8. Cấu trúc luận văn
1.5.1. Về phía giáo viên
Kết quả điều tra vào năm 2011 – 2012 ở 4 trường Tiểu học Nguyễn Huệ 3, Bạch Đằng, Khánh Hội B, Đoàn Thị Điểm ở địa bàn quận 4, đối tượng là GV dạy lớp 5, cho thấy rằng 60% chưa hiểu sâu về toán CĐĐ để dạy cho các em lớp 5. Chỉ có 40% hiểu rõ toán CĐĐ và tầm quan trọng của nó đối với HS lớp 5. Có 60% thấy được toán CĐĐ giúp HS nắm các khái niệm cơ bản về vận tốc, quãng đường, thời gian, mối liên hệ giữa chúng với nhau. Có 30% hiểu được toán CĐĐ các em ứng dụng vào trong thực tiễn hằng ngày. Đối với rèn kỹ năng giải toán và rèn năng lực tư duy chỉ chiếm có 10%. Trong quá trình truyền thụ kiến thức cho HS hơn 70% GV chỉ dạy theo lối thầy giảng trò ghi, 30% GV tổ chức các hình thức học như : phiếu giao việc, trao đổi nhóm, tổ chức trò chơi toán học… thông qua đó dạy toán CĐĐ. Khoảng 80% GV đều cho rằng phân bố thời gian dạy học toán CĐĐ không hợp lý, họ cho rằng phân bố 7 tiết học mà phải nắm các dạng toán CĐĐ là chưa phù hợp, nên tăng cường thêm tiết luyện tập, không nên trong tiết ôn lại đưa ra một dạng toán CĐĐ buộc các em phải tiếp nhận dạng toán mới.
Trong dạy học GV chưa quan tâm đến vốn kinh nghiệm hay những hiểu biết sẵn có của HS trước khi học một kiến thức mới. Để đối phó các dạng toán về hai động tử chuyển động cùng chiều, ngược chiều, đa phần GV chỉ mẹo
cho HS cứ thấy hai chuyển động ngược chiều thì làm tổng vận tốc, ngược chiều là hiệu vận tốc. Dẫn đến trò không vận dụng trí não, không tư duy, cứ làm theo lối mẹo của GV. Vì vậy, thầy trò quá lệ thuộc vào mẹo, không thoát khỏi mẹo khi giải toán, đến khi gặp một bài toán thay đổi dữ kiện đề bài HS sẽ không làm được.
Khi ra đề, GV không cần biết có phù hợp với trình độ HS, bài toán quá khó, quá dễ dẫn đến HS không tập trung trong học tập. GV chưa tận dụng và khai thác các bài toán liên quan đến thực tiễn hằng ngày, không tạo được hứng thú trong học tập dẫn đến kết quả học tập thấp. Nguyên nhân của thực trạng này có nhiều nhưng nguyên nhân chủ yếu là nội dung lẫn hình thức tổ chức khi truyền đạt vẫn mang tính áp đặt, bình quân, đồng loạt…
Qua thực tế giảng dạy của bản thân ở trường Tiểu học, chúng tôi dễ dàng nhận thấy rằng : cơ sở vật chất chưa tạo điều kiện HS khả năng hứng thú khi học, sĩ số HS quá đông (45hs) , lớp nhiều trình độ, mất căn bản các dạng toán điển hình từ lớp dưới… Thêm vào đó, GV chưa thật sự khai thác hết các phương pháp giảng dạy, chưa chú trọng vận dụng kỹ năng sống vào trong bài toán, kiến thức toán học ở Tiểu học được hình thành một cách trực quan nhưng đối với dạng toán này đòi hỏi tính tưởng tượng cao làm cho HS khó tiếp thu, đa phần HS chỉ thuộc công thức ứng dụng mà không hiểu tại sao, dần dần HS không thích học toán CĐĐ.