Vấn đề chất lượng của tổbộ môn ở các trường THPT trên địa bàn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường cao đẳng xây dựng số 2 bộ xây dựng (Trang 39 - 42)

Tĩnh

Tổng số 308 tổ chuyên môn của 39 trường THPT ở Hà Tĩnh đã được cơ cấu theo tình hình cụ thể của từng trường, theo quan điểm quản lí của Hiệu trưởng. Mục đích cao nhất mà người quản lí hướng tới là làm sao để tổ chuyên môn hoạt động có hiệu quả nhất, thể hiện qua việc đáp ứng những yêu cầu dạy học và giáo dục đặt ra trên địa bàn trong từng giai đoạn.

Song, chất lượng là vấn đề phụ thuộc vào nhiều yếu tố, và ở địa hạt này, vừa đòi hỏi sự phấn đấu đồng bộ, đều tay từ người quản lí đến các thành viên, vừa không thể duy ý chí. Không thể phủ nhận một thực tế: trình độ đào tạo, năng lực nghiệp vụ, điều kiện làm việc ở các trường rất khác nhau. Những trường trọng điểm, có bề dày truyền thống, vốn đã có nhiều ưu thế như: thường ở vùng đô thị, trình độ dân trí cao, kinh tế phát triển, cơ sở vật chất nhà trường đã khá ổn định, Sở thường lựa chọn những Hiệu trưởng dày dạn kinh nghiệm quản lí. Những trường như thế có sức thu hút lớn, dễ chọn được đội ngũ giáo viên có

chất lượng. Ngược lại, những trường ở miền núi, vùng sâu vùng xa do thiệt thòi, thua kém về nhiều mặt, cho nên không thu hút được giáo viên giỏi. Thậm chí, có những trường chỉ như những "bến đỗ tạm thời" của sinh viên mới tốt nghiệp, sau một thời gian "làm nghĩa vụ", họ tìm mọi cách để được thuyên chuyển đến một trường mới. Gần đây, liên bộ Giáo dục và Đào tạo - Tài chính đã bổ sung văn bản ưu đãi chế độ lương bổng, trợ cấp đối với các trường miền núi, vùng khó khăn, tình trạng này mới được cải thiện phần nào.

Những điều đã trình bày trên đây tất yếu chi phối, qui định chất lượng của tổ chuyên môn các trường. Có nhiều trường, tổ chuyên môn khá vững, thể hiện qua kết quả có thể lượng hóa được của các thành viên (uy tín trong đồng nghiệp và học sinh; đạt kết quả cao trong bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp và thi đại học, cao đẳng; đạt danh hiệu giáo viên giỏi nhiều năm; trở thành nòng cốt chuyên môn của Sở; có một số bài báo về chuyên môn được đăng tải trên các báo và tạp chí; được xếp thứ hạng cao về sáng kiến kinh nghiệm cấp tỉnh trở lên…). Dĩ nhiên, không thể đòi hỏi mỗi giáo viên phải đạt tất cả mọi chỉ tiêu, nhưng ở tổ mạnh về chuyên môn, mỗi người góp một thế mạnh của mình để thâu tóm các danh hiệu và đáp ứng căn bản các chỉ tiêu. Một số tổ như Toán, Văn, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ… của trường Năng Khiếu Tỉnh từ ngày thành lập đến nay luôn duy trì vị trí cao trong bảng xếp hạng của Sở là một bằng chứng sinh động. Có thế kể thêm một số tổ có thành tích tương đối ổn định ở các trường như tổ Toán, Lý của trường Phan Đình Phùng, tổ Toán, Văn ở trường Minh Khai, tổ Văn ở trường Trần Phú…

Để có thể hình dung phần nào về tương quan giữa các tổ chuyên môn các trường, bảng thống kê sau đây cung cấp những số liệu mới về danh hiệu thi đua được Sở Giáo dục công nhận.

Bảng 2.4. Danh hiệu thi đua do Sở công nhận của các tổ trong các trường THPT ở Hà Tĩnh (năm học 2009 - 2010)

TT TÊN TRƯỜNG

SỐ TỔ

DANH HIỆU THI ĐUA GHI CHÚ

HTNV LĐTT TTXS

1 Lê Quảng Chí 9 5 3 1

3 Kì Lâm 7 4 2 1 4 Nguyễn Thị Bích Châu 7 5 2 0 5 Nguyễn Huệ 11 7 4 0 6 Cẩm Xuyên 6 0 4 2 7 Hà Huy Tập 6 0 4 2 8 Cẩm Bình 7 0 3 4 9 Nguyễn Đình Liễn 6 0 6 0 10 Năng Khiếu Tỉnh 7 0 2 5 11 Phan Đình Phùng 7 0 5 2 12 Thành Sen 6 0 4 2 13 Lí Tự Trọng 9 6 3 0

14 Lê Quí Đôn 7 0 5 2

15 Nguyễn Trung Thiên 9 0 9 0

16 Mai Kính 6 4 2 0

17 Nghèn 11 7 4 0

18 Can Lộc 9 7 2 0

19 Đồng Lộc 6 4 2 0

20 Nguyễn Văn Trỗi 8 0 6 2

21 Nguyễn Đổng Chi 7 0 5 2 22 Mai Thúc Loan 8 0 5 3 23 Hồng Lĩnh 10 0 9 1 24 Hồng Lam 8 0 8 0 25 Nguyễn Du 7 0 5 2 26 Nguyễn Công Trứ 6 0 3 3 27 Nghi Xuân 6 0 4 2 28 Minh Khai 10 5 3 2 29 Trần Phú 10 7 2 1 30 Đức Thọ 6 4 2 0 31 Hương Sơn 8 0 8 0 32 Lê Hữu Trác I 5 0 5 0 33 Lê Hữu Trác II 7 0 7 0 34 Cao Thắng 7 0 6 1 35 Hương Khê 9 5 1 3 36 Hàm Nghi 7 4 2 1 37 Gia Phố 6 4 2 0 48 Phúc Trạch 7 0 7 0 39 Vũ Quang 10 5 2 3

Trong sự nghiệp đổi mới của đất nước, với yêu cầu xã hội đặt ra cho giáo dục thì đổi mới phương pháp dạy học đã trở thành một "cuộc cách mạng” trong giáo dục nói chung và giáo dục THPT nói riêng trong nhiều năm qua, trong đó tổ chuyên môn của các trường là đơn vị cơ bản diễn ra cuộc “cách mạng” này trong từng giờ lên lớp. Và trong quá trình chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học của mình thì người hiệu trưởng bao giờ cũng quan tâm đặc biệt đến hoạt động này, vì đây là một hoạt động chính của một nhà trường trung học.

Trong hơn một thập kỉ qua, ngành giáo dục Hà Tĩnh đã đặc biệt quan tâm đến việc chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường, trong đó có khối các trường THPT. Vì vậy, hoạt động của tổ chuyên môn trong các trường đã trở thành hoạt động nòng cốt. Phong trào dự giờ thăm lớp, lên lớp mẫu để rút kinh nghiệm trong tổ hàng tuần, hàng tháng, việc thi giáo viên giỏi các cấp, viết sáng kiến kinh nghiệm, làm đồ dùng dạy học đã trở thành hoạt động thường xuyên diễn ra sôi nổi đều khắp các trường trung học. Chính nhờ hoạt động chuyên môn đó mà số giáo viên dạy giỏi các cấp trong các trường trung học tăng lên đáng kể. Nhiều trường trung học đã vươn lên trở thành trường tiên tiến xuất sắc.

Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu là một hoạt động chuyên môn không thể thiếu, là thước đo đánh giá chất lượng dạy và học của một nhà trường. Công tác này được tiến hành thường xuyên, liên tục trong hoạt động chuyên môn của các nhà trường cả trong năm học cũng như dịp nghỉ hè. Các trường THPT đã đưa hoạt động này vào quy chế hoạt động chung và quản lí như hoạt động nội khóa. Những Hiệu trưởng nhà trường cũng như giáo viên trực tiếp giảng dạy đều nhận thức rõ công tác này đòi hỏi phải đổ nhiều công sức hơn so với dạy đại trà, vì thế, một cá nhân không thể làm tốt được. Muốn vậy, chỉ có con đường tăng cường giao lưu học hỏi đồng nghiệp qua các cuộc sinh hoạt chuyên môn tổ, liên tổ, những buổi dự giờ rút kinh nghiệm. Do đó, hàng năm, các trường THPT cũng như Sở Giáo dục đều tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm về công tác này.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường cao đẳng xây dựng số 2 bộ xây dựng (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w