Tính giản dị.

Một phần của tài liệu Quá trình truyền bá và phát triển của đạo phật ở trung hoa (Trang 56 - 62)

Bên cạnh đặc điểm trên Phật giáo Trung Hoa còn có tính giản dị. Trong các tông phái Phật giáo Trung Hoa liên tục phát triển không đứt đoạn là Thiền tông và Tịnh Thổ tông - hai phái không có trong Phật giáo ấn Độ. Đặc biệt là hai tông phái này đã giản dị hoá giáo lý sâu sắc, các giáo quy và nghi thức tu hành phiền toái. Thiền tông phản đối tiệm tu, chủ trơng kiểm tính thành Phật, đến ngộ thành Phật, thậm chí không cần toạ thiền. Tịnh thổ tông còn tuyên bố chỉ cần tụng niệm Nam mô A di đà Phật là có thể đến Phật. Cũng chính nhờ đặc điểm này mà hai tông phái Thiền, Tịnh lu hành rộng rãi trong dân gian.

Chúng ta thấy rằng mặc dù Phật giáo là văn hóa ngoại lai nhng trong quá trình truyền bá ở Trung Hoa trải qua việc dung nạp, tiến hoá của văn hóa truyền thống dần dần trở thành một bộ phận hợp thành của văn hóa Trung Hoa. Hơn thế nữa Phật giáo còn có ảnh hởng to lớn đối với các loại hình văn hóa khác. Đây là điểm đặc sắc, nét độc đáo của Phật giáo tại quốc gia văn minh này.

Trong lĩnh vực triết học thì triết học Trung Hoa xem nhẹ t duy lý luận và coi trọng nhận thức kinh nghiệm trong việc tìm hiểu thế giới hiện thực. Đây cũng là đặc điểm chung của các quốc gia phơng Đông để phân biệt với phơng Tây. Điều này dẫn đến thiếu sự bàn luận sâu sắc và có hệ thống về thế giới bên kia, về bản thể thế giới, về nguồn gốc cuộc đời. Triết học Phật giáo tự thân nó đã bao hàm một trí tuệ cực kỳ sâu sắc, sự khảo sát đối với vũ trụ và nhân sinh, sự phân tích đối với các khái niệm, sự tìm hiểu thảo luận về thế giới bên kia, tất cả đều có một hệ thống lý luận độc đáo cho dù nhìn tổng thể mà nói “ lý luận Phật giáo là sự phản ánh méo mó và đảo lộn của thế giới khách quan nhng rốt cục nó đã đề xuất đợc vấn đề hơn thế còn tìm cách dùng phơng thức triết học tự biên để giải quyết”. Bởi thế sự du nhập Phật giáo đã làm phong phú thêm triết học cổ đại Trung Hoa thậm chí còn ảnh hởng sâu sắc tới tiến trình phát triển biến hoá của

triết học cổ đại Trung Hoa. Từ sau thời Ngụy Tấn các hình thái khác nhau của triết học Trung Hoa đều mang ít nhiều dấu vết của Phật giáo. Lý học Tông Minh nảy sinh là nhờ sự kích thích trên một mức độ cao của lý luận của Hoa nghiêm tông và Thiền tông chứ thực ra từ rất sớm nó đã là những quan điểm đợc giới học thuật công nhận. Còn nh những mệnh đề mới mẻ: Tính tơng, chỉ quan, đinh tuệ, tâm tỉnh, tâm vật... mà Phật giáo đề xuất cũng có tác dụng gợi mở và thúc đẩy sự phát triển triết học. Điều đó là không thể phủ nhận.

Về tiếng Việt: Sự phiên dịch kinh Phật đã tăng thêm đáng kể nhng từ vựng mới của Hán ngữ “ chỉ lấy trong Phật học đại từ điển của Đinh Phúc Bảo và Phật học đại từ điển đã có hơn 35.000 từ ngoại lai và danh từ chuyên dùng. Chúng ta có thể lấy ví dụ nh thực tế, tơng đối, tuyệt đối, bình đẳng, sát nạp, nhất tuần, bất nhiễm, tâm tâm tơng ân, bất khả t nghị ... Tất cả những từ lu hành trong đời sống thờng nhật này đều có gốc rễ từ Phật giáo. Sự xuất hiện của từ mới này giúp nâng cao khả năng biểu đạt của Hán ngữ.

Phật giáo có ảnh hởng vô cùng rộng lớn đối với văn học cổ điển. Hàng ngàn bộ kinh Phật đợc dịch vốn đã là một bộ phận quan trọng trong kho tàng văn học cổ điển. Trong số đó cũng không hiếm nếu không muốn nói là nhiều tác phẩm trang nhã, đẹp đẽ đa đến những ý cảnh mới, tao tú, tạo câu mới. Những nhà văn nổi tiếng nh Vơng Duy, Bạch C Di đều chịu ảnh hởng không nhỏ. Đồng thời việc phiên dịch kinh Phật cũng làm nảy sinh một loại mới là bình, biến văn, tục giảng, ngữ lực... Có ảnh hởng lớn các câu chuyện thần thoại Phật giáo vốn có mầu sắc lãng mạng đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa từ tiểu thuyết thần ma, tiểu thuyết nhân quả thời Minh Thanh, cơ hồ nh đều có thể tìm thấy dấu vết ảnh hởng của Phật giáo làm chủ đề nh Tây du Ký... Ngoài ra do chỗ các nhà thơ cổ điển từ phong vi huyền ngôn, sơn thuỷ điền viên vốn có mà phát triển đến chân trời mới lý thú.

Trong lĩnh vực hội hoạ Phật giáo cũng có vị trí rất quan trọng. Chỉ riêng bích hoạ Đôn Hoàng nếu nối liền với nhau đã dài đến 60 dặm. Cũng chính từ các câu chuyện cảm động lòng ngời trong kinh Phật thờng lại là đề tài cho các hoạ sỹ Tào Bất Hứng, Cố Khả Chi, Trơng Tăng Hy, Triển Tử Hử, Diêm Lập Bản, Ngô Đạo Tử ... đều có sở trờng về hội hoạ Phật giáo nổi tiếng. Hay hội hoạ tả ý thịnh hành sau Tống, Nguyên có quan hệ ảnh hởng của t tởng Thiền Tông. Một minh chứng nữa là nghệ thuật hang động mà tiêu biểu là động Vân Cơng, Long Môn, Đôn Hoàng hầu nh có khắp Trung Hoa. Còn nghệ thuật điêu khắc đ- ợc sáng tạo do sự truyền bá Phật giáo ở Trung Hoa là niềm tự hào của dân tộc này. Chùa Phật và tháp của Trung Hoa hùng vĩ trang nghiêm nhng vẫn đẹp đẽ, hoa lệ phong cách độc đáo đó chính là sự kết hợp hài hoà giữa kiến trúc ấn Độ và Trung Hoa. Ngày nay chùa và tháp ở khắp nơi trên toàn quốc đã tô điểm cho non sông là nhân chứng cho lịch sử văn hoá rực rỡ của Trung Hoa.

Sự du nhập của Phật giáo vào Trung Hoa cũng có ảnh hởng nhất định tới phong ntục tập quán. Tết Vu Lan vào ngày rằm tháng bảy, tết Phật thanh đào ngày mùng tám tháng mời hai không chỉ ngày tết của Phật mà còn là ngày lễ của toàn dân. Tết Satơcơva của ngời Tạng và lễ té nớc của ngời Thái nhằm một mục đích là chúc Thích ca Mâu ni thành Phật. Ngoài ra các hoạt động nh siêu độ, bái Phật, lễ chùa, phóng sinh, ăn chay ... cùng các điều răn, các quy định khác cũng trở thành tập tục dân gian “ ăn sâu bám rễ “ trong tâm thức mỗi ngời .

Chơng 4: Sự du nhập và mở rộng Phật giáo Trung Hoa ở Việt Nam

Phật giáo du nhập và tồn tại ở Việt Nam cho đến ngày nay đã để lại trên đất nớc ta biết bao tiếng nói văn hoá. Những ngôi chùa tháp, những pho tợng thờ, đã thể hiện đợc kiến trúc, mỹ thuật và ý nghĩa xã hội. Những nếp nghĩ, nếp sống đợc

biểu hiện ra ý thức t tởng, quan niệm nhân sinh, đời sống chính trị, văn học… ở đây chúng ta chỉ đề cập đến Việt Nam tiếp thu Phật giáo qua Trung Hoa và sự phát triển bớc đầu của nó

4.1.Việt Nam tiếp thu Phật giáo qua Trung Hoa

Việt Nam tiếp thu Phật giáo từ ấn Độ trớc khi tiếp thu phật giáo Trung Hoa. Thực tế cho thấy văn hoá ấn Độ du nhập vào nớc ta từ khá sớm và “đạo Phật tại Giao Châu chắc chắn do từ ấn Độ truyền sang trực tiếp, mãi về sau mới lại do từ Trung Hoa tiếp tục truyền xuống”[20;105]. Tuy vậy việc nớc Văn Lang Âu Lạc tiếp thu Phật giáo ấn Độ qua đờng biển chẳng đợc bao lâu thì bị thay thế bởi Phật giáo Trung Hoa. Đây là nớc đất rộng ngời đông, là nơi sản sinh ra nhiều dòng t tởng. Và bất cứ học thuyết t tởng nào xâm nhập vào đều bị các nhà triết học, các nhà t tởng bàn nát ra biến hoá thành cái riêng. Phật giáo Đại thừa khi vào đất nớc vốn có bề dày văn hoá cũng bị triết học Phật giáo vô tạo giả, vô th- ờng, vô ngã, nhân quả bàn nát ra dẫn đến thời Tuỳ Đờng phát triển cực thịnh và tác động đến nớc láng giềng Việt Nam.

Mở đầu cho việc tiếp thu Phật giáo từ Trung Hoa là vào năm 207 trớc công nguyên Triệu Đà xâm lợc nớc Âu Lạc, sát nhập vào nớc Nam Việt. Tiếp đó năm 111 trớc công nguyên nhà Hán xâm lợc nớc Nam Việt trong đó có cả Âu Lạc.Cũng từ đây là mốc đánh dấu của việc Phật giáo Đại thừa Trung Hoa dồn dập xâm nhập vào Việt Nam. Chúng ta thấy rằng Trung Hoa hay Việt Nam là nơi chế độ phong kiến quan liêu đề cao nhà Vua. Nếu Trung Hoa có ngôi thiên tử là hoàng đế phơng bắc thì Việt Nam cũng có ngôi hoàng đế của mình là Nam đế. Điều này đã tạo ra cơ sở cho việc dễ dàng tiếp thu Phật giáo Đại thừa, việc vừa đề cao tôn thờ đức Phật Thích Ca tối cao, vừa tôn thờ các vị Bồ Tát bên dới.

Phật giáo Trung Hoa có thể làm quen và xâm nhập vào Việt Nam bên cạnh sự uyên thâm của giáo lý còn là hành vi của các nhà truyền đạo. Chùa chiền mọc lên khắp nông thôn, đồng bằng, trung du, đồi núi đất Việt và địa bàn đầu tiên tiếp thu tôn giáo này la đô thị. Việt Nam giáp với biển Đông, là địa đầu phía nam của đế quốc phong kiến Hán lúc bấy giờ, là nơi xuất phát đi về phía nam của nhiều đoàn sứ giả, nhà buôn Trung Hoa. Vị trí đó khiến Phật giáo dễ dàng du nhập vào Việt Nam. Tuy nhiên công lao lớn nhát thuộc về các nhà s thông qua đờng bộ hoặc đờng biển.

Phật giáo du nhập vào Việt Nam và đợc mở rộng dới thời Pháp thuộc có thể dẫn ra ví dụ Lí Bí đã cho dựng chùa Khai Quốc (hiện là chùa Trấn Quốc ở Hà Nội ngày nay ) . Khi nhà Tuỳ thống trị nớc ta đã dựng đợc 20 bảo tháp, độ đợc 500 vị s, dịch đợc 15 bộ kinh, chùa chiền mọc lên khắp nơi nh chùa Tứ Pháp, chùa Pháp Vân (Chùa Dâu), chùa ở Châu Phong (Vĩnh Phúc), Trờng Yên (Ninh Bình), Châu ái (Thanh Hoá) đã nói lên một điều Phật giáo lúc bấy giờ mở rộng khắp đất Giao Châu. Thời nhà Tuỳ Phật giáo Thiền tông Trung Hoa bắt đầu du nhập vào Việt Nam đến thời nhà Đờng Phâtị giáo đã đạt đến độ cực thịnh thì lỵ sở chính quyền đô hộ chuyển từ Luy Lâu về Đại La (Hà Nội) làm nơi đây nhanh chóng trở thành trung tâm Phật giáo.

ảnh hởng Phật giáo Trung Hoa vào Việt Nam mạnh đến mức ngày nay hầu hết các ngôi chùa còn lại ở miền Bắc không ngôi chùa nào ở nhà tổ không thờ Bồ Đề Đạt Ma – khởi tổ dòng Thiền Trung Hoa hay Vô Ngôn Thông. Thiên tông và Tịnh độ tông đợc truyền vào nớc ta song không phải là đóng khung mà có sự pha trộn với các tông phái khác. Đến thời Đờng lúc mà Phật giáo cực thịnh ở Trung Hoa cũng là lúc Phật giáo Giao Châu phát triển mạnh.

Đạo Phật cùng với đạo Nho và đạo Lão Trang du nhập vào Việt Nam là cơ sở t tởng cho ngời Hán đẩy nhanh việc thực hiện chính sách chính trị xã hội cũng nh văn hoá xã hội “Lúc gặp thời thì dựa vào đạo Nho, lúc thất thế thì dựa vào đạo Lão Trang, lúc éo le khốn khổ thì dựa vào đạo Phật. Tình hình đó ít nhiều cũng đợc lặp lại ở Việt Nam trong thời kỳ Bắc thuộc cũng nh các thời đại sau” [21;93]

Một phần của tài liệu Quá trình truyền bá và phát triển của đạo phật ở trung hoa (Trang 56 - 62)