Nguyên tắc phổ quát

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường cao đẳng xây dựng số 2 bộ xây dựng (Trang 63)

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi tiến hành khảo sát chất lượng các tổ bộ môn thuộc các trường THPT trên địa bàn Hà Tĩnh. Một đối tượng khảo sát như thế không quá rộng nhưng cũng không phải là hẹp. Điều này đòi hỏi các giải pháp được đề xuất phải có khả năng áp dụng cho tất cả các tổ chuyên môn thuộc mọi loại hình trường THPT hiện có trong tỉnh. Có nghĩa, nguyên tắc phổ quát phải được tuân thủ một cách nghiêm ngặt.

Trong thực tế, mỗi trường THPT ở Hà Tĩnh có lịch sử xây dựng và phát triển của riêng mình. Có những trường ra đời từ năm bảy chục năm trước, nhưng cũng có trường tuổi đời chưa đầy một thập kỉ. Có những trường qui mô dăm chục lớp, nhưng có trường vẻn vẹn hơn chục lớp học. Có trường gần vài trăm giáo viên, lại có trường chỉ vài ba chục giáo viên... Tuy nhiên, sự khác biệt nhiều mặt giữa các trường như vậy không có nghĩa mỗi trường có một cách thức riêng, không hề giống trường khác trong việc nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn. Trong vấn đề này, nhận thức sự "tiểu dị" cũng quan trọng không khác gì nắm vững sự "đại đồng". Trên cơ sở hiểu biết sâu sắc những nét chung cơ bản về thực trạng đội ngũ chuyên môn giữa các trường, với những ưu điểm cần phát huy và những hạn chế cần khắc phục, ta mới có thể tính tới các giải pháp có thể áp dụng cho toàn thể. Và chỉ khi nào tìm được các phương thức có tính phổ quát, nghĩa là có khả năng áp dụng rộng rãi cho việc quản lí và nâng cao chất lượng của các tổ bộ môn ở tất cả các trường, lúc bấy giờ ý nghĩa khoa học của những giải pháp đó mới thực sự được khẳng định.

3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng của tổ bộ môn ở các trường THPT tỉnh Hà Tĩnh

3.2.1. Nâng cao nhận thức của Hiệu trưởng về tầm quan trọng của tổ bộ môn, từ đó, có sự chỉ đạo sâu sát

3.2.1.1. Vấn đề nhận thức

Mọi giải pháp muốn phát huy hiệu quả, phải bắt đầu từ người quản lí. Đối với việc nâng cao chất lượng của tổ chuyên môn, nhận thức của Ban giám hiệu, đứng đầu là Hiệu trưởng giữ vai trò tiên quyết.

Quản lí hoạt động tổ bộ môn là một trong những nhiệm vụ quản lí nhà trường của Hiệu trưởng. Đưa các tổ đi vào hoạt động đúng với những qui định của Điều lệ trường THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành không phải là chuyện khó. Dường như không một Hiệu trưởng nào mà lại không ý thức được rằng: tổ bộ môn là một bộ phận cấu thành trong bộ máy quản lí của nhà trường, có chức năng giúp Hiệu trưởng điều hành các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn liên quan đến dạy và học; tổ bộ môn trực tiếp quản lí giáo viên trong tổ theo nhiệm vụ qui định; là đầu mối để Hiệu trưởng quản lí nhiều mặt, trong đó, chủ yếu vẫn là hoạt động dạy học trong nhà trường. Tuy nhiên, nhận thức đầy đủ những qui định như trên tuy đúng, nhưng vẫn mới chỉ dừng lại ở khuôn mẫu nặng tính công thức, được định chế hoá trong các văn bản từ tuyến trên dội xuống, chưa thể hiện được sự năng động, sáng tạo cũng như chưa in được dấu ấn riêng trong năng lực quản lí của người lãnh đạo. Muốn nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổbộ môn trong phạm vi quản lí của mình, Hiệu trưởng nói riêng, Ban giám hiệu nói chung phải xác định sâu hơn tầm quan trọng của đơn vị này. Sự nhận thức đó, chung qui thể hiện trên các phương diện sau:

Trước hết, nếu mỗi trường học được xem như một đơn vị sản xuất, thì mỗi tổ bộ môn là một "đội sản xuất" trực tiếp làm ra sản phẩm đặc thù: sản phẩm giáo dục. Cũng như nhiều hoạt động khác trong xã hội, giáo dục phải là hoạt động có tổ chức, có bộ máy, mỗi đơn vị trong bộ máy giữ những chức năng nhất định, không thể thay thế cho nhau. Hiệu trưởng đương nhiên là giữ vai trò đầu tàu, là "vị chỉ huy" tối cao trong nhà trường, nêu những quyết sách để nhà trường có định hướng phát triển trước mắt cũng như lâu dài. Các bộ phận trong trường như tổ chức Đảng, Đoàn thanh niên, Công đoàn, Hội đồng nhà trường...

có những chức năng khác nhau, giúp cho nhà trường hoạt động đúng hướng, có hiệu quả. Thế nhưng, xét cho cùng, những tổ chức ấy không trực tiếp tạo ra sản phẩm giáo dục. Nhìn từ khía cạnh này mới thấy tổ bộ môn có vai trò, vị trí như thế nào trong cơ cấu tổ chức của nhà trường.

Kiến thức khoa học mà học sinh bậc THPT phải tiếp thu được cụ thể hoá ở các môn học: Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Tin học, Công nghệ, Thể dục, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân. Mỗi môn học có những nét đặc thù về nội dung tri thức, về phương pháp, có những cái khó riêng. Các khía cạnh ấy, chỉ có những thành viên trong tổ bộ môn mới có thể nhận thức đầy đủ. Và cũng chỉ có họ mới có khả năng giải quyết các vấn đề ách tắc nảy sinh trong quá trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa bộ môn do Bộ ban hành.

Để hiểu thực chất về các tổ bộ môn trong trường, Hiệu trưởng phải chú ý hai phương diện: vừa phải rất sâu sát hoạt động của từng tổ, vừa phải tôn trọng đặc thù về chuyên môn của các tổ. Mỗi Hiệu trưởng đều từng là giáo viên, từng được đào tạo về một môn học cụ thể trong trường đại học. Có thể, trước đây, trong tư cách một giáo viên, Hiệu trưởng đã đạt những thành tích về dạy học ở một môn nào đó. Nhưng, khi đảm nhiệm công việc quản lí toàn diện một trường học, Hiệu trưởng phải luôn biết tôn trọng những yếu tố cá biệt ở từng tổ trong trường. Phải có thái độ công bằng, minh bạch, cần tránh sự phân biệt đối xử, ví dụ: thiên vị những tổ tự nhiên mà coi thường các tổ xã hội hoặc ngược lại; ưu ái những môn thường thi tốt nghiệp, thi đại học mà xem nhẹ các môn khác... Thành tích về chuyên môn và giáo dục của trường học phải là kết quả của tất cả các tổ trong trường.

Thứ hai, cần hiểu rằng, bản chất hoạt động của tổ bộ môn là hoạt động nhóm - một vấn đề được nói đến nhiều trong khoa học và nghệ thuật quản lí hiện đại. Người Nhật đã từng có cách ví von rất hay về tinh thần hợp tác làm việc giữa những thành viên với nhau trong một tổ, một nhóm. Cứ cho rằng, mỗi người là một viên ngọc. Thế nhưng, nếu những viên ngọc ấy không dính kết vào nhau, sẽ không tạo nên một sản phẩm nổi bật nào cả. Đúng vậy, trước một vấn đề, mỗi người sẽ có một cách quan sát, đánh giá khác nhau. Ý kiến của cá nhân

có thể đúng, nhưng chưa chắc đã đủ. Cùng nhau góp sức giải quyết công việc, sự thành công sẽ đảm bảo chắc chắn hơn.

Hiệu trưởng phải hiểu sâu sắc rằng: một tập thể có tính gắn kết cao hơn khi được cấu trúc hợp lí, và do đó, mối liên lạc giữa các thành viên cũng trở nên gần gũi hơn. Một nghiên cứu của Sundstrom từ năm 1960 đã chỉ ra: nếu cấu trúc của tập thể cho phép các thành viên làm việc cạnh nhau, tập thể đó sẽ đạt hiệu suất cao hơn nhiều so với một tập thể được cấu trúc lỏng lẻo và ít tiếp xúc.

Thứ ba, hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn quyết định hiệu quả giáo dục của nhà trường.

Điều 3 - Điều lệ trường trung học qui định: "Trường trung học có những nhiệm vụ và quyền hạn:

1. Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác của Chương trình giáo dục phổ thông.

2. Quản lí giáo viên, cán bộ, nhân viên; tham gia tuyển dụng và điều động giáo viên, cán bộ, nhân viên.

3. Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh, vận động học sinh đến trường, quản lí học sinh theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Thực hiện kế hoạch giáo dục phổ cập trong phạm vi cộng đồng.

5. Huy động, quản lí, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục. Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục.

6. Quản lí, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo qui định của Nhà nước.

7. Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động xã hội. 8. Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng giáo dục.

9. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo qui định của pháp luật [7]. Không phải ngẫu nhiên, trong 9 nhiệm vụ được qui định đối với trường trung học, nhiệm vụ "Tổ chức giảng dạy và học tập và các hoạt động giáo dục khác" được đặt ở vị trí thứ nhất. Chất lượng một trường THPT được đánh giá bởi nhiều chỉ số, trong đó, chỉ số về chất lượng dạy học có tính chất quyết định.

Không thể không thấy rằng, tính chất "đầu tàu" của hoạt động dạy học trong tổng thể các hoạt động giáo dục của nhà trường được đảm bảo trước hết bởi chất lượng của tổ chuyên môn. Có nhận thức rõ ràng điều đó, Hiệu trưởng mới có những tìm tòi, sáng tạo trong quản lí hoạt động của các tổ trong trường.

Những phân tích trên đây cho thấy, nhận thức của Hiệu trưởng về tầm quan trọng của tổ bộ môn là yếu tố có tính chất then chốt. Các văn bản được ban hành dù là kết quả sự nghiên cứu kĩ lưỡng của các chuyên gia, song đó cũng mới chỉ là công thức chung, mang tính gợi dẫn. Muốn có biện pháp tích cực, năng động trong quản lí, Hiệu trưởng phải thấu suốt vấn đề, phải làm sao để công thức chung trở thành tư tưởng riêng cụ thể, sống động của bản thân.

3.2.1.2. Các biện pháp quản lí

Điều 19 - Điều lệ trường trung học đã qui định rõ nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng, trong đó có những điểm liên quan trực tiếp đên việc quản lí của Hiệu trưởng đối với tổ chuyên môn, thể hiện ở các mục:

- Mục c) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học; - Mục d) Quản lí giáo viên, nhân viên; quản lí chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên... [7].

Nếu thuần tuý dựa vào những điều qui định trong văn bản nêu trên, Hiệu trưởng không mong tìm thấy "cẩm nang" cho công việc quản lí các mặt của mình, chưa nói đến các giải pháp nâng cao hoạt động của các tổ bộ môn trong trường. Giỏi lắm, Hiệu trưởng chỉ mới tránh được các sai phạm, khó có được những thành công nổi bật. Cho nên, Hiệu trưởng thực sự năng động phải là người biết tự trang bị thêm nhiều tri thức lí luận về quản lí, cập nhật thông tin mới mẻ, hiện đại, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Đối với quản lí tổ bộ môn, trên cơ sở nhận thức tầm quan trọng của đơn vị này, Hiệu trưởng phải có các biện pháp quản lí mạnh mẽ và thiết thực. Biện pháp đó không nằm ngoài mấy vấn đề sau đây:

- Phân công cụ thể nội dung phần việc đối với Hiệu phó phụ trách chuyên môn. Phải làm sao để Hiệu phó chuyên môn thực sự là "cánh tay nối dài" của Hiệu trưởng để thực thi có hiệu quả kế hoạch đề ra. Trong sự phối hợp công việc

giữa Hiệu trưởng và Hiệu phó, có sự phân nhiệm rõ ràng, dung hoà các chủ kiến, các mâu thuẫn, tìm sự đồng thuận để tạo sức mạnh tổng hợp. Hiệu trưởng nhất thiết phải tránh hai thái cực: hoặc ỷ lại, hoặc phớt lờ vai trò của Hiệu phó chuyên môn.

- Tạo điều kiện để tổ trưởng bộ môn phát huy cao nhất năng lực, vai trò của mình trong tổ (nội dung này là một giải pháp quan trọng sẽ được triển khai đầy đủ trong mục 3.2.1.2).

- Đáp ứng ở mức cao nhất trong hoàn cảnh cụ thể của nhà trường những yêu cầu về điều kiện hoạt động do các tổ chuyên môn đề xuất.

- Phát hiện và xử lí nhanh nhạy, kịp thời những bất cập nảy sinh ở các tổ bộ môn.

- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá thật đúng thực chất về chất lượng của các tổ bộ môn. Tránh đánh giá chung chung, hình thức, chiếu lệ; loại bỏ các thông tin bị "gây nhiễu", không chính xác về các cá nhân cũng như về các tổ.

Tục ngữ người Việt có câu: "Nói thì dễ, làm lễ thì khó". Đúng như thế. Những biện pháp cụ thể vừa nêu không có gì cao xa, bí ẩn. Chỉ cần chịu khó tham khảo, suy nghĩ, người Hiệu trưởng có thể nhận thức được. Song để những biện pháp đó đạt kết quả tích cực, đòi hỏi người quản lí phải thực sự có năng lực, toàn tâm toàn ý với công việc.

3.2.2. Lựa chọn và bồi dưỡng tổ trưởng bộ môn

Nhận thức của Hiệu trưởng về tầm quan trọng của tổ bộ môn phải đi liền với nhận thức về vai trò của tổ trưởng tổ bộ môn. Một tổ bộ môn có chất lượng tốt được quyết định không chỉ bởi các thành viên có trình độ nghiệp vụ cao, đồng đều, mà còn bởi người đứng đầu có tố chất "thủ lĩnh", vừa hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ chuyên môn của cá nhân, vừa có tầm ảnh hưởng sâu rộng, tích cực đến các thành viên trong tổ. Từ đó có thể thấy, khâu lựa chọn và bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn có ý nghĩa như thế nào đối với hiệu quả hoạt động của tổ.

Muốn lựa chọn được tổ trưởng tổ bộ môn có chất lượng, Hiệu trưởng phải có hệ thống tiêu chí rõ ràng. Có thể nêu một số tiêu chí cơ bản sau đây:

Tổ trưởng phải là người có khả năng xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ.

Trong mỗi năm học, kế hoạch chung của toàn trường thường được Hiệu trưởng dự thảo, được thông qua và nhận sự góp ý xây dựng, hoàn thiện của tổ chức Đảng, Hội đồng nhà trường và đội ngũ giáo viên (thông qua các hội nghị đầu năm). Tuy nhiên, để các mục tiêu nêu trong báo cáo kế hoạch năm học trở thành hiện thực, các tổ bộ môn phải cụ thể hoá bằng bản kế hoạch riêng của tổ mình do tổ trưởng xây dựng. Bản kế hoạch ấy càng cụ thể, chi tiết, vừa hướng tới những chỉ tiêu cao lại vừa có tính khả thi thì càng chứng minh được năng lực của tổ trưởng.

Tổ trưởng phải biết điều hành, tổ chức hoạt động của tổ theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như kế hoạch của nhà trường. Đây chính là nơi cho thấy rõ nhất về năng lực quản lí của tổ trưởng chuyên môn. Phương pháp điều hành của tổ trưởng tránh gây nặng nề, căng thẳng, tránh hình thức chủ nghĩa, hành chính hoá mà tập trung vào thực chất của công tác chuyên môn đặt ra từ các bài giảng cụ thể (nhất là những vấn đề mới và khó); từ khâu kiểm tra, đánh giá phân loại học sinh cho đến các kì thi học sinh giỏi, thi giáo viên giỏi các cấp... Một tổ trưởng đúng nghĩa phải là người luôn đặt công tác chuyên môn của tổ mình thành nhiệm vụ trọng tâm phải hoàn thành khi đảm trách chức vụ được giao.

Tổ trưởng phải là người tích cực đổi mới phương pháp dạy học và quán triệt tinh thần đổi mới phương pháp dạy học cho tổ viên. Trong ngành giáo dục hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học đang là vấn đề có tính thời sự. Đánh giá năng lực nghiệp vụ của người giáo viên, không chỉ căn cứ vào trình độ tri thức, mà phải đặc biệt chú trọng vấn đề phương pháp dạy học. Với người tổ trưởng, điều này càng đặt ra gay gắt hơn. Bởi vì, một khi ý thức được tầm quan trọng của phương pháp dạy học tiên tiến, hiện đại, tổ trưởng mới có định hướng trau

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường cao đẳng xây dựng số 2 bộ xây dựng (Trang 63)