8. Cấu trúc luận văn
2.3.4.1. Muốn rèn HS sáng tác đề toán dựa theo mô hình của toán CĐĐ
trước tiên người GV cần làm rõ một số vấn đề
Khái niệm mô hình
Theo V.A.Shoff thì :Nói đến mô hình ta hiểu nó như là một biểu tượng trong đầu hay một hệ thống đã được vật chất hóa. Hệ thống này phản ánh hay tái hiện đối tượng nghiên cứu có thể thay cho nó và khi nghiên cứu hệ thống này ta thu được những thông tin mới về đối tượng đó (V.A.Shoff _Mô hình và triết học )
Theo Hồ Ngọc Đại mô hình là vật thay thế cho đối tượng lĩnh hội, nó diễn đạt chất liệu một cách tường minh và thuần khiết. Lẽ sống của mô hình là bằng một cách trực quan tường minh, diễn đạt cấu trúc logic khái niệm.
* Các loại mô hình:
Mô hình vật chất: Là loại mô hình được xây dựng bằng các vật liệu mà sự tồn tại của nó là một dạng vật chất nào đó: Ô tô, xe đạp, cây cầu…. Khi đã hình thành mô hình vật chất độc lập với con người và được cố định trong một vật chất nào đó.
Mô hình tư tưởng: Là loại mô hình tồn tại trong bình diện tinh thần. Vật liệu xây dựng mô hình là các ý nghĩ, mệnh đề, các hình ảnh về sự vật hiện tượng ở dạng hình ảnh tinh thần (là cơ sở làm vật liệu xây dựng mô hình vật chất).
Mô hình vật thật : Như xe đạp, ô tô, con đường, đoàn tàu…Theo thao tác trên mô hình này là thao tác bằng tay (quan sát hoặc di chuyển )
Mô hình kí hiệu : Là những mô hình được xây dựng trên cơ sở mô phỏng mô hình vật thật là các kí hiệu ngôn ngữ.
Vai trò của mô hình trong việc rèn kỹ năng sáng tác đề toán chuyển động đều cho HS lớp 5.
Sử dụng mô hình, sơ đồ hình vẽ trong sáng tác đề toán chuyển động đều giúp cho HS có kỹ năng xác định các dữ kiện chính của bài toán, loại bỏ những yếu tố, dữ kiện thừa hay thiếu của mô hình từ đó sáng tác đề toán.
Xét về loại toán chuyển động đều ở lớp 5, ta thấy đây là loại toán khó, rất phức tạp, phong phú đa dạng và có rất nhiều kiến thức sử dụng từ thực tế cuộc sống. Khả năng phân tích của các em HS lớp 5 còn kém, các em thường tri giác trên tổng thể. Trí tưởng tượng của các em tuy phát triển nhưng còn tản mạn, ít có tổ chức và còn chịu nhiều ảnh hưởng của hứng thú, kinh nghiệm sống và những mẫu hình đã biết.
Vì thế để hình thành kỹ năng sáng tác đề toán chuyển động đều cho HS Tiểu học thì GV phải sử dụng triệt để các phương tiện để khai thác các kiến thức của các em. Cụ thể :
* Mô hình vật thật : Tổ chức cho HS các tiết học ngoại khóa để giúp cho các em hiểu được bản chất, mối quan hệ giữa các yếu tố xuất hiện trong bài toán.
* Mô hình kí hiệu : Nếu như mô hình vật thật, mô hình biểu tượng giúp cho học sinh hiểu được bản chất, mối quan hệ giữa các yếu tố xuất hiện trong bài toán CĐĐ thì trong giải toán chuyển động mô hình kí hiệu lại giúp HS mô phỏng lại các mối quan hệ giữa các yếu tố đó theo những dữ kiện của bài toán. Và sơ đồ đoạn thẳng chính là mô hình kí hiệu, là công cụ mà GV thường xuyên sử dụng để rèn luyện kỹ năng sáng tác đề toán cũng như giải toán CĐĐ cho HS lớp 5.
- Sử dụng sơ đồ đoạn thẳng: Là một dạng của mô hình tượng trưng thường xuyên được dùng để sáng tác đề toán ở Tiểu học nói chung và dạng toán CĐĐ nói riêng. Trong đó mối quan hệ giữa các đại lượng đã cho và các đại lượng phải tìm trong bài toán được biểu diễn bởi các đoạn thẳng. Với việc lựa chọn độ dài của các đoạn thẳng để biểu diễn các đại lượng và sắp xếp thứ
tự các đoạn thẳng trong sơ đồ một cách hợp lý sẽ giúp HS đi đến sáng tác đề toán một cách tường minh.
Nội dung của bài toán phải đáp ứng được mục đích, yêu cầu của bài dạy
Các bài toán có tác dụng củng cố những kiến thức HS đã học; hoặc rèn luyện kĩ năng áp dụng một quy tắc, một kiến thức mới học; để xây dựng một khái niệm mới. Các bài toán phải phục vụ cho mục đích yêu cầu của bài dạy. Do đó khi sáng tác bài toán, GV phải lựa cho những vấn đề phục vụ thiết thực cho yêu cầu giảng dạy môn Toán nói chung, cho yêu cầu của từng nội dung bài.
Bài toán phải phù hợp với trình độ kiến thức của HS
Khi sáng tác đề toán GV cần lưu ý những khái niệm, phép tính, quy tắc được đề cập đến trong nội dung hoặc cách giải bài toán phải là những điều các em đã học.Yêu cầu này đòi hỏi GV phải nắm vững chương trình, nội dung giảng dạy tránh tình trạng cho HS làm những bài toán quá sức các em.
Bài toán phải đầy đủ dữ kiện
Nghĩa là những cái đã cho phải đủ để tìm ra được đáp số của bài toán, nếu bỏ bớt đi một trong những cái đã cho thì sẽ không tìm được đáp số xác định của bài toán.
Câu hỏi của bài toán phải rõ ràng và đầy đủ ý nghĩa
Với cùng một dữ kiện như nhau có thể đặt ra câu hỏi khác nhau, do đó việc lựa chọn phép tính để giải bài toán cũng khác nhau. Vì thế việc hiểu thấu câu hỏi của bài toán là điều kiện của căn bản giải bài toán.
Do đó, lúc sáng tác đề toán, ta phải chú ý nêu rõ câu hỏi cho HS hiểu được chính xác ý nghĩa của nó. Nếu không các em sẽ không thể giải được.
Bài toán không có mâu thuẫn
Từ các dữ kiện của bài toán bằng các suy luận khác nhau không được dẫn đến hai kết quả trái ngược nhau, hoặc trái với ý nghĩa thực tế của chúng.
Yêu cầu này đòi hỏi GV phải tự giải một cách cẩn thận các đề toán do mình sáng tác ra; không nên chỉ ước lượng đại khái đáp số và cách giải, sẽ rất dễ dẫn tới sai lầm.
Số liệu bài toán phải phù hợp với thực tế
Một trong những tác dụng giáo dục của bài toán là chỗ ở nó phản ánh được thực tế xung quanh, nó làm cho HS thấy rõ nguồn gốc và mục đích thực tế của toán học. Cho nên khi sáng tác một đề toán cần phải lấy số liệu cho phù hợp với thực tế để các em thấy được lợi ích khi giải bài toán đó.
Ngôn ngữ bài toán phải ngắn gọn, mạch lạc
Ngôn ngữ của bài toán có ảnh hưởng không ít đến việc hiểu nội dung, ý nghĩa của bài toán, đến quá trình suy nghĩ chọn phép tính để giải. Nhiều trường hợp chỉ vì không phân biệt được ý nghĩa của một số từ như: “ lớn hơn”, “tăng lên”, “giảm đi”…mà HS mắc phải những sai lầm đáng tiếc trong suy luận. Cũng nên tránh việc kể lể dài dòng những sự việc trong đề toán, không cần thiết dễ làm cho HS khó tập trung suy nghĩ vào được trọng tâm bài toán.