Giải quyết mâu thuẫn giữa cống hiến và quyền lợi

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường cao đẳng xây dựng số 2 bộ xây dựng (Trang 86 - 107)

Những giải pháp được đề xuất trên đây nhằm phát huy cao nhất năng lực của các thành viên trong tổ chuyên môn, thúc đẩy, nâng cao hiệu quả, chất lượng của các tổ bộ môn trong trường THPT trên địa bàn Hà Tĩnh. Tuy nhiên, các giải pháp đó vẫn khó thực hiện được triệt để nếu không tính đến một mâu thuẫn tất yếu sẽ nảy sinh trong quá trình quản lí: đó là mâu thuẫn giữa cống hiến và hoạt động. Nhà quản lí yêu cầu rất cao ở nhân lực lao động, tìm mọi phương thức quản lí mới là để khai thác khả năng chuyên môn của họ. Để thực hiện những gì mà người quản lí yêu cầu, giáo viên phải nỗ lực nhiều hơn, "lao tâm khổ tứ" hơn trong công việc. Vậy thì, những thành quả đích thực mà các thành viên trong tổ lao động đạt được nhờ áp dụng các giải pháp mà Hiệu trưởng đề ra cộng với sự tích cực của bản thân, đem lại lợi ích thiết thực cho nhà trường thì phải được đánh giá như thế nào cho xứng? Làm gì để khích lệ tinh thần tìm tòi sáng tạo, để

duy trì chất lượng của hoạt động chuyên môn của các tổ một cách bền lâu? Đó là những vấn đề mà người quản lí không thể bỏ qua.

Trong các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, nếu người lao động đạt năng suất cao, có những cải tiến kĩ thuật đạt hiệu quả kinh tế thì thường được thưởng bằng vật chất. Chế độ thưởng cao thấp thế nào tuỳ ở tiềm lực kinh tế của doanh nghiệp. Có những doanh nghiệp thưởng cho cán bộ, nhân viên có thành tích với số tiền không nhỏ.

Những điều đó dĩ nhiên rất khó áp dụng trong lĩnh vực giáo dục. Ngân sách giáo dục bậc trung học phổ thông, ngoài loại hình trường dân lập (chiếm một tỉ lệ nhỏ), đều là nguồn ngân sách Nhà nước. Hằng năm, các trường có chế độ phụ thu, nhưng các nguồn thu đó vừa ít, vừa phải chịu sự qui định của địa phương, của Nhà nước. Chi tiêu nguồn tiền đó cũng phải minh bạch, rõ ràng.

Trong tình trạng đó, Hiệu trưởng phải biết tính toán, cân đối để chi tiêu làm sao cho hợp lí. Ngoài những khoản chi ổn định (theo các văn bản qui định của liên Bộ: Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo), Hiệu trưởng cần năng động, vận dụng khoản ngân sách dành cho chuyên môn để lập quĩ thưởng, trong đó, dành một phần thích đáng thưởng cho tổ bộ môn có thành tích cao trong năm học. Theo chúng tôi, Hiệu trưởng phải thật "mạnh tay" trong việc chi tiêu cho chuyên môn, bằng cách vận dụng mức cao nhất trong khung qui định mà các văn bản cho phép. Ở điểm này, chúng tôi chỉ nêu vấn đề, để thấy một việc cần thiết phải làm. Giải quyết vấn đề quĩ thưởng thế nào là tuỳ ở tình hình cụ thể từng trường cũng như khả năng vận dụng sáng tạo của Hiệu trưởng. Chỉ biết rằng, trong tình hình hiện nay, nếu người quản lí chỉ nghĩ đến một phía là những đóng góp của giáo viên mà không tính đến phía khác là đảm bảo quyền lợi vật chất cho họ thì mọi phong trào, mọi hoạt động không chóng thì chầy cũng rơi vào bế tắc mà thôi.

Tiểu kết chương 3

Chương 3 là chương trọng tâm của đề tài này. Những vấn đề được nêu ở hai chương trên là cơ sở để chúng tôi đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao

chất lượng hoạt động của tổ bộ môn trên địa bàn Hà Tĩnh (được trình bày ở chương 3).

Các giải pháp đó phải được xây dựng trên các nguyên tắc: bám sát mục tiêu giáo dục bậc THPT; nguyên tắc hệ thống; nguyên tắc đồng bộ; nguyên tắc thực tiễn; nguyên tắc phổ quát. Chỉ từ các nguyên tắc như thế, những giải pháp nêu ra mới có cơ sở khoa học và mới có thể vận dụng có hiệu quả vào thực tế hoạt động của tổ bộ môn các trường THPT ở Hà Tĩnh, hơn thế, một số giải pháp còn có thể có khả năng vận dụng rộng rãi hơn nhờ tính tương đồng ít nhiều nào đó.

Luận văn đã đi sâu vào phân tích các giải pháp mà chúng tôi cho là sát hợp với đối tượng khảo sát, nghiên cứu. Đó là Hiệu trưởng phải nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của tổ bộ môn; Lựa chọn và bồi dưỡng tổ trưởng tổ bộ môn; Gia tăng tính tự chủ và năng động của tổ bộ môn; Quan tâm và đáp ứng các phương tiện hoạt động; Đổi mới cách kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động của tổ bộ môn; Giải quyết mâu thuẫn giữa cống hiến và quyền lợi. Những giải pháp trên đây có thể đã được nói đến ít nhiều trong một số tài liệu. Tuy nhiên, ở công trình này, chúng tôi chọn cách tiếp cận hệ thống và tuân thủ nguyên tắc thực tiễn, nên những kiến giải sâu về các giải pháp và cách thức áp dụng trở nên cụ thể và thiết thực hơn.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

1. Trong việc nâng cao chất lượng dạy học ở nhà trường nói chung, bậc THPT nói riêng, tổ bộ môn đóng một vai trò quan trọng. Để làm rõ vấn đề này, từ góc nhìn lí luận, luận văn đã nêu và kiến giải một số khái niệm then chốt:

trường trung học phổ thông; tổ bộ môn ở trường THPT; chất lượng tổ bộ môn ở trường THPT, quản lí và vấn đề quản lí chất lượng chuyên môn ở tổ bộ môn... Những khái niệm này đã được đề cập đến với những mức độ đậm nhạt khác nhau trong các văn bản pháp qui do Nhà nước ban hành trong các công trình nghiên cứu về Giáo dục học, về Quản lí giáo dục, trong các bài báo, các luận văn khoa học Giáo dục, song từ yêu cầu của công trình, chúng tôi đã tổng hợp và hệ thống hoá, lí giải một cách khá tường tận, tạo dựng cơ sở lí thuyết để đi vào khảo sát đối tượng nghiên cứu được đặt ra trong phạm vi đề tài.

2. Thực hiện để tài này, chúng tôi đã khảo sát một cách khá đầy đủ thực trạng chất lượng của các tổ bộ môn trong các trường THPT trên địa bàn Hà Tĩnh. Luận văn đã mô tả, phân tích thực trạng trên những mặt cơ bản: cơ cấu các tổ bộ môn của toàn bộ các trường THPT trong toàn tỉnh; số lượng giáo viên và phân loại trình độ được đào tạo ở các tổ; danh hiệu thi đua các tổ bộ môn ở các trường. Có thể nói, bên cạnh những cứ liệu cần thiết khác như bảng xếp loại kết quả học sinh giỏi các cấp, tỉ lệ thi đậu vào các trường đại học cao đẳng, những con số nêu trên đã phần nào cho thấy chất lượng thực của các tổ bộ môn.

Trong thời gian gần 20 năm kể từ ngày tách tỉnh (1991), bậc THPT ở Hà Tĩnh có sự phát triển khá rõ rệt về lượng và về chất. Điều này chứng tỏ các nhà quản lí đã có những giải pháp nhất định để nâng cao chất lượng đội ngũ. Chúng tôi đã tìm hiểu một số giải pháp được các Hiệu trưởng có tâm huyết và kinh nghiệm áp dụng và cho kết quả cụ thể, tiêu biểu là giải pháp lượng hoá do NGNN Lê Đức Quý đề xuất và thể nghiệm trong thời gian ông làm Hiệu trưởng trường THPT Lí Tự Trọng, sau đó được nâng cấp thành đề tài nghiên cứu cấp Bộ (thời gian ông giữ cương vị Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh), đã được nghiệm thu và trao giải thưởng. Tuy nhiên, có thể thấy, những gì được thực thi trong thời gian qua vẫn chưa phải đã mang tính đồng bộ, chưa có ảnh hưởng sâu rộng trong phạm vi các trường THPT toàn tỉnh. Điều này có nhiều

nguyên nhân, song trước hết do chưa có biện pháp phổ biến các sáng kiến, các quan điểm mới mẻ trong quản lí. Mặt khác, cũng phải kể đến sức ý nhất định của những thói quen, những cách làm đã trở thành lối mòn, khó thay đổi một cách căn bản. Phải bám sát thực trạng đó, việc nêu một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tổ bộ môn mới có được sự có giá trị thực tiễn. Những nội dung trên đây được trình bày đầy đủ ở chương 2 của luận văn.

3. Trên cơ sở khảo sát thực trạng, phân tích những ưu điểm và hạn chế của những cách làm đã có ở các trường THPT trên đại bàn Hà Tĩnh, chúng tôi đi đến đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của tổ bộ môn cho các loại hình trường học ở bậc học này (nội dung cơ bản của chương 3). Các giải pháp được đề xuất phải tuân thủ những nguyên tắc: bám sát mục tiêu giáo dục bậc THPT; nguyên tắc hệ thống; nguyên tắc đồng bộ; nguyên tắc thực tiễn; nguyên tắc phổ quát. Các nguyên tắc này được xem là những tiền đề đảm bảo cho việc vận hành các giải pháp đúng hướng và có kết quả.

Các giải pháp được nêu lên ở đây bao gồm:

a) Nâng cao nhận thức của Hiệu trưởng về tầm quan trọng của tổ chuyên môn;

b) Lựa chọn và bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn;

c) Gia tăng tính tự chủ và năng động của tổ chuyên môn;

d) Quan tâm và đáp ứng các phương tiện hoạt động;

e) Đổi mới cách kiểm tra, đánh giá chất lượng của tổ chuyên môn;

g) Giải quyết mâu thuẫn giữa cống hiến và quyền lợi.

Nội dung của các giải pháp, điều kiện và khả năng thực thi đều được chúng tôi phân tích kĩ và đặt trong nhiều tương quan. Có thể thấy ở đây, có những vấn đề thuộc về nhận thức của người quản lí, có những vấn đề thuộc về các hoạt động cụ thể có thể lượng hoá. Mối quan hệ giữa nhận thức và hành động là tất yếu, phản ánh sự đối mới của tư duy ảnh hưởng quyết định như thế nào đến sự đối mới trong cung cách quản lí.

2. KIẾN NGHỊ

- Cần có chương trình, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng thường xuyên về nghiệp vụ quản lí nhằm giúp đội ngũ cán bộ quản lí các trường THPT trong toàn tỉnh nâng cao trình độ, cập nhật lí luận khoa học quản lí hiện đại, từ đó, có thể vận dụng vào thực tiễn của trường mình. Trên cơ sở Điều lệ trường THPT, Sở GD & ĐT cần cụ thể hơn nữa vị trí, vai trò, chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của tổ bộ môn. Văn bản chỉ đạo phải bám sát chất lượng đội ngũ, tình hình hoạt động của các tổ bộ môn tất cả các trường trong tỉnh.

- Cần giao quyền tự chủ cho các trường trong việc lựa chọn đội ngũ. Từ trước đến nay, ở Hà Tĩnh, việc tuyển dụng giáo viên chủ yếu do Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm. Các trường hoàn toàn thụ động trong việc điều chuyển hoặc tiếp nhận nhân sự mới, do đó, không thể chủ động xây dựng chất lượng đội ngũ theo những tiêu chí, theo yêu cầu cụ thể của trường mình. Sở GD & ĐT cần linh hoạt trong việc ban hành cơ chế song hành giữa quyền hạn và trách nhiệm. Chất lượng chuyên môn của đội ngũ là thước đo về trình độ, năng lực quản lí của Hiệu trưởng các trường.

- Cần đổi mới hình thức đánh giá thi đua đối với tập thể, cụ thể là tổ bộ môn. Một số danh hiệu thi đua gắn với thành tích hoạt động của tập thể như trước đây đã ít nhiều tỏ ra bất cập, không còn mang ý nghĩa thật thiết thực đối với tổ bộ môn, thiếu sức động viên khích lệ. Cần quan tâm đến quyền lợi vật chất một cách đúng mức khi đặt ra các danh hiệu thi đua.

2.2. Đối với các trường THPT

- Xác định đúng vị trí của tổ bộ môn trong hoạt động chuyên môn của nhà trường. Cần thấy rõ những gì thuộc về vai trò của cá nhân, những gì là hiệu quả đích thực được tạo nên bởi hoạt động của tổ. Tránh biến tổ chuyên môn thành một bộ phận triển khai những công việc mang tính chất hành chính thuần tuý.

- Cố gắng hạn chế đến mức tối đa các tổ ghép, vì có sự độc lập, tổ chuyên môn mới phát huy cao nhất khả năng và chất lượng hoạt động của mình.

- Trên cơ sở các văn bản của Nhà nước, của Bộ, Sở GD & ĐT, Hiệu trưởng phải thể chế hoá, cụ thể hoá thành các qui định riêng của nhà trường, để các tổ bộ môn chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động của mình.

- Vận dụng một cách tối đa những qui định của các văn bản pháp lí để tác động tích cực vào hoạt động của tổ bộ môn. Sự tác động này diễn ra không chỉ ở mặt hoạt động chuyên môn, mà cả ở những chế độ đãi ngộ, khen thưởng. Phải cung ứng những nhu cầu tốt nhất trong điều kiện cụ thể của trường mình để tổ chuyên môn có điều kiện hoạt động với hiệu suất cao.

Những kết quả nghiên cứu trên đây dù sao cũng mới chỉ là bước đầu. Dẫu rất cố gắng, song với phạm vi, đối tượng khảo sát và yêu cầu khoa học của đề tài, chúng tôi chắc chắn rằng, vấn đề còn phải tiếp tục được suy nghĩ, đào sâu, bổ sung. Mong rằng, trong công việc thực tế của bản thân, chúng tôi sẽ có điều kiện nâng cao nhận thức, thâm nhập sâu hơn vào thực tiễn, thể nghiệm các giải pháp đã đề xuất, để một mặt, nâng cao chất lượng các tổ bộ môn ở nhà trường mà mình tham gia quản lí, mặt khác, góp thêm một tiếng nói có trách nhiệm và có trọng lượng đối với nền giáo dục tỉnh nhà. Được như vậy, chúng tôi tự thấy đã không phụ công của các nhà khoa học đã trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn một cách rất tận tâm cho đề tài này của chúng tôi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ba bí quyết để thúc đẩy tinh thần làm việc nhóm, vietnamlearning.vn

2. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2004), Chỉ thị số 40-CT-TW về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục, Hà Nội.

3. Đặng Quốc Bảo (1977), Khái niệm về quản lí giáo dục và chức năng quản lí giáo dục, Nxb GD Hà Nội.

4. Bí quyết để tạo nên một nhóm làm việc ăn ý và hiệu quả,

skills.vietnamlearning.vn

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông, Nxb GD Hà Nội.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Hệ thống hóa văn bản qui phạm pháp luật về giáo dục và đào tạo, Nxb GD Hà Nội.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, Hà Nội.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án phát triển giáo viên THPT và TCCN, 2010,

Hướng dẫn áp dụng chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học vào đánh giá giáo viên, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

9. Các khái niệm chất lượng, văn hoá chất lượng, đánh giá và kiểm định chất lượng trong giáo dục, Viện nghiên cứu giáo dục - Trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh - Trung tâm đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục.

10. Chiến lượng phát triển giáo dục 2001-2010 (Ban hành kèm theo Quyết định số 202/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ.

11. Phạm Khắc Chương (2004), Lí luận quản lí giáo dục đại cương, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

12. Trần Ngọc Giao (2009), Trí tuệ - Tư duy - ý thức và nhận thức về kỹ năng quản lý - Intelligence – thinking - sense and awareness of management skills, Tạp chí Quản lý giáo dục số 3 - 2009.

13. Giáo trình quản lí Giáo dục và Đào tạo (2002) Trường Cán bộ quản lí Giáo dục Trung ương.

14. Nguyễn Công Giáp (2009) Các giải pháp quản lý giáo dục trong môi trường hội nhập WTO – Solutions of educational management in the WTO intergration,

Tạp chí Quản lí giáo dục số 1, tháng 6/2009.

15. Phạm Minh Hạc (1986) Một số vấn đề về quản lí giáo dục và Khoa học giáo dục, Nxb GD Hà Nội.

16. Lê Đại Hành (2009), Một số biện pháp quản lí hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường tiểu học thành phố Thanh Hóa, Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục, Đại học Vinh.

17. Nguyễn Thị Tuyết Hạnh (2009), Bồi dưỡng kỹ năng quản lý góp phần tăng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường cao đẳng xây dựng số 2 bộ xây dựng (Trang 86 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w