Từ những điều đã trình bày trong các mục trên đây, ta thấy, việc nâng cao chất lượng của tổ bộ môn ở các trường THPT là vấn đề không thể không đặt ra, không thể không suy nghĩ để tìm các giải pháp thích hợp. Những ai liên quan đến hoạt động của tổ bộ môn đều phải có trách nhiệm đối với công việc này.
Trong thực tế, chỉ có nâng cao chất lượng của tổ bộ môn, các trường mới tạo được thế mạnh thực sự của mình, mới có sức thu hút đối với học sinh, phụ
huynh. Một khi các trường THPT được mở ra với các hệ đa dạng như hiện nay, sự cạnh tranh giữa các trường diễn ra không kém phần gay gắt.
Tuy nhiên, các giải pháp cho vấn đề nâng cao chất lượng tổ bộ môn đòi hỏi phải có tính khoa học, tính khả thi. Muốn vậy, những người quản lí ở các cấp, từ Sở Giáo dục và Đào tạo cho đến Ban lãnh đạo của các trường (trước hết là hiệu trưởng) phải nhận thức vấn đề thật thấu suốt. Một chính sách, một qui định được ban hành sẽ gây hiệu quả tích cực hay tiêu cực rất rõ ràng. Nó ảnh hưởng rất nhanh đến tinh thần và hiệu quả công việc của cả một đội ngũ.
Không thể duy ý chí trong vấn đề nâng cao chất lượng tổ bộ môn. Sự nóng vội, thiếu tầm nhìn chiến lược, thiếu thông tin khoa học và không nắm bắt thực tiễn… sẽ khó có được những giải pháp đúng đắn.
Như đã nói trên, việc nâng cao chất lượng tổ bộ môn phải là chuyên hệ trọng, liên quan đến nhiều khâu, nhiều cấp quản lí. Nhưng từ góc nhìn và hướng triển khai của luận văn, chúng tôi muốn tập trung vào khâu quản lí của Hiệu trưởng - người chịu trách nhiệm cao nhất cho vấn đề này. Tất cả những gì sẽ được trình bày ở các chương tiếp theo đều tuân thủ nghiêm ngặt quan điểm khoa học ấy.
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1, chúng tôi đã trình bày một cách khái quát những vấn đề lí luận cơ bản của đề tài Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ bộ môn ở các trường THPT tỉnh Hà Tĩnh. Các khái niệm như Trường trung học phổ thông, Tổ bộ môn ở trường THPT, Chất lượng (trong đó đi sâu vào các vấn đề cụ thể như chất lượng tổ bộ môn ở trường THPT, gồm Chất lượng đội ngũ giáo viên
và Chất lượng hoạt động của tổ bộ môn, Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của tổ bộ môn), Giải pháp… đã phần nào được làm sáng tỏ trên cơ sở tham chiếu công trình của các nhà nghiên cứu giáo dục trong nước và trên thế giới cũng như sự lí giải từ góc nhìn riêng của cá nhân người thực hiện đề tài. Các luận điểm lí thuyết nêu trên là cơ sở để chúng tôi đi vào tìm hướng giải quyết những vấn đề thực tiễn vốn là nhiệm vụ nghiên cứu ở những chương tiếp theo của công trình này.
Chương 2
CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Khái quát về tình hình giáo dục Hà Tĩnh hiện nay
2.1.1. Vài nét về đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh
Hà Tĩnh là tỉnh thuộc duyên hải Bắc Trung Bộ, phía bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía đông là biển Đông, phía tây giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Diện tích tự nhiên là 6.019 km2, dân số 1.289.058 người (năm 2005). Địa hình hẹp, dốc, bị chia cắt bởi nhiều sông suối. 80% diện tích là đồi núi. Khí hậu khắc nghiệt, từ tháng 4 đến tháng 10 thường nóng, hạn hán kéo dài với nhiều đợt gió Lào khô nóng; từ tháng 7 đến tháng 10 thường có bão lụt; từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc kéo theo gió lạnh và mưa phùn.
Tuy khí hậu khắc nghiệt như vậy, nhưng Hà Tĩnh cũng có những tiềm năng về khoáng sản (mỏ sắt Thạch Khê, titan ở Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kì Anh, thiếc ở Hương Khê…). Một số điểm du lịch có sức thu hút du khách như biển Thiên Cầm, Xuân Thành, bảo tàng Nguyễn Du, khu lưu niệm Nguyễn Công Trứ, khu du lịch sinh thái Kẻ Gỗ, khu bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang, suối nước nóng Sơn Kim, khu di tích Ngã ba Đồng Lộc, Tùng Ảnh - quê hương Tổng bí thư Trần Phú…
Hà Tĩnh cũng là vùng đất có bề dày văn hoá truyền thống với 328 di tích (trong đó có 58 di tích - thắng cảnh đã được xếp hạng quốc gia), với nhiều lễ hội như lễ hội đền Chiêu Trưng, lễ hội chùa Hương, đền Hoàng Mười…, với nhiều làng nghề truyền thống như mộc Thái Yên, rèn Trung Lương…, với nhiều làm điệu dân ca nổi tiếng… Một số sản vật của Hà Tĩnh được biết đến nhiều như bưởi Phúc Trạch, cam bù Hương Sơn, cam Khe Mây…
Hà Tĩnh có 127 km đường quốc lộ 1 A đi qua 7 huyện, thị xã và thành phố; có 87 km đường Hồ Chí Minh qua 3 huyện; có 70 km đường sắt Bắc - Nam qua 4 huyện; có quốc lộ 8 A chạy sang Lào qua cửa khẩu quốc tế Cầu Treo với chiều dài 85 km, có quốc lộ 12 dài 55 km từ cảng Vũng áng qua Quảng Bình
đến cửa khẩu Cha Lo sang Lào và đông bắc Thái Lan. Hà Tĩnh có 137 km bờ biển với nhiều cảng và cửa sông lớn cùng hệ thống đường giao thông thuận lợi cho việc giao lưu văn hoá và phát triển kinh tế - xã hội.
Về hành chính, Hà Tĩnh có 1 thành phố (thành phố Hà Tĩnh), 1 thị xã (Hồng Lĩnh) và 10 huyện (Nghi Xuân, Đức Thọ, Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Can Lộc, Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kì Anh); có 241 xã, 8 phường và 12 thị trấn.
Cơ cấu kinh tế của Hà Tĩnh: 21% công nghiệp - xây dựng; 37% dịch vụ, 42% nông - lâm - ngư nghiệp. Thu nhập bình quân đầu người đạt 4,7 triệu đồng/năm; sản lượng lương thực đạt 52 vạn tấn; tỉ lệ hộ nghèo là 10,5%.
Hiện nay, nhà nước đang triển khai đầu tư xây dựng khu công nghiệp Vũng áng, khu công nghiệp mỏ sắt Thạch Khê, khu kinh tế dịch vụ cửa khẩu Cầu Treo. Đây là thời cơ để Hà Tĩnh phát huy những tiềm năng và lợi thế của mình. Hà Tĩnh đang nỗ lực phấn đấu để trở thành trung tâm công nghiệp - dịch vụ của miền Trung và của cả nước, trong đó, các yếu tố được tập trung xây dựng là cơ sở vật chất hạ tầng, văn hoá, dân trí, chất lượng nguồn nhân lực cho hiện tại và tương lai. Điều này đang đặt ra cho giáo dục Hà Tĩnh những yêu cầu bức thiết về qui mô và chất lượng.
2.1.2. Nhìn chung về giáo dục Hà Tĩnh
2.1.2.1. Sơ lược về lịch sử giáo dục Hà Tĩnh
Trong thời phong kiến, giáo dục Hà Tĩnh nằm trong tình hình chung của giáo dục cả nước. Đó là một nền giáo dục mang tính tự phát, không được tổ chức một cách qui mô, có hệ thống. Tuy nhiên, nền Nho học ở Hà Tĩnh cũng đã đào tạo nên không ít người tài năng, đỗ đạt, làm quan hoặc thành danh trên nhiều lĩnh vực. Nhiều danh nhân đất Hà Tĩnh đã có vị trí vẻ vang trong lịch sử, trở thành niềm tự hào của quê hương, đất nước.
Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, ở Hà Tĩnh chỉ có các trường sơ học ở các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Can Lộc, Thạch Hà, Kì Anh. Tại tỉnh lị Hà Tĩnh, có hai trường Tiểu học Pháp - Việt đầy đủ các lớp, từ lớp Nhì đệ nhất đến lớp Nhất. Đến năm 1930, trường Tiểu học Thịnh Xá (Hương Sơn) được
xây dựng. Sau ngày thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương, trong cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh, việc dạy chữ quốc ngữ được khuyến khích, trở thành phong trào khá rầm rộ. Chỉ tính 4 huyện: Can Lộc, Đức Thọ, Thạch Hà, Nghi Xuân đã mở được gần 200 lớp với xấp xỉ 4500 người học.
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, là một trong những tỉnh đầu tiên giành được chính quyền, với khí thế hừng hực, sôi sục của những ngày đầu cách mạng, Hà Tĩnh đã phấn đấu xây dựng nền giáo dục mới với nhiều chuyển biến sâu sắc trong các ngành học. Đến tháng 12 năm 1945, toàn tỉnh đã có 181 trường Tiều học, có 470 lớp với 690 giáo viên và 22000 học sinh. Các bậc học cao hơn cũng bắt đầu hình thành và phát triển. Đặc biệt, phong trào Bình dân học vụ, diệt giặc dốt ở Hà Tĩnh phát triển rầm rộ, rộng khắp, được Hồ Chủ tịch gửi thư khen.
Truyền thống đó tiếp tục được phát huy trong suốt chặng đường Hà Tĩnh cùng cả nước trải qua hai cuộc kháng chiến trường kì chống Pháp và chống Mĩ, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Năm 1975, chiến tranh kết thúc, nước nhà thống nhất, cả nước bước vào một thời kì mới. Hà Tĩnh được sáp nhập với Nghệ An thành tỉnh Nghệ Tĩnh. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV đã quyết định cải cách giáo dục lần thứ ba (1979). Ngày 14 tháng 12 năm 1980, BCH Tỉnh uỷ Nghệ Tĩnh đã đã ra nghị quyết số 42 NQ/TU về công tác giáo dục. Nghị quyết nêu rõ: "Phải triển khai có hiệu quả cải cách giáo dục, đồng thời tiếp tục phát triển sự nghiệp giáo dục một cách tích cực, vững chắc theo bước đi phù hợp yêu cầu và khả năng của nền kinh tế địa phương, đồng thời phù hợp với bước đi của cả nước". Dưới sự chỉ đạo của BCH Tỉnh Đảng bộ, ngành giáo dục Nghệ Tĩnh đã bước vào thực hiện cải cách giáo dục.
Tiếp nối bài học kinh nghiệm của giai đoạn trước, giáo dục Nghệ Tĩnh vừa đẩy mạnh các cuộc vận động "Mỗi thầy cô là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo"; "Đã là giáo viên phải là người tiên tiến", vừa thực hiện phổ cập giáo dục, mở rộng qui mô và nâng cao chất lượng đào tạo các ngành học, các cấp học, xác định rõ mô hình giáo dục các cấp.
Sau 16 năm sáp nhập, đến 1991, Hà Tĩnh lại được tách ra thành đơn vị hành chính độc lập. Tại thời điểm đó, giáo dục Hà Tĩnh có qui mô nhỏ, cơ sở vật chất, thiết bị và điều kiện dạy học gặp nhiều khó khăn, đội ngũ giáo viên thiếu trầm trọng.
Tại thời điểm tách tỉnh, ở cấp THPT, toàn tỉnh có 24 trường với 242 lớp, 9.598 học sinh, tỉ lệ huy động xấp xỉ 30%. Ở các trường, phòng học bằng tranh tre nứa lá vẫn còn phổ biến, khuôn viên hẹp, phương tiện dạy học nghèo nàn, lạc hậu. Tổng số giáo viên và CBQL có 652 người; trình độ đào tạo không đồng đều, có nhiều giáo viên là ĐHSP hệ 3 năm. Đội ngũ không đồng bộ, thiếu giáo viên đặc thù, nhất là giáo viên Tiếng Anh, Tin học, Địa lí. Chất lượng giáo dục còn bất cập, hạn chế. Tỉ lệ học sinh bỏ học cao (bình quân trên 5%, có nơi 9%).
Trải qua gần 20 năm xây dựng và phát triển kể từ ngày tách tỉnh, giáo dục Hà Tĩnh nói chung, bậc THPT nói riêng đã đạt những tiến bộ đáng kể cả về lượng và chất. Toàn tỉnh có 39 trường THPT, trong đó đại bộ phận là công lập, với 1.336 lớp, 63.000 học sinh, (tăng so với năm 1991 là 20 trường, 1.124 lớp, 53.000 học sinh). Nhờ sự phát triển qui mô và số lượng nên đã thu hút được đông đảo học sinh tốt nghiệp THCS vào học THPT (70%), so với năm 1991 tăng 9 lần.
Hiện nay, giáo dục Hà Tĩnh đang khắc phục những điểm hạn chế, phát huy những thế mạnh của mình để phát triển. Sự phát triển có bền vững hay không, tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố: sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng và chính quyền, trình độ quản lí của đội ngũ quản lí các cấp, các trường, trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên, trình độ dân trí của địa phương, công việc xã hội hoá giáo dục... Việc duy trì và phát triển chất lượng của bậc học THPT cũng không nằm ngoài sự chi phối của những nhân tố ấy.
2.1.2.2. Một số vấn đề về đội ngũ giáo viên bậc THPT ở Hà Tĩnh
Một trong những yếu tố quyết định chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên là trình độ đào tạo. Theo số liệu của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh, tính đến tháng 10 năm 2010, đội ngũ giáo viên THPT toàn tỉnh ở các bộ môn có trình độ đào tạo cụ thể như sau:
Bảng 2.1. Tổng hợp đội ngũ giáo viên khối THPT ở Hà Tĩnh CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO TỔNG SỐ GV TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ Chính trị 146 0 (0%) 145 (99,31%) 1 (0,69%) Địa lí 168 0 (0%) 164 (97,61%) 4 (2,39%) Hóa học 229 0 (0%) 221 (96,5%) 8 (3,5%) Kĩ thuật 76 11 (14,6%) 64 (84,5%) 1 (0,9%) Lịch sử 191 0 (0%) 172 (90,05%) 1 (9,95%) Ngữ văn 440 0 (0%) 387 (87,95%) 53 (12,05%) Sinh vật 226 0 (0%) 212 (93,81%) 14 (6,19%) Thể dục 252 10 (3,97%) 242 (96,03%) 0 (0%) Tiếng Anh 324 1 (0,3) 321 (99,08%) 2 (0,62%) Tiếng Pháp 6 0 (0%) 6 (100%) 0 (0%) Tin học 185 0 (0%) 185 (100%) 0 (0%) Toán 453 0 (0%) 411 (90,73%) 42 (9,27%) Vật lí 286 0 (0%) 268 (90,7%) 18 (9,3%) Tỉ lệ bình quân 21 (1, 42 %) 2798 (94,33 %) 144 (5,37 %)
Nhìn vào bảng thống kê trên, ta thấy, tổng số giáo viên THPT của Hà Tĩnh là 2964 người, trong đó, trình độ đào tạo bậc cao đẳng là 21 người, chiếm 1,42%; cử nhân là 2798 người, chiếm 94,33%; thạc sĩ là 144 người, chiếm 5,7%. Bậc cao đẳng chỉ có ở môn Kĩ thuật (có 11 người, chiếm 14,47%) và môn Thể dục (10, chiếm 3,97). Thực ra, trước đây, đo đặc điểm của qui hoạch đào tạo các bậc học trong toàn quốc, giáo viên môn Thể dục chủ yếu được đào tạo hệ Cao đẳng. Chỉ mới gần đây, hệ Đại học trở nên phổ biến, giáo viên môn này mới có điều kiện tham gia các khóa đào tạo tại chức, do vậy, số lượng giáo viên có bằng đại học được nâng lên, chiếm tỉ lệ áp đảo.
Trong khoảng một thập niên trở lại đây, hệ đào tạo Thạc sĩ được mở. Những giáo viên có nhu cầu học lên được Sở tạo điều kiện bằng nhiều cách: cho nghỉ giảng dạy để đi học tập trung, hỗ trợ kinh phí học tập, cấp một khoản kinh phí theo chính sách thu hút nhân tài của tỉnh... Do vậy, số giáo viên theo học bậc thạc sĩ tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, do sự chi phối của nhiều nhân tố, tỉ lệ thạc sĩ giữa các môn có sự chênh lệch. Không kể những môn chưa có giáo viên nào theo học thạc sĩ, ta thấy cao nhất là môn Ngữ văn (12.4%); thấp nhất là môn Tiếng Anh (0,62%).
Để thấy thêm trình độ đào tạo của giáo viên ở từng trường THPT trong tỉnh, nhân tố quan trọng quyết định chất lượng các tổ chuyên môn, chúng tôi đã điều tra, nắm số lượng, tính tỉ lệ. Các số liệu được thể hiện trong bảng thống kê sau đây:
Bảng 2.2. Số lượng và trình độ đào tạo của giáo viên các trường THPT ở Hà Tĩnh TT TÊN TRƯỜNG TỔNG SỐ GV CAO ĐẲNG ĐẠI HỌC THẠC SĨ Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 1 Lê Quảng Chí 65 0 0 64 98,46 1 1,54 2 Kì Anh 103 0 0 98 95,14 5 4,86 3 Kì Lâm 48 0 0 46 95,83 2 4,17 4 Ng Thị Bích Châu 53 0 0 53 100 0 0 5 Nguyễn Huệ 101 0 0 98 97,03 3 2,97 6 Cẩm Xuyên 99 0 0 91 91,92 8 8,08 7 Hà Huy Tập 81 0 0 79 97,53 2 2,47 8 Cẩm Bình 106 0 0 102 96,23 4 3,77 9 Nguyễn Đình Liễn 60 0 0 60 100 0 0 10 Năng khiếu tỉnh 75 0 0 47 62,67 28 37,33 11 Phan Đình Phùng 101 0 0 91 90,1 10 9,9 12 Thành Sen 66 0 0 60 90,9 6 9,1 13 Lí Tự Trọng 88 0 0 80 90,9 8 9,1 14 Lê Quí Đôn 93 0 0 79 84,84 14 15,06 15 Ng. Trung Thiên 92 0 0 84 91,3 8 8,7 16 Mai Kính 45 0 0 42 93,33 2 6,67 17 Nghèn 96 1 1,04 78 81,25 17 17,71 18 Can Lộc 75 0 0 71 94,66 4 5,34 19 Đồng Lộc 81 0 0 76 93,82 5 6,18 20 Nguyễn Văn Trỗi 98 2 2,04 91 92,86 5 5,1 21 Nguyễn Đổng Chi 54 0 0 49 90,74 5 5,1 22 Mai Thúc Loan 84 0 0 79 94,05 5 5,95 23 Hồng Lĩnh 86 0 0 73 84,88 13 15,12 24 Hồng Lam 46 0 0 44 95,65 2 4,35 25 Nguyễn Du 108 0 0 97 89,81 11 10,19 26 Nguyễn Công Trứ 67 0 0 54 80,60 13 19,40 27 Nghi Xuân 76 0 0 65 85,52 11 14,48 28 Minh Khai 94 0 0 86 91,49 8 8,51 29 Trần Phú 106 0 0 97 91,51 9 8,49 30 Đức Thọ 66 0 0 63 95,45 3 4,55