Quan tâm và đáp ứng các phương tiện, điều kiện hoạt động của tổbộ môn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường cao đẳng xây dựng số 2 bộ xây dựng (Trang 80)

bộ môn

Vấn đề phương tiện được đề cập đến ở đây bao gồm hai khía cạnh: cả các phương tiện dạy học dùng cho mỗi giáo viên, cả các phương tiện cần thiết cho sinh hoạt, nghiên cứu chuyên môn của các tổ.

Đối với giáo viên, phương tiện dạy học là "toàn bộ những trang thiết bị, đồ dùng, dụng cụ phục vụ việc giảng dạy và học tập. Trong thời đại cách mạng khoa học và công nghệ, việc áp dụng những công nghệ thông tin hiện đại vào việc dạy và học, đặc biệt là máy vi tính, internet sẽ tạo ra một cuộc cách mạng về phương pháp giảng dạy và học tập" [23, tr.323].

Phương tiện dùng cho giáo viên trong giờ lên lớp là điều kiện cần thiết để nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường. Nhưng đó mới chỉ là những gì liên quan đến hoạt động của cá nhân. Để tổ chuyên môn hoạt động thực sự có hiệu quả, việc cung ứng các phương tiện cũng như tạo điều kiện tốt nhất cho tổ trong hoàn cảnh cụ thể của nhà trường là đỏi hỏi phải được đặt ra.

Do đặc thù của từng bộ môn, các tổ cần có những phương tiện khác nhau. Ở đây, chúng tôi chỉ nêu những cơ sở vật chất, các phương tiện, điều kiện chung, thiết yếu mà bất cứ tổ bộ môn nào cũng cần phải được trang bị.

Tìm hiểu thực tế các trường THPT trên địa bàn Hà Tĩnh, chúng tôi nhận thấy số trường có các phòng dành riêng cho sinh hoạt chuyên môn của tổ chưa nhiều. Mỗi lần họp, phần lớn các tổ phải sử dụng phòng học của các lớp. Sở sĩ như vậy là bởi, điều kiện cơ sở vật chất của các trường còn nhiều khó khăn, phải ưu tiên cho việc xây phòng học và các phòng chức năng khác (phòng của các thành viên trong Ban giám hiệu, phòng Hành chính, phòng Kế toán, phòng Thủ quĩ, phòng họp Hội đồng, phòng Công đoàn, phòng Đoàn trường, phòng Truyền thống...). Còn một thực tế nữa không thể không nói đến: dường như không ít Hiệu trưởng quan niệm phòng sinh hoạt của các tổ bộ môn chưa phải là một nhu cầu bức thiết. Hai tuần sinh hoạt một lần thì họp tạm đâu đó cũng được, không ảnh hưởng gì lắm đến chất lượng và nội dung cần giải quyết.

Đó là một quan niệm lệch lạc. Nếu chất lượng chuyên môn là yếu tố tạo nên "thương hiệu" của một trường THPT, thì tổ bộ môn là "đội quân chủ lực" đóng vai trò quyết định chất lượng của "thương hiệu" ấy. Xây dựng phòng chuyên môn cho xứng với vai trò không thể thay thế của các tổ là một cách đề cao vai trò của "đội quân chủ lực", và cũng để cho mọi người (kể cả trong và ngoài trường) thấy sự ưu tiên của nhà trường cho hoạt động chuyên môn. Đây không đơn thuần là vấn đề hình thức, mà là tiện nghi hết sức cần thiết cho hoạt động của một tập thể.

Một phòng chuyên môn được bài trí ngăn nắp, khoa học, được trang bị những đồ dùng và các phương tiện kĩ thuật tối thiểu, rất phổ biến hiện nay (bàn ghế, tủ đựng tài liệu, điện thoại, máy vi tính nối mạng internet...) sẽ tạo không khí nghiêm túc mà ấm áp trong các buổi sinh hoạt. Có phòng sinh hoạt khang trang, các tổ sẽ tìm cách trang trí cho nổi bật màu sắc riêng của bộ môn mình. Ví dụ: treo chân dung các nhà văn, nhà thơ, nhà khoa học (tuỳ đặc trưng bộ môn); giới thiệu các thông tin khoa học liên quan đến bộ môn; trưng bày những thành quả mà các thành viên của tổ đạt được (các bài báo, các sáng tác, sáng kiến kinh nghiệm, các tài liệu do tổ biên soạn...). Làm việc trong một không gian như thế, mọi thành viên của tổ sẽ cảm thấy có không khí chuyên môn và gắn bó với nhau

hơn trong tập thể của mình. Chất lượng của các buổi sinh hoạt chuyên môn cũng nhờ vậy mà sẽ được nâng lên rõ rệt.

3.2.4.2. Xây dựng tủ sách, bộ tài liệu tham khảo và trang bị các thiết bị kĩ thuật cho tổ bộ môn

Mỗi trường THPT đều có thư viện chung. Thông thường, các loại sách báo, tài liệu dành cho mọi đối tượng trong trường (từ giáo viên đến học sinh) đều được phục vụ bởi nhân viên phụ trách thư viện của trường. Sách báo, tài liệu phong phú hay nghèo nàn là tuỳ thuộc vào quan điểm của người lãnh đạo và khả năng tham mưu của người thủ thư.

Cách tổ chức thư viện theo hình thức như trên là hết sức phổ biến. Cách làm ấy có điểm tiện lợi là qui tất cả về một mối, để dễ quản lí tài sản chung (sách báo, tài liệu cũng là một thứ tài sản của nhà trường). Tuy nhiên, một nhân viên thư viện không thể bao quát và biết được hết nhu cầu cụ thể về tài liệu tham khảo của các tổ bộ môn, nhất là trong thời đại bùng nổ thông tin và thị trường sách có phần bát nháo như hiện nay. Để khắc phục tình trạng ấy, Hiệu trưởng cần giao cho tổ bộ môn xây dựng tủ sách và bộ tài liệu tham khảo của mình.

Nếu mỗi tổ tự xây dựng bộ tài liệu tham khảo riêng, chắc chắn những gì được mua về sẽ xứng đáng với đồng tiền mà nhà trường bỏ ra, vì nó sát hợp với nhu cầu sử dụng mà các thành viên trong tổ ý thức rất rõ. Vấn đề cần quan tâm thêm là kinh phícơ chế quản lí. Về kinh phí, hằng tháng, Hiệu trưởng cần cân đối nguồn ngân sách, chi tiêu hợp lí, đúng qui định, đáp ứng đủ số tiền cần thiết cho việc mua tài liệu mà các tổ đề xuất. Về quản lí, tủ sách được đặt trong phòng chuyên môn, mỗi tổ cử tổ phó đảm trách thêm chức năng nhân viên thư viện của tổ. Thực ra, với số thành viên không nhiều như thực trạng các tổ hiện nay, công việc này không có gì là nặng nề. Việc giao và thu lại sách, tài liệu tham khảo nên thực hiện định kì theo lịch sinh hoạt tổ.

Đối với các tổ thuộc khoa học tự nhiên, kĩ thuật, ngoài sách báo, tài liệu tham khảo, còn phải không ngừng trang bị các thiết bị kĩ thuật, các phương tiện, dụng cụ thí nghiệm. Ở đây, vấn đề đặt ra không phải là phân cấp quản lí, mà ở việc mua sắm, bảo quản và khai thác thật hiệu quả trong việc dạy học. Tổ bộ

môn có thể đề xuất việc mua sắm thiết bị và kiểm soát chặt chẽ hiệu quả của việc sử dụng. Thực tế hiện nay, ở nhiều trường THPT có hai hiện tượng trái ngược xảy ra: hoặc quá thiếu các thiết bị cần thiết một phần do khả năng tài chính eo hẹp, một phần do người lãnh đạo chưa thấy hết tầm quan trọng của phương tiện dạy học; hoặc bỏ ra không ít tiền mua sắm thiết bị, nhưng để lãng phí do ít sử dụng. Những vấn nạn ấy có thể giải quyết được nếu Hiệu trưởng yêu cầu tổ bộ môn phải gia tăng trách nhiệm trong lĩnh vực này.

3.2.5. Đổi mới cách kiểm tra và đánh giá chất lượng của tổ bộ môn

3.2.5.1. Tầm quan trọng của kiểm tra, đánh giá đối với việc nâng cao chất lượng tổ bộ môn

Trong quản lí nhà trường, kiểm tra, đánh giá toàn diện mọi hoạt động là công việc diễn ra thường xuyên. Hiệu trưởng phải luôn nắm bắt kịp thời thông tin về các mặt của nhà trường thông qua báo cáo từ cấp dưới, thông qua kiểm tra đột xuất hoặc định kì. Việc kiểm tra đánh giá tổ bộ môn cũng không nằm ngoài thông lệ đó.

Như đã trình bày ở mục 3.2.3, tăng cường tính tự chủ để các tổ bộ môn có sự năng động trong sinh hoạt chuyên môn là một giải pháp cần thiết. Song điều này không đồng nghĩa với sự buông lỏng quản lí. Ngược lại, càng tin tưởng, giao cho các tổ quyền tự chủ trong xây dựng kế hoạch và phương thức hoạt động bao nhiêu, thì càng phải tăng cường giám sát và nắm bắt thông tin về kết quả hoạt động bấy nhiêu.

Từ trước đến nay, ở các trường THPT trên địa bàn Hà Tĩnh, nhiều Hiệu trưởng có kinh nghiệm trong việc kiểm tra, đánh giá nhằm quản lí tốt hơn chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn. Thông thường, công việc kiểm tra của Hiệu trưởng chủ yếu tập trung vào các mặt:

- Nội dung sinh hoạt của các tổ chuyên môn. - Việc thực hiện qui chế chuyên môn ở tổ.

- Vấn đề tự học, tự bồi dưỡng của các thành viên trong tổ chuyên môn. - Việc thực hiện kế hoạch hoạt động của các tổ chuyên môn.

Về hình thức, có thể là kiểm tra nội bộ hoặc kết hợp với các đợt kiểm tra, thanh tra chuyên môn của Sở. Dù với hình thức nào, giám sát, kiểm tra kịp thời và thường xuyên như thế, Hiệu trưởng sẽ nắm bắt được thực trạng các tổ bộ môn trong trường, có biện pháp xử lí, giải quyết những hiện tượng bất ổn mới nảy sinh, hoặc phát huy những nhân tố tích cực mới xuất hiện.

Tuy nhiên, có thể thấy một điều, với cách quản lí như thường thấy, Hiệu trưởng thường bị vướng rất chặt vào các sự vụ. Trong cương vị của mình, Hiệu trưởng phải bao quát nhiều hoạt động, xử lí nhiều mối quan hệ trong đối nội cũng như đối ngoại... Với khối lượng công việc bề bộn như thế, Hiệu trưởng cần đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá, để vừa có được những thông tin cơ bản, chính xác, vừa tập trung thời gian và trí tuệ cho những việc hệ trọng.

3.2.5.2. Một số đề xuất về việc đổi mới cách kiểm tra, đánh giá chất lượng của tổ bộ môn

Đi tìm câu trả lời cho vấn đề làm sao để đổi mới thực sự cách kiểm tra, đánh giá hoạt động của tổ chuyên môn, chúng tôi nhận thấy ý kiến của TS Nguyễn Bá Thái rất đáng suy nghĩ. Ông cho rằng: nên chuyển chế độ quản lí giáo dục từ chế độ chỉ huy, bao cấp sang chế độ quản lí chất lượng theo các tiêu chuẩn đã được lượng hoá. Quan điểm này có thể áp dụng cho việc quản lí ở tầm vĩ mô (trong toàn ngành), cũng có thể áp dụng cho việc quản lí ở tầm vi mô (trong một trường học).

Việc kiểm tra toàn diện các mặt của Hiệu trưởng đối với tổ chuyên môn như bấy lâu vẫn được áp dụng trong các trường THPT ở Hà Tĩnh cũng như các trường khác trên toàn quốc dẫu sao vẫn nằm trong mô hình chế độ chỉ huy, bao cấp. Với mô hình quản lí đã bộc lộ những lạc hậu, bất cập như thế, dù người lãnh đạo có năng nổ đến mấy cũng khó có được những sáng tạo.

Từ lâu, ở châu Âu, người ta đã sử dụng hệ thống đánh giá chất lượng gồm hai yếu tố: yếu tố tác độngyếu tố kết quả và xác định tương quan giữa hai yếu tố này là 50 - 50.

Quản lí tổ chuyên môn trên những đầu việc rất quen thuộc như đã nêu trên (việc thực hiện qui chế chuyên môn ở tổ, vấn đề tự học, tự bồi dưỡng của các

thành viên trong tổ bộ môn, việc thực hiện kế hoạch hoạt động của các tổ bộ môn, công tác thi đua của tổ chuyên môn...) chủ yếu là quản lí yếu tố tác động. Nghĩa là chỉ tập trung quản lí công việc của nhân lực lao động chưa quan tâm kết quả thiết thực (cả mặt lượng và chất) có được từ những công việc của họ.

Xin phân tích một dẫn chứng. Một trong các đầu việc mà giáo viên phải thực hiện hằng năm là tự bồi dưỡng, tích luỹ chuyên môn. Khi đánh giá chất lượng chuyên môn của cá nhân, người ta xem đây là một "tham số". Nhưng, vấn đề là căn cứ vào đâu để nhận biết giáo viên đã thực hiện công việc này có hiệu quả? Thao tác quen thuộc lâu nay: kiểm tra Sổ tích luỹ chuyên môn. Cuốn sổ này sẽ cho biết, trong một năm học, giáo viên đã đọc được những cuốn sách gì, những tài liệu nào, ghi chép được nhiều hay ít. Và để đánh giá về mặt này, người ta thường căn cứ vào độ dày, mỏng; nhiều, ít của tư liệu. Rõ ràng, kiểm tra như vậy chỉ mới là nhìn bề ngoài, không biết được thực hư việc tích luỹ chuyên môn của giáo viên và nhất là không thể nắm bắt được tác dụng của nó. Cách làm này rõ ràng nảy sinh nhiều điều bất cập. Thứ nhất, trong tình hình bùng nổ thông tin và với những điều kiện kĩ thuật như hiện nay, tích luỹ kiến thức bằng việc ghi chép một cách rất thủ công thì quả là hết sức lạc hậu. Chỉ cần một máy vi tính, giáo viên có thể cập nhật nhiều thông tin cần thiết tải từ mạng internet, sắp xếp lại thành các mục một cách khoa học, không khác gì một thư viện điện tử cá nhân nằm gọn trong một phương tiện xách tay. Như vậy, chỉ xét về lượng, sự tích luỹ theo kiểu cũ đã không còn đáp ứng được yêu cầu. Thứ hai, xét về chất (căn cứ vào hiệu quả thực tế) Hiệu trưởng không cần biết trong một năm, giáo viên đã đọc, tích luỹ được những gì, mà phải nắm được việc tích luỹ chuyên môn của giáo viên các tổ đã đưa lại điều gì mới mẻ, khả quan. Có những chuyên đề nào được soạn thảo, trình bày, thể nghiệm trong dạy học? Có những bài báo nào được đăng tải? Có những ý kiến nào được khẳng định trong các hội thảo về bộ môn? Nếu thiếu hẳn những kết quả cụ thể như vậy thì cái gọi là tích luỹ chuyên môn cũng chỉ là chuyện đối phó, và dù kiểm tra chặt chẽ đến đâu cũng chỉ là hình thức mà thôi.

Một ví dụ khác, hằng năm, các tổ bộ môn phải lên kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi và bồi dưỡng học sinh thi vào các trường đại học, cao đẳng. Kế hoạch bồi dưỡng và thời gian thực hiện nên để các tổ chủ động. Hiệu trưởng chỉ cần quan tâm sâu hơn đến một số vấn đề có liên quan như chế độ thu, chi sao cho hợp lí, đảm bảo hài hoà về nghĩa vụ và quyền lợi giữa học sinh và giáo viên. Nhưng ở khâu quan trọng nhất là kết quả cụ thể thì Hiệu trưởng phải nắm thật chắc, bởi vì chỉ ở đó, chất lượng của hoạt động này mới được phản ánh đầy đủ.

Trên đây, chúng tôi chỉ nêu và phân tích một trong số rất nhiều mục thường được thực hiện trong việc kiểm tra để đánh giá chuyên môn ở các tổ. Cách làm này có thể áp dụng rộng rãi cho việc kiểm tra toàn diện các hoạt động của tổ. Theo chúng tôi, việc quản lí yếu tố tác động (nhân lực và các công việc cụ thể) vẫn không thể bỏ qua. Nhưng, Hiệu trưởng có thể giao việc này cho Hiệu phó phụ trách chuyên môn, còn mình sẽ tập trung quản lí yếu tố kết quả, nghĩa là theo dõi sát sao hơn các kết quả theo yêu cầu lượng hoá. Kết quả các hoạt động chuyên môn được "cân, đong, đo, đếm" càng cụ thể, rõ ràng thì việc đánh giá càng có căn cứ, tăng sức thuyết phục.

3.2.6. Giải quyết mâu thuẫn giữa cống hiến và quyền lợi

Những giải pháp được đề xuất trên đây nhằm phát huy cao nhất năng lực của các thành viên trong tổ chuyên môn, thúc đẩy, nâng cao hiệu quả, chất lượng của các tổ bộ môn trong trường THPT trên địa bàn Hà Tĩnh. Tuy nhiên, các giải pháp đó vẫn khó thực hiện được triệt để nếu không tính đến một mâu thuẫn tất yếu sẽ nảy sinh trong quá trình quản lí: đó là mâu thuẫn giữa cống hiến và hoạt động. Nhà quản lí yêu cầu rất cao ở nhân lực lao động, tìm mọi phương thức quản lí mới là để khai thác khả năng chuyên môn của họ. Để thực hiện những gì mà người quản lí yêu cầu, giáo viên phải nỗ lực nhiều hơn, "lao tâm khổ tứ" hơn trong công việc. Vậy thì, những thành quả đích thực mà các thành viên trong tổ lao động đạt được nhờ áp dụng các giải pháp mà Hiệu trưởng đề ra cộng với sự tích cực của bản thân, đem lại lợi ích thiết thực cho nhà trường thì phải được đánh giá như thế nào cho xứng? Làm gì để khích lệ tinh thần tìm tòi sáng tạo, để

duy trì chất lượng của hoạt động chuyên môn của các tổ một cách bền lâu? Đó là

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường cao đẳng xây dựng số 2 bộ xây dựng (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w