Nhìn chung về giáo dục Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường cao đẳng xây dựng số 2 bộ xây dựng (Trang 29 - 39)

2.1.2.1. Sơ lược về lịch sử giáo dục Hà Tĩnh

Trong thời phong kiến, giáo dục Hà Tĩnh nằm trong tình hình chung của giáo dục cả nước. Đó là một nền giáo dục mang tính tự phát, không được tổ chức một cách qui mô, có hệ thống. Tuy nhiên, nền Nho học ở Hà Tĩnh cũng đã đào tạo nên không ít người tài năng, đỗ đạt, làm quan hoặc thành danh trên nhiều lĩnh vực. Nhiều danh nhân đất Hà Tĩnh đã có vị trí vẻ vang trong lịch sử, trở thành niềm tự hào của quê hương, đất nước.

Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, ở Hà Tĩnh chỉ có các trường sơ học ở các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Can Lộc, Thạch Hà, Kì Anh. Tại tỉnh lị Hà Tĩnh, có hai trường Tiểu học Pháp - Việt đầy đủ các lớp, từ lớp Nhì đệ nhất đến lớp Nhất. Đến năm 1930, trường Tiểu học Thịnh Xá (Hương Sơn) được

xây dựng. Sau ngày thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương, trong cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh, việc dạy chữ quốc ngữ được khuyến khích, trở thành phong trào khá rầm rộ. Chỉ tính 4 huyện: Can Lộc, Đức Thọ, Thạch Hà, Nghi Xuân đã mở được gần 200 lớp với xấp xỉ 4500 người học.

Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, là một trong những tỉnh đầu tiên giành được chính quyền, với khí thế hừng hực, sôi sục của những ngày đầu cách mạng, Hà Tĩnh đã phấn đấu xây dựng nền giáo dục mới với nhiều chuyển biến sâu sắc trong các ngành học. Đến tháng 12 năm 1945, toàn tỉnh đã có 181 trường Tiều học, có 470 lớp với 690 giáo viên và 22000 học sinh. Các bậc học cao hơn cũng bắt đầu hình thành và phát triển. Đặc biệt, phong trào Bình dân học vụ, diệt giặc dốt ở Hà Tĩnh phát triển rầm rộ, rộng khắp, được Hồ Chủ tịch gửi thư khen.

Truyền thống đó tiếp tục được phát huy trong suốt chặng đường Hà Tĩnh cùng cả nước trải qua hai cuộc kháng chiến trường kì chống Pháp và chống Mĩ, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Năm 1975, chiến tranh kết thúc, nước nhà thống nhất, cả nước bước vào một thời kì mới. Hà Tĩnh được sáp nhập với Nghệ An thành tỉnh Nghệ Tĩnh. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV đã quyết định cải cách giáo dục lần thứ ba (1979). Ngày 14 tháng 12 năm 1980, BCH Tỉnh uỷ Nghệ Tĩnh đã đã ra nghị quyết số 42 NQ/TU về công tác giáo dục. Nghị quyết nêu rõ: "Phải triển khai có hiệu quả cải cách giáo dục, đồng thời tiếp tục phát triển sự nghiệp giáo dục một cách tích cực, vững chắc theo bước đi phù hợp yêu cầu và khả năng của nền kinh tế địa phương, đồng thời phù hợp với bước đi của cả nước". Dưới sự chỉ đạo của BCH Tỉnh Đảng bộ, ngành giáo dục Nghệ Tĩnh đã bước vào thực hiện cải cách giáo dục.

Tiếp nối bài học kinh nghiệm của giai đoạn trước, giáo dục Nghệ Tĩnh vừa đẩy mạnh các cuộc vận động "Mỗi thầy cô là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo"; "Đã là giáo viên phải là người tiên tiến", vừa thực hiện phổ cập giáo dục, mở rộng qui mô và nâng cao chất lượng đào tạo các ngành học, các cấp học, xác định rõ mô hình giáo dục các cấp.

Sau 16 năm sáp nhập, đến 1991, Hà Tĩnh lại được tách ra thành đơn vị hành chính độc lập. Tại thời điểm đó, giáo dục Hà Tĩnh có qui mô nhỏ, cơ sở vật chất, thiết bị và điều kiện dạy học gặp nhiều khó khăn, đội ngũ giáo viên thiếu trầm trọng.

Tại thời điểm tách tỉnh, ở cấp THPT, toàn tỉnh có 24 trường với 242 lớp, 9.598 học sinh, tỉ lệ huy động xấp xỉ 30%. Ở các trường, phòng học bằng tranh tre nứa lá vẫn còn phổ biến, khuôn viên hẹp, phương tiện dạy học nghèo nàn, lạc hậu. Tổng số giáo viên và CBQL có 652 người; trình độ đào tạo không đồng đều, có nhiều giáo viên là ĐHSP hệ 3 năm. Đội ngũ không đồng bộ, thiếu giáo viên đặc thù, nhất là giáo viên Tiếng Anh, Tin học, Địa lí. Chất lượng giáo dục còn bất cập, hạn chế. Tỉ lệ học sinh bỏ học cao (bình quân trên 5%, có nơi 9%).

Trải qua gần 20 năm xây dựng và phát triển kể từ ngày tách tỉnh, giáo dục Hà Tĩnh nói chung, bậc THPT nói riêng đã đạt những tiến bộ đáng kể cả về lượng và chất. Toàn tỉnh có 39 trường THPT, trong đó đại bộ phận là công lập, với 1.336 lớp, 63.000 học sinh, (tăng so với năm 1991 là 20 trường, 1.124 lớp, 53.000 học sinh). Nhờ sự phát triển qui mô và số lượng nên đã thu hút được đông đảo học sinh tốt nghiệp THCS vào học THPT (70%), so với năm 1991 tăng 9 lần.

Hiện nay, giáo dục Hà Tĩnh đang khắc phục những điểm hạn chế, phát huy những thế mạnh của mình để phát triển. Sự phát triển có bền vững hay không, tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố: sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng và chính quyền, trình độ quản lí của đội ngũ quản lí các cấp, các trường, trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên, trình độ dân trí của địa phương, công việc xã hội hoá giáo dục... Việc duy trì và phát triển chất lượng của bậc học THPT cũng không nằm ngoài sự chi phối của những nhân tố ấy.

2.1.2.2. Một số vấn đề về đội ngũ giáo viên bậc THPT ở Hà Tĩnh

Một trong những yếu tố quyết định chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên là trình độ đào tạo. Theo số liệu của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh, tính đến tháng 10 năm 2010, đội ngũ giáo viên THPT toàn tỉnh ở các bộ môn có trình độ đào tạo cụ thể như sau:

Bảng 2.1. Tổng hợp đội ngũ giáo viên khối THPT ở Hà Tĩnh CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO TỔNG SỐ GV TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ Chính trị 146 0 (0%) 145 (99,31%) 1 (0,69%) Địa lí 168 0 (0%) 164 (97,61%) 4 (2,39%) Hóa học 229 0 (0%) 221 (96,5%) 8 (3,5%) Kĩ thuật 76 11 (14,6%) 64 (84,5%) 1 (0,9%) Lịch sử 191 0 (0%) 172 (90,05%) 1 (9,95%) Ngữ văn 440 0 (0%) 387 (87,95%) 53 (12,05%) Sinh vật 226 0 (0%) 212 (93,81%) 14 (6,19%) Thể dục 252 10 (3,97%) 242 (96,03%) 0 (0%) Tiếng Anh 324 1 (0,3) 321 (99,08%) 2 (0,62%) Tiếng Pháp 6 0 (0%) 6 (100%) 0 (0%) Tin học 185 0 (0%) 185 (100%) 0 (0%) Toán 453 0 (0%) 411 (90,73%) 42 (9,27%) Vật lí 286 0 (0%) 268 (90,7%) 18 (9,3%) Tỉ lệ bình quân 21 (1, 42 %) 2798 (94,33 %) 144 (5,37 %)

Nhìn vào bảng thống kê trên, ta thấy, tổng số giáo viên THPT của Hà Tĩnh là 2964 người, trong đó, trình độ đào tạo bậc cao đẳng là 21 người, chiếm 1,42%; cử nhân là 2798 người, chiếm 94,33%; thạc sĩ là 144 người, chiếm 5,7%. Bậc cao đẳng chỉ có ở môn Kĩ thuật (có 11 người, chiếm 14,47%) và môn Thể dục (10, chiếm 3,97). Thực ra, trước đây, đo đặc điểm của qui hoạch đào tạo các bậc học trong toàn quốc, giáo viên môn Thể dục chủ yếu được đào tạo hệ Cao đẳng. Chỉ mới gần đây, hệ Đại học trở nên phổ biến, giáo viên môn này mới có điều kiện tham gia các khóa đào tạo tại chức, do vậy, số lượng giáo viên có bằng đại học được nâng lên, chiếm tỉ lệ áp đảo.

Trong khoảng một thập niên trở lại đây, hệ đào tạo Thạc sĩ được mở. Những giáo viên có nhu cầu học lên được Sở tạo điều kiện bằng nhiều cách: cho nghỉ giảng dạy để đi học tập trung, hỗ trợ kinh phí học tập, cấp một khoản kinh phí theo chính sách thu hút nhân tài của tỉnh... Do vậy, số giáo viên theo học bậc thạc sĩ tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, do sự chi phối của nhiều nhân tố, tỉ lệ thạc sĩ giữa các môn có sự chênh lệch. Không kể những môn chưa có giáo viên nào theo học thạc sĩ, ta thấy cao nhất là môn Ngữ văn (12.4%); thấp nhất là môn Tiếng Anh (0,62%).

Để thấy thêm trình độ đào tạo của giáo viên ở từng trường THPT trong tỉnh, nhân tố quan trọng quyết định chất lượng các tổ chuyên môn, chúng tôi đã điều tra, nắm số lượng, tính tỉ lệ. Các số liệu được thể hiện trong bảng thống kê sau đây:

Bảng 2.2. Số lượng và trình độ đào tạo của giáo viên các trường THPT ở Hà Tĩnh TT TÊN TRƯỜNG TỔNG SỐ GV CAO ĐẲNG ĐẠI HỌC THẠC SĨ Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 1 Lê Quảng Chí 65 0 0 64 98,46 1 1,54 2 Kì Anh 103 0 0 98 95,14 5 4,86 3 Kì Lâm 48 0 0 46 95,83 2 4,17 4 Ng Thị Bích Châu 53 0 0 53 100 0 0 5 Nguyễn Huệ 101 0 0 98 97,03 3 2,97 6 Cẩm Xuyên 99 0 0 91 91,92 8 8,08 7 Hà Huy Tập 81 0 0 79 97,53 2 2,47 8 Cẩm Bình 106 0 0 102 96,23 4 3,77 9 Nguyễn Đình Liễn 60 0 0 60 100 0 0 10 Năng khiếu tỉnh 75 0 0 47 62,67 28 37,33 11 Phan Đình Phùng 101 0 0 91 90,1 10 9,9 12 Thành Sen 66 0 0 60 90,9 6 9,1 13 Lí Tự Trọng 88 0 0 80 90,9 8 9,1 14 Lê Quí Đôn 93 0 0 79 84,84 14 15,06 15 Ng. Trung Thiên 92 0 0 84 91,3 8 8,7 16 Mai Kính 45 0 0 42 93,33 2 6,67 17 Nghèn 96 1 1,04 78 81,25 17 17,71 18 Can Lộc 75 0 0 71 94,66 4 5,34 19 Đồng Lộc 81 0 0 76 93,82 5 6,18 20 Nguyễn Văn Trỗi 98 2 2,04 91 92,86 5 5,1 21 Nguyễn Đổng Chi 54 0 0 49 90,74 5 5,1 22 Mai Thúc Loan 84 0 0 79 94,05 5 5,95 23 Hồng Lĩnh 86 0 0 73 84,88 13 15,12 24 Hồng Lam 46 0 0 44 95,65 2 4,35 25 Nguyễn Du 108 0 0 97 89,81 11 10,19 26 Nguyễn Công Trứ 67 0 0 54 80,60 13 19,40 27 Nghi Xuân 76 0 0 65 85,52 11 14,48 28 Minh Khai 94 0 0 86 91,49 8 8,51 29 Trần Phú 106 0 0 97 91,51 9 8,49 30 Đức Thọ 66 0 0 63 95,45 3 4,55 31 Hương Sơn 78 0 0 71 91,03 7 8,97 32 Lê Hữu Trác I 61 0 0 54 88,52 7 11,48 33 Lê Hữu Trác II 57 0 0 50 87,72 7 12,28 34 Cao Thắng 63 1 1,6 56 88,89 6 9,52 35 Hương Khê 100 0 0 98 98,00 2 2,00 36 Hàm Nghi 67 0 0 64 95,52 3 4,48

37 Gia Phố 50 0 0 49 98,00 1 2,00 38 Phúc Trạch 51 0 0 47 92,16 4 7,84 39 Vũ Quang 67 0 0 60 89,55 7 10,45

Nhìn vào bảng thống kê trên đây, ta thấy: ngoài hai trường chưa có giáo viên nào học bậc thạc sĩ (trường THPT Nguyễn Thị Bích Châu và trường THPT Nguyễn Đình Liễn), tỉ lệ thạc sĩ cao nhất thuộc về trường Năng khiếu tỉnh (37, 33%), trường có tỉ lệ thấp nhất là THPT Gia Phố (2%). Vẫn biết rằng, chất lượng tổ chuyên môn tùy thuộc nhiều yếu tố, song trình độ đào tạo phải được xem là một yếu tố quan trọng, nhất là hiện nay, tri thức của người giáo viên phải luôn được cập nhật để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc dạy - học. Dĩ nhiên, giáo viên có thể học tập bằng nhiều con đường khác nhau, trong đó có vấn đề tự học, tự đào tạo, nhưng, được học bậc học sau đại học, với chương trình đào tạo bài bản, hoàn thành một luận văn theo chuyên ngành, trình độ giáo viên sẽ được nâng lên một cách rõ rệt. Đây là điều người quản lí trường THPT phải nhận thức đầy đủ, nếu muốn nâng cao chất lượng chuyên môn các tổ của trường mình.

2.1.2.3. Cơ cấu tổ chuyên môn ở các trường THPT Tỉnh Hà Tĩnh

Không có một qui định cụ thể nào cho vấn đề cơ cấu tổ chuyên môn của các trường THPT. Trường có bao nhiêu tổ, trong đó có bao nhiêu tổ đơn, bao nhiêu tổ ghép, mỗi tổ có bao nhiêu thành viên... tất cả tùy thuộc vào tình hình cụ thể và quyết định của Hiệu trưởng. Bảng thống kê sau đây cho thấy bức tranh toàn cảnh về cơ cấu tổ chuyên môn của tất cả các trường THPT trong tỉnh Hà Tĩnh.

Bảng 2.3. Cơ cấu tổ chuyên môn ở các trường THPT tỉnh Hà Tĩnh

TT TÊN TRƯỜNG TỔ ĐƠN TỔ GHÉP GHI CHÚ Tên tổ Tổng số Tên tổ Tổng số 1 Lê Quảng Chí Lý 6 Toán - Tin 9 - 3 Hóa 5 Sinh - CN 5 - 2 Văn 10 Sử - GDCD 4 - 3 Anh 7 Thể - GDQP 6 - 1 Địa 4 Toán 16 Lý - CN 9 - 2 KTCN

2 Kỳ Anh HóaTin 85 Sinh - CNSử - Địa - GDCD 6 - 5 - 58 - 2 KTNN Văn 16 Thể dục - GDQP 9 - 1

NN 11

3 Kỳ Lâm

Toán 6 Lý - CN - Tin 4 - 2 - 3 Văn 7 Hóa - Sinh 4 - 4 Anh 5 Sử - Địa - GDCD 3 - 3 - 2

Thể - GDQP 5

4 Nguyễn Thị Bích Châu

Lý 5 Toán - Tin 7 - 4 Văn 8 Hóa - Sinh 3 - 5 Anh 6 Sử - Địa - GDCD 4 - 3 - 3 Thể - GDQP 5 5 Nguyễn Huệ Toán 16 Tin 6 Lý - CN 8 - 3 Hóa 8 Sinh 7 Văn 15 Sử 6 Địa 7 NN 11 GDCD 6 Thể 8 6 Cẩm Xuyên

Văn 14 Toán - Tin 14 - 5 NN 12 Lý - Hóa - CN 10 - 8 - 2

Sinh - Thể - CN 9 - 8 - 1 Sử - Địa - GDCD 5 - 5 - 6 7 Hà Huy Tập

Văn 12 Toán - Tin 11 - 5

NN 10 Lý - Hóa 9 - 7

Sinh - Thể - CN 6 - 6 - 2 Sử - Địa - GDCD 6 - 4 - 3 8 Cẩm Bình

Văn 14 Toán - Tin 17 - 5 Anh 12 Lý - Hóa 9 - 9

Sinh - CN 7 - 4 Sử - GDCD 7 - 5 Thể - Địa 9 - 6 9 Nguyễn Đình Liên

Văn 9 Toán - Tin 9 - 3 Lý - Hóa 5 - 5 Sinh - Thể - CN 5 - 5 -1 Sử - Địa 4 - 4 Anh - GDCD 7 - 3 10 Năng Khiếu Tỉnh LýVăn 118 Toán - TinHóa - Sinh 14 - 47 - 5

NN 9 Sử - Địa - GDCD 5 - 4 - 2

Thể - GDCD 6

11 Phan Đình Phùng

Toán 17 Lý - CN - Tin 9 - 1 - 5 Văn 15 Hóa - Sinh 9 - 9 NN 11 Sử - GDCD 6 - 4 Địa - Thể 6 - 8 12 Thành Sen

Toán 11 Lý - Tin - CN 6 - 4 - 1 Anh 8 Hóa - Sinh - CN 5 - 5 - 1

Văn - Thể 10 - 4 Sử - Địa - GDCD 4 - 4 - 3 13 Lý Tự Trọng

Hóa 7 Toán - Tin 15 - 4

Sinh 7 Lý - CN 7 - 2

Văn 13 Sử - Địa 5 - 5

NN 10 Thể - GDQP 8

GDCD 5 14 Lê Quí Đôn

Văn 16 Toán - Tin 15 - 5

Anh 11 Lý - CN 9 - 2

Hóa - Địa 6 - 5 Sinh - Thể 7 - 8 Sử - GDCD

15 Nguyễn Trung Thiên

Hóa 8 Toán - Tin 14 - 5 Văn 14 Lý - CN 8 - 1

Sử 6 Sinh - CN 8 - 1

NN 8 Địa - GDCD 6 - 5 Thể - GDQP 7 - 1 16 Mai Kính

Văn 7 Toán - Tin 7 - 2

Anh 6 Lý - Hóa 4 - 3 Sử - Địa - GDCD 4 - 2 - 3 Sinh - Thể - CN 4 - 4 17 Nghèn Toán 14 Lý 10 Hóa 7 Sinh 9 Văn 14 Sử 7 Địa 5 NN 11 GDCD 5 Tin 5 Thể 9 18 Can Lộc Toán 12 Sinh - CN 5 - 2 Lý 8 Sử - Địa - GDCD 5 - 4 - 3 Hóa 6 Thể - GDQP 5 - 2 Văn 10 NN 8 Tin 5 19 Đồng Lộc Lý - 8 Toán - Tin 14 - 5 Hóa 6 Sử - Địa - GDCD 6 - 5 - 5 Sinh 7 Thể - GDQP 6 - 1 Văn 13 NN 10

20 Nguyễn Văn Trỗi

Toán 14 Lý - Tin 11 - 4 Hóa 9 Sinh - CN 8 - 4 Văn 14 Sử - GDCD 6 - 4 NN 10 Địa - Thể 6 - 8 21 Nguyễn Đổng Chi ToánVăn 109 Lý - Hóa - CNSinh - Tin - CN 4 - 2 - 15 - 5 -1

Thể - GDQP 7 22 Mai Thúc Loan

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường cao đẳng xây dựng số 2 bộ xây dựng (Trang 29 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w