Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của tổbộ môn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường cao đẳng xây dựng số 2 bộ xây dựng (Trang 25 - 26)

Nếu quan niệm chất lượng của tổ bộ môn nằm ở khâu kết quả, là mục đích phấn đấu của một tập thể, thì nguyên nhân dẫn đến kết quả cuối cùng đó là những nhân tố ảnh hưởng, thậm chí có tính qui định đối với chất lượng của tổ.

Trước hết, phải kể đến những nhân tố thuộc về chủ quan. Nhân sự là vấn đề hết sức quan trọng của một nhóm hoạt động. Phẩm chất đạo đức, lối sống, trình độ đào tạo, năng lực chuyên môn, thái độ đối với nghề nghiệp, cung cách ứng xử trong mọi mối quan hệ, chí tiến thủ trong nghề và trong cuộc sống… là những phương diện tạo nên "cái chất" của mỗi người giáo viên. Một khi trong tổ bộ môn có được một đội ngũ khá đồng đều, các mặt nêu trên không quá non lép, thì mọi hoạt động sẽ tiến triển theo chiều hướng tích cực, và do đó, việc nâng cao chất lượng đội ngũ và chất lượng hoạt động sẽ có những thuận lợi nhất định. Ngược lại, tổ chuyên môn nào mà đội ngũ bất cập, có những trường hợp "cá biệt", bê trễ trong công việc, thiếu gương mẫu trước đồng nghiệp và học sinh, không thiết tha gắn bó với nghề, thì đó là những thách thức không đối với hoạt động của tổ. Những tổ bộ môn rơi vào tình trạng ấy, không thể hi vọng có được chất lượng cao.

Nói đến nhân tố chủ quan, còn cần phải kể đến vai trò của người tổ trưởng tổ bộ môn. Tổ trưởng là người trực tiếp quản lí một "đơn vị sản xuất" với công việc đặc thù là dạy học, giáo dục, cho nên, chất lượng của tổ một phần được quyết định bởi "cái tâm" và "cái tầm" của người đứng đầu ấy. Chính phẩm chất đạo đức, cung cách điều hành công việc, thái đối công tâm trong mọi quan hệ, năng lực chuyên môn của bản thân người tổ trưởng sẽ có tác động rất lớn đối với tập thể. Nếu tổ trưởng là người gương mẫu, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, biết quan tâm nâng đỡ, biết chia sẻ tâm tư, tình cảm với đồng nghiệp, thì chắc chắn sẽ gắn kết các thành viên trong tổ thành một khối thống nhất, để mỗi

cá nhân vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, vừa thúc đẩy chất lượng hoạt động của tổ. Trái lại, nếu tổ trưởng thiếu những phẩm chất nêu trên, thì mọi công việc của tổ rất dễ rơi vào tình trạng bê trễ, thân ai nấy lo, mạnh ai nấy làm. Thứ hai là những nhân tố khách quan. Thuộc về nhân tố khách quan là những gì bên, nhưng có sức chi phối rõ rệt đối với mọi công việc của tổ bộ môn. Hiệu trưởng và ban Giám hiệu chính là thành phần đầu tiên thuộc nhân tố khách quan. Nhận thức của Hiệu trưởng về tầm quan trọng của tổ bộ môn trong nhà trường, quan điểm về chọn tổ trưởng, mức độ quan tâm và sâu sát trong chỉ đạo, kiểm tra, cung ứng các phương tiện và tạo điều kiện cho các hoạt động của tổ đến mức nào, chế độ thi đua khen thưởng…, tất cả những điều đó gây ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực một cách hiển nhiên đến phong trào cũng như chất lượng hoạt động của một tập thể.

Bên cạnh đó, điều kiện kinh tế, trình độ dân trí của địa phương nơi trường đóng cũng tác động một phần không nhỏ đến hoạt động của người giáo viên nói riêng, tập thể tổ bộ môn nói chung. Những nơi có truyền thống hiếu học, thái độ, sự đòi hỏi của phụ huynh và học sinh đối với chất lượng dạy học của thầy cô sẽ là một áp lực tích cực, buộc nhà trường nói chung, các tổ bộ môn nói riêng không thể không nỗ lực. Ngược lại, ở những nơi trình độ dân trí còn hạn chế, điều kiện kinh tế khó khăn, động cơ lập nghiệp bằng con đường học lên sau khi tốt nghiệp phổ thông của học sinh không rõ ràng, giáo viên rất dễ rơi vào tình trạng thỏa mãn, bình quân chủ nghĩa, ít đầu tư, tìm tòi, suy nghĩ về công việc. Và do dậy, tổ bộ môn khó có được chất lượng cao.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường cao đẳng xây dựng số 2 bộ xây dựng (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w