Nhận thức về mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động tổ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường cao đẳng xây dựng số 2 bộ xây dựng (Trang 52)

động tổ chuyên môn

Bảng 2.5. Nhận thức về mức độ cần thiết của các biện pháp

TT CÁC BIỆN PHÁP CÁN BỘ QUẢN LÍ GIÁO VIÊN CHUNG

Tổng điểm TB Thứ bậc Tổng điểm TB Thứ bậc Tổng điểm TB Thứ bậc 1

Hiệu trưởng trực tiếp quản lí kế hoạch tổ chuyên môn

222 2,85 1 210 2,7 1 432 2,78 1

2

Hiệu trưởng quản lí nội dung sinh hoạt của tổ chuyên môn

203 2,6 3 195 2,5 3 398 2,55 4

3

Hiệu trưởng quản lí công tác soạn hồ sơ chuyên môn của các tổ

207 2,65 2 179 2,3 5 386 2,48 7

4

Hiệu trưởng kiểm tra việc thực hiện chương trình thông qua Lịch báo giảng, Sổ đầu bài

203 2,6 3 187 2,4 4 390 2,5 6

5

Hiệu trưởng kiểm tra việc thực hiện qui chế chuyên môn ở các tổ

195 2,5 4 172 2,2 6 367 2,35 8

6

Hiệu trưởng quản lí hoạt động bồi dưỡng GV của các tổ

7 Hiệu trưởng quản lí công tác kiểm tra đánh giá chất lượng dạy học của GV các tổ

207 2,65 2 187 2,4 4 394 2,53 5

8 Hiệu trưởng quản lí công tác thi đua của tổ

203 2,6 3 207 2,65 2 410 2,63 2

Điểm trung bình các biện pháp

2,61 2,48 2,56

Kết quả bảng 2.5 cho thấy:

- Các biện pháp quản lý chất lượng tổ chuyên môn được cán bộ quản lý và giáo viên trường phổ thông đánh giá có mức độ cần thiết khá cao, với điểm trung bình chung là 2,56 trên thang điểm trung bình tối đa là 3 và điểm trung bình chung dao động từ 2,35 đến 2,78. Trong đó, theo thứ tự từ cao đến thấp, có thể thấy mức độ cần thiết của các biện pháp đối với công tác quản lý chất lượng tổ chuyên môn:

+ Biện pháp 1: Hiệu trưởng trực tiếp quản lý kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn: 2,86 điểm, xếp thứ 1.

+ Biện pháp 8: Hiệu trưởng quản lý công tác thi đua của tổ: 2,63 điểm, xếp thứ 2.

+ Biện pháp 6: Hiệu trưởng thường quản lí chất lượng bồi dưỡng giáo viên của tổ: 2,6 điểm, xếp thứ 3.

+ Biện pháp 2: Hiệu trưởng quản lý nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn: 2,55 điểm, xếp thứ 4.

+ Biện pháp 7: Hiệu trưởng quản lí công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy học của giáo viên các tổ: 2,53 điểm, xếp thứ 5.

+ Biện pháp 4: Hiệu trưởng kiểm tra việc thực hiện chương trình thông qua Lịch báo giảng, Sổ đầu bài: 2,5 điểm, xếp thứ 6.

+ Biện pháp 3: Hiệu trưởng kiểm tra công việc soạn Hồ sơ chuyên môn của tổ: 2,48 điểm, xếp thứ 7.

+ Biện pháp 5: Hiệu trưởng kiểm tra việc thực hiện qui chế chuyên môn ở các tổ: 2,45 điểm, xếp thứ 8.

So sánh giữa quan điểm của cán bộ quản lý và giáo viên thì đánh giá của cán bộ quản lý về mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý cao hơn nhưng không đáng kể đối với cán bộ quản lý là 2,61 còn đối với giáo viên là 2,48, độ chênh lệch là 0,13 điểm. Điều này cho thấy các biện pháp quản lý chất lượng tổ chuyên môn của hiệu trưởng được cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá có mức độ cần thiết tương đối phù hợp nhau.

Kết luận này còn rất đáng lưu ý ở chỗ, có biện pháp điểm trung bình đánh giá của đội ngũ cán bộ quản lý dưới mức của điểm trung bình chung thì giáo viên cũng như vậy, đó là biện pháp 5: “Hiệu trưởng quản lý thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên trong các tổ chuyên môn”. Riêng với đội ngũ cán bộ quản lý thì chỉ có biện pháp này là điểm trung bình là 2,5. Kết quả này đã cho thấy, một số cán bộ quản lý trường THPT ở Hà Tĩnh chưa tấy hết mức độ cần thiết của biện pháp không kém phần quan trọng này.

Nhìn vào điểm trung bình chung ta còn thấy 2 biện pháp có điểm từ 2,5 trở xuống. Đó là biện pháp 4: “Hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra việc thực hiện chương trình qua Lịch báo giảng và Sổ đầu bài” (2,5 điểm) và biện pháp 5: “Hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra việc thực hiện qui chế chuyên môn” (2,35 điểm). Được xếp với hạng thấp như vậy, chứng tỏ, mấy khả năng: hoặc là Hiệu trưởng giao cho Hiệu phó quản lí những mặt đó và nắm bắt tình hình qua báo cáo, hoặc là Hiệu trưởng và giáo viên các trường THPT trong tỉnh chưa thực sự chú trọng về các hoạt động ấy.

2.4.2. Đánh giá mức độ thực hiện các biện pháp quản lý chất lượng tổ chuyên môn

Bảng 2.6. Đánh giá mức độ thực hiện các biện pháp quản lý

TT CÁC BIỆN PHÁP CÁN BỘ QUẢN LÍ GIÁO VIÊN CHUNG

Tổng điểm TB Thứ bậc Tổng điểm TB Thứ bậc Tổng điểm TB Thứ bậc 1

Hiệu trưởng trực tiếp quản lí kế hoạch tổ chuyên môn

222 2,85 1 211 2,7 1 433 2,78 1

2

Hiệu trưởng quản lí nội

chuyên môn 3

Hiệu trưởng quản lí công tác soạn hồ sơ chuyên môn của các tổ

207 2,65 4 202 2,56 4 409 2,61 4

4

Hiệu trưởng kiểm tra việc thực hiện chương trình thông qua Lịch báo giảng, Sổ đầu bài

207 2,66 3 201 2,58 3 408 2,62 3

5

Hiệu trưởng kiểm tra việc thực hiện qui chế chuyên môn ở các tổ

195 2,5 7 187 2,4 8 382 2,45 8

6

Hiệu trưởng quản lí hoạt động bồi dưỡng GV của các tổ

187 2,4 8 197 2,52 6 384 2,46 7 7 Hiệu trưởng quản lí

công tác kiểm tra đánh giá chất lượng dạy học của GV các tổ

212 2,72 2 203 2,6 2 415 2,66 2

8 Hiệu trưởng quản lí công tác thi đua của tổ

202 2,59 6 197 2,53 5 399 2,56 5

Điểm trung bình các biện pháp

2,62 2,55 2,59

Bảng 2.6 phản ánh một thực tế:

- Đội ngũ các bộ quản lý và giáo viên ở các trường phổ thông Tỉnh Hà Tĩnh đánh giá mức độ thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động của tổ chuyên môn là tương đối cao, với điểm trung bình chung là 2,59 so với điểm trung bình tối đa là 3. Điểm trung bình chung dao động từ 2,45 đến 2,78. Trong đó, các biện pháp được coi là thực hiện thường xuyên trong quá trình quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng các trường THPT ở Hà Tĩnh là:

+ Biện pháp 1: “Hiệu trưởng trực tiếp quản lý kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn": 2,78 điểm, xếp thứ 1;

+ Biện pháp 7: "Hiệu trưởng quản lý công tác đánh giá chất lượng dạy học của giáo viên": 2,66 điểm, xếp thứ 2;

+ Biện pháp 4: "Hiệu trưởng kiểm tra việc thực hiện chương trình qua Lịch báo giảng và Sổ đầu bài của tổ chuyên môn": 2,62 điểm, xếp thứ 3;

Biện pháp 3: "Hiệu trưởng quản lý công tác soạn Hồ sơ chuyên môn của tổ": 2,61 điểm, xếp thứ 4.

Cũng như khi đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn của hiệu trưởng, nhóm các biện pháp không kém phần quan trọng khi thực hiện quản lí chuyên môn các tổ lại chưa được thực hiện ở mực độ tương xứng với yêu cầu. Đó là biện pháp 2: "Hiệu trưởng quản lý nội dung sinh hoạt của tổ chuyên môn", xếp thứ 6; Biện pháp 6: "Hiệu trưởng quản lí việc bồi dưỡng giáo viên của các tổ chuyên môn", xếp thứ 7; Biện pháp 5: "Hiệu trưởng quản lý việc thực hiện qui chế chuyên môn", xếp thứ 8.

- So sánh giữa cán bộ quản lý và giáo viên thì việc đánh giá của cán bộ quản lý về mức độ thực hiện các biện pháp quản lý cao hơn giáo viên. Cụ thể, điểm bình quân của cán bộ quản lý là 2,62 điểm, còn điểm bình quân của giáo viên là 2,55 điểm. Độ chênh lệch là 0,07 điểm. Điều này cho thấy rằng các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng trong các trường THPT ở Hà Tĩnh đã và đang thực hiện thường xuyên.

So sánh tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng ở các trường THPT Tỉnh Hà Tĩnh ta thấy có ít nhiều tương quan thuận và chặt chẽ. Có nghĩa, mức độ cần thiết và mức độ thực hiện là phù hợp với nhau, thể hiện ở chỗ: các biện pháp được đánh giá là cần thiết ở mức độ nào thì cũng được đánh giá là thực hiện thường xuyên ở mức độ đó.

2.4.3. Nhận xét chung về thực trạng quản lí chất lượng tổ chuyên môn ở các trường THPT trên địa bàn Hà Tĩnh

Những gì đã trình trên đây là kết quả phỏng vấn, điều tra và phân tích của chúng tôi về các giải pháp của người quản lí, mà cụ thể là Hiệu trưởng các trường THPT trên địa bàn Hà Tĩnh đã áp dụng trong vài thập niên qua. Những

giải pháp đó được đề xuất trên cơ sở kiến thức lí luận về quản lí giáo dục mà Hiệu trưởng đã tiếp thu qua các khóa học, bồi dưỡng ở trường Quản lí Giáo dục của Bộ, từ các nguồn tài liệu tham khảo, nhưng quan trọng hơn có lẽ từ yêu cầu giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tiễn. Quả thật, những gì đã diễn ra trong khoảng hai chục năm qua ở cấp THPT trên địa bàn Hà Tĩnh vừa có những nét chung với tình hình giáo dục của cả nước; đồng thời lại có những nét đặc thù của nền giáo dục một địa phương được qui định bởi nhiều yếu tố. Nằm trong giai đoạn cả nước chuyển mình, thay đổi về nhiều mặt, giáo dục nói chung, giáo dục THPT ở Hà Tĩnh nói riêng rõ ràng có nhiều nét phức tạp. Điều này thử thách bản lĩnh, trình độ của người quản lí.

Các giải pháp đã phân tích trên đây phản ánh những nỗ lực tìm tòi của không ít Hiệu trưởng tâm huyết, có năng lực thực sự. Có những cách làm phổ biến, có sự tương đồng với nhiều trường trong vùng và trong cả nước; nhưng cũng có những cách làm táo bạo, phản ánh tư duy mang tính đột phá. Kết quả mà các giải pháp đó mang lại đã được thực tế trả lời. Có những giải pháp có thể áp dụng lâu dài, rộng khắp, nhưng cũng có những giải pháp mang tính tình thế. Tiếc rằng, trong chừng ấy thời gian, lãnh đạo cấp Sở chưa có cuộc Hội thảo chuyên đề nào bàn sâu về vấn đề này, để mổ xẻ, phân tích từ nhiều góc độ khác nhau, rút ra những bài học kinh nghiệm cho Hiệu trưởng các trường trong toàn tỉnh.

Xét cả mặt lí luận lẫn thực tiễn, các giải pháp đã nêu và phân tích trên đây dĩ nhiên còn một số bất cập. Độ lùi thời gian và thực tế nền giáo dục THPT hiện nay cho ta cho ta thấy rõ hơn điều đó. Có những giải pháp hoàn toàn không còn phù hợp; có những giải pháp có thể sẽ còn được áp dụng có hiệu quả trong hiện tại và tương lai, có những giải pháp phải điều chỉnh cho sát hợp hơn với thực tế đã thay đổi so với trước. Tình hình đó đòi hỏi người quản lí phải không ngừng đầu tư suy nghĩ, tìm tòi những cách làm mới và hay nhằm đưa chất lượng tổ chuyên môn nói riêng, chất lượng dạy học và giáo dục của nhà trường nói chung đi vào quĩ đạo của sự phát triển bền vững. Những gì được trình bày ở chương 3

của luận văn này là suy nghĩ bước đầu của chúng tôi, thể hiện một nỗ lực đi theo con đường còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng cũng đầy triển vọng đó.

Tiểu kết chương 2

Chương 2 của luận văn đã nêu một cách khái quát những đặc điểm về kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh, trên cái nền chung đó, phác họa những nét đại lược về lịch sử phát triển nền giáo dục của tỉnh, với điểm nhấn là từ ngày tách tỉnh (1991) đến nay. Một trong những nội dung của chương này dành cho việc trình bày một số vấn đề về đội ngũ giáo viên THPT ở Hà Tĩnh, trong đó có số lượng và trình độ đào tao; cơ cấu tổ chuyên môn ở toàn bộ 39 trường THPT trong tỉnh.

Trọng tâm của chương 2 dành cho việc nêu thực trạng những giải pháp đã được thực hiện nhằm nâng cao chất lượng tổ chuyên môn ở các trường THPT trên địa bàn Hà Tĩnh thời gian qua. Đó là thực trạng đổi mới phương pháp dạy học; thực trạng tự học, tự bồi dưỡng, viết sáng kiến kinh nghiệm, làm đồ dùng dạy học; coi áp lực giảm biên và thuyên chuyển như một giải pháp sáng lọc giáo viên nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ; giải pháp "lượng hóa" như một đòn bẩy năng cao chất lượng tổ chuyên môn. Các giải pháp đo đã được điều tra, nắm số liệu, phân tích tính khả thi và thực tế thực hiện, nêu những mặt ưu điểm và nhược điểm… Trên cơ sở đó, đặt ra một nhiệm vụ tất yếu mà luận văn sẽ giải quyết ở chương 3: đề xuất một số giải pháp có tính hệ thống, đồng bộ nhằm giải quyết vấn đề khá nan giải đang đặt ra cho các trường THPT ở Hà Tĩnh.

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỔ BỘ MÔN Ở CÁC TRƯỜNG THPT TỈNH HÀ TĨNH

3.1. Các nguyên tắc xây dựng giải pháp

Việc đề xuất các giải pháp cho vấn đề nâng cao chất lượng của tổ bộ môn ở các trường THPT trong phạm vi ngành giáo dục của một tỉnh là vấn đề không đơn giản. Để các giải pháp nêu lên có khả năng áp dụng một cách hiệu quả cho các loại hình trường học trên địa bàn Hà Tĩnh, cần quán triệt một số nguyên tắc cơ bản sau đây:

3.1.1. Nguyên tắc bám sát các mục tiêu giáo dục bậc THPT

Theo tác giả Phạm Viết Vượng, "có nhiều cách để diễn đạt về mục tiêu giáo dục, cách thông dụng nhất hiện nay, ở các nước trên thế giới đề cập tới ba mặt: kiến thức, kĩ năngthái độ mà người học sinh phải có được khi ra trường.

Kiến thức là hệ thống những hiểu biết theo nội dung môn học cụ thể, được đo đạc, đánh giá khách quan theo số lượng và chất lượng các tài liệu học sinh đã tiếp thu. Kĩ năng là khả năng hành động, khả năng thực hiện thành công các loại công việc đã được học tập, trình độ chất lượng của kĩ năng được đánh giá bằng chính sản phẩm học tập mà học sinh làm ra. Thái độ là biểu hiện của ý thức trong mối quan hệ đối với bản thân, đối với xã hội và với công việc được giao. Thái độ là phẩm chất nhân cách, được đánh giá qua hành vi cuộc sống. Kiến thức, kĩ năng, thái độ tốt chính là mục tiêu cần đạt của tất cả các loại hình trường, các cấp học, cành học, tuỳ trình độ đào tạo và giáo dục" [55, tr.40].

Mục tiêu giáo dục được xem là định hướng cho mọi hoạt động của nhà trường thuộc các cấp học cụ thể. Không một hoạt động nào diễn ra trong nhà trường được phép xa rời các mục tiêu giáo dục của cấp học được ngành chủ quản nêu lên trong các văn bản pháp qui. Đối với bậc THPT, mục tiêu giáo dục được xác định: "Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kĩ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động" [23, tr.270-271].

Như vậy, mục tiêu giáo dục bậc THPT bao gồm các khía cạnh: kế thừa những kết quả giáo dục của cấp học trước đó (cấp trung học cơ sở); trang bị tri thức và kĩ năng cơ bản nhất mà cấp học qui định; đáp ứng nhu cầu học lên hoặc đi vào cuộc sống (tuỳ năng lực và điều kiện của học sinh).

Việc tìm kiếm các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của tổ bộ môn không ngoài mục đích giúp giáo viên thực hiện tốt hơn công việc dạy học của mình. Một khi công việc dạy học đạt hiệu quả cao, các mặt khác của hoạt động

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường cao đẳng xây dựng số 2 bộ xây dựng (Trang 52)