triều đình vẫn luôn muốn kiểm soát tăng đoàn Phật giáo thông qua bộ lễ và trong một chừng mực nào đó cũng lu ý xem chủ tăng có làm đúng theo lời nguyện hiến thân vì sự an lành của mọi ngời hay không. Nhiều ngời cho tôn giáo này có nguồn gốc ngoại lai tứ xứ man rợ và thuyết luân hồi đến với những ngời này là không thể tin đợc. Họ cho rằng khi một ngời chết thì linh hồn cũng mất đi và trong những cuộc tranh cãi về vấn đề này, các tín đồ Phật giáo Trung Hoa có

khuynh hớng giữ khoảng cách với sự phủ nhận theo giáo lý chính thống về một linh hồn riêng của mỗi cá nhân và thừa nhận sự hiện hữu của một phần tâm linh tinh tế nhất “ lu chuyển từ đời sống này sang đời sống khác. Thân xác có thể huỷ diệt nhng linh hồn thì bất biến. Với sự bất biến đó, linh hồn đi theo những sự thay đổi, và vì thế luân chuyển qua vô số kiếp” [ 5 ;160].

Dĩ nhiên sự thành công phần lớn bị nhờ vào việc Phật giáo hàm chứa một thông điệp mà các bậc thầy bản xứ không hề đa ra, đó là không ai có thể đo lờng đợc cõi trời hoặc hiểu thấu đợc tâm lý thánh nhân. Từ giai cấp thống trị đến nhân dân đều ủng hộ Phật giáo. Xét về phía tầng lớp thống trị xã hội thờng thấy rằng các vị tăng sĩ Phật giáo dễ hoà hợp hơn là những ngời theo Lão giáo đối lập với họ luôn xúi giục các cuộc khởi nghĩa. Còn tín đồ Phật giáo thì ngợc lại, dựa vào sự hiến cúng của những ngời giàu có và do đó có thể tin đợc là không theo đuổi các mục đích chính trị riêng. Về phía quần chúng bị thu hút mạnh mẽ bởi lý tởng Bồ tát mở ra những khả năng lợi lộc lớn nhất.

Sự phát triển của Phật giáo trùng hợp với sự hồi phục của Lão giáo, do đó nhiều ngời nhấn mạnh đến sự tơng tự giữa hai khuynh hớng t tởng này. Hầu hết đều tin chắc rằng, Đức phật vì các bậc thánh nhân Trung Hoa, nh Lão Tử, Trang Tử đã nhận ra cùng một chân lý giống nh nhau. Mãi đến thế lý thứ 5, nhiều ngời theo Lão giáo vẫn xem Phật giáo nh một phơng pháp vận dụng thêm để đạt đến những mục đích của Lão giáo. Tuy nhiên để phân biệt đợc chúng ta phải chú ý

Một phần của tài liệu Quá trình truyền bá và phát triển của đạo phật ở trung hoa (Trang 37 - 46)