8. Cấu trúc luận văn
2.2.2.1. Bài toán vận dụng công thức cơ bản
Chủ yếu dùng cho mọi đối tượng HS, giúp các em nắm được kiến thức cơ bản và nâng dần mức độ khó. Ngoài những bài cơ bản trong SGK ta cần cho HS thêm vài bài tương tự để HS vừa giải và thuộc công thức sau đó nâng dần độ khó của bài toán để các em vận dụng kiến thức, yếu tố suy luận để giúp các em cảm thấy yêu thích học toán CĐĐ hơn .
Bài toán về loại này được chia thành 3 dạng cơ bản như sau:
Vận tốc
BT 1: Một ô tô đi được 190 km trong 4 giờ. Hỏi trung bình mỗi giờ ô tô đó đi được bao nhiêu km?
BT 2: Một xe gắn máy đi từ Thành phố lúc 7 giờ 15 phút về đến Tiền Giang lúc 10 giờ 15 phút. Hãy tính vận tốc của người đó, biết rằng trên đường đi có nghỉ 30 phút và quãng đường dài 100 km.
BT3: Một ô tô đi từ tỉnh Long An lúc 8 giờ và đến Cần Thơ lúc 12 giờ kém 15 phút với vận tốc 40 km/giờ. Hỏi muốn đến Cần Thơ lúc 11 giờ thì ô tô phải đi với vận tốc bao nhiêu?
BT4: Lúc 6 giờ 20 phút một ô tô chở hàng đi từ A đến B. Quãng đường AB dài 180 km. Khi đến B ô tô giao hàng và nghỉ 1 giờ 30 phút rồi tiếp tục quay về A theo đường cũ. Nếu ô tô muốn về đến A đúng 15 giờ 35 phút cùng ngày thì phải đi với vận tốc là bao nhiêu km/giờ ?
BT5: Một ô tô đi từ tỉnh A đến tỉnh B với vận tốc trung bình là 40 km/ giờ. Hôm sau, ô tô đó đi B về A với vận tốc trung bình là 50 km/ giờ. Tính vận tốc trung bình trong cả hai lượt đi và về.
Bài toán 1 chỉ ứng dụng công thức cơ bản hỗ trợ thêm cho SGK, nên đưa yêu cầu HS tìm được thời gian đi sau đó các em chỉ việc áp dụng công thức đã học để giải bài, các bài này đưa ra câu hỏi HS giải một cách dễ dàng không phải suy nghĩ. Đối với bài 2,3,4 nâng dần yêu cầu đòi hỏi các em hơn, các em phải tích cực suy nghĩ, ngoài việc áp dụng những công thức cơ bản bài toán đòi hỏi các em phải tư duy hơn. Ngoài ra, bài 5 giúp cho các em ôn lại kiến thức đã học các năm trước đó.
Quãng đường
BT6 : Một người đi xe máy từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Mỹ Tho mất 1 giờ 45 phút với vận tốc 40 km/giờ. Tính quãng đường xe máy đã đi từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Mỹ Tho ?
BT7 : Một ô tô đi từ tỉnh A lúc 7 giờ và đến tỉnh B lúc 11 giờ 45 phút. Ô tô đi với vận tốc 48 km/giờ. Tính quãng đường AB ?
BT8 : Một ô tô đi từ tỉnh A lúc 7 giờ 30 phút và đến tỉnh B lúc 12 giờ 30 phút. Ô tô đi với vận tốc 45 km/giờ, biết rằng dọc đường nghỉ 15 phút. Hỏi quãng đường AB dài bao nhiêu km ?
BT9 : Một ô tô đi từ Thành phố Hồ Chí Minh lúc 7 giờ 15 phút với vận tốc 45 km/giờ. Sau khi đi 2 giờ 15 phút thì nghỉ dọc đường 30 phút xe tiếp tục chạy với vận tốc ban đầu và đến Cần Thơ lúc 12 giờ 15 phút. Tính quãng đường từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Cần Thơ ?
BT10: Một người đi du lịch bằng xe máy với vận tốc 40 km/ giờ. Biết quãng đường từ Thành phố đến Vũng Tàu dài 125 km. Tính thời gian xe máy đi quãng đường đó ?
BT11: Quãng đường từ nhà đến trường dài 600m. Một học sinh đi với vận tốc 4 km/ giờ. Tính thời gian đi từ nhà đến trường ?
BT12 : Một xe máy đi từ A đến B với vận tốc 30 km/giờ và sau 3 giờ thì đến B. Một xe đạp đi với vận tốc 12 km/ giờ. Hỏi xe đạp phải mất bao nhiêu thời gian mới đi hết quãng đường AB ?
BT13: Một xe ô tô chở hàng từ Quãng Ngãi đi Đà Nẵng, biết rằng hai nơi cách nhau 135 km. Hỏi ô tô muốn đến Đà Nẵng lúc 14 giờ 30 phút để giao hàng thì phải khởi hành từ Quãng Ngãi lúc mấy giờ. Biết rằng vận tốc ô tô là 45 km/ giờ ?
BT14: Sáng hôm đó, lúc 6 giờ 30 phút mẹ chở Nghĩa đến trường bằng xe đạp với vận tốc 15 km/ giờ. Đến 6 giờ 36 phút, bố thấy Nghĩa để quên sách Toán nên lấy xe máy đuổi theo với vận tốc 30 km/ giờ. Bố đuổi kịp mẹ và Nghĩa tại cổng trường. Hỏi bố đuổi kịp mẹ và Nghĩa lúc mấy giờ.
Nói chung, bài tập toán chuyển động đều trong SGK ít, mỗi bài chứa đựng nội dung cơ bản cần truyền đạt thiếu rèn luyện. Muốn HS nắm kiến thức vững chắc nên áp dụng thêm hệ thống toán trên tạo điều kiện cho HS vừa được giải nhiều dạng bài toán vừa rèn tư duy vừa khắc sâu công thức vào trí nhớ của HS.