Dạng toán cơ bản

Một phần của tài liệu Phát triển hệ thống bài toán chuyển động đều cho học sinh lớp 5 luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 84 - 86)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.3.1.Dạng toán cơ bản

Dạng toán cơ bản này chủ yếu áp dụng công thức đã học nên các em chỉ cần thuộc công thức sau:

v = S : t S = v x t t = S : v

Ví dụ 1: Một ô tô đi được 190 km trong 4 giờ. Hỏi trung bình mỗi giờ ô tô đó đi được bao nhiêu km?

Hướng dẫn: HS trả lời hai câu hỏi: Bài toán cho biết gì?

Bài toán hỏi gì?

Sau khi các em trả lời hai câu này xem như bài toán đã tìm ra hướng giải cho bài toán. Các em chỉ cần nhớ công thức vận tốc bằng quãng đường chia thời gian. Tương tự cho bài toán tìm quãng đường, thời gian

Bài giải

Trung bình mỗi giờ ô tô đi được: 190 : 4 = 47,5 (km/giờ)

Đáp số: 47,5 (km/giờ)

Ví dụ 2: Một người đi xe máy từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Mỹ Tho mất 1 giờ 45 phút với vận tốc 40km/giờ. Tính quãng đường xe máy đã đi từ Thành phố đến Mỹ Tho ?

Bài giải

1 giờ 45 phút = 1,75 (giờ) Quãng đường xe đã đi: 1,75 x 40 = 70 (km)

Ví dụ 3: Một người đi du lịch bằng xe máy với vận tốc 40 km/ giờ. Biết quãng đường từ Thành phố đến Vũng Tàu dài 120 km. Tính thời gian xe máy đi quãng đường đó ?

Bài giải Thời gian xe đã đi: 120 : 40 = 3 (giờ)

Đáp số: 3 (giờ)

Sau khi các em thực hiện những bài toán cơ bản trên GV cần giúp cho HS nhận thấy được mối quan hệ tỉ lệ giữa các đại lượng vận tốc, quãng đường, thời gian thông qua hoạt động sau:

GV chia nhóm từ 3 đến 5 em và đưa câu hỏi từng nhóm thảo luận:

- Các bạn có nhận xét gì nếu vận tốc không đổi thì quãng đường và thời gian như thế nào?

GV đưa câu hỏi tương tự nếu quãng đường, thời gian không đổi thì các đại lượng còn lại sẽ thế nào?

HS thảo luận trình bày các câu hỏi GV sẽ là người đưa ra nhận xét và rút ra kết luận sau

- Khi vận tốc không đổi thì quãng đường và thời gian là hai đại lượng tỉ lệ thuận

- Khi thời gian không đổi thì quãng đường và vận tốc là hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau

- Khi quãng đường không đổi thì vận tốc và thời gian là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau.

Khi HS nắm được kỹ năng giải toán CĐĐ có một động tử chuyển động, sau đó GV cho HS tiếp cận, ứng dụng những kết luận trên thông qua bài toán ví dụ minh họa. Mục tiêu chính giúp các em khái quát hóa những kiến thức mà các em đã chiếm lĩnh.

Ví dụ 4: Một người từ nhà lên tỉnh mất 2 giờ. Lúc về người đó đi với vận tốc mỗi phút tăng thêm 11m nên chỉ mất 105 phút. Hỏi quãng đường từ nhà lên tỉnh?

Hoạt động 1: Đặt câu hỏi gợi ý cho từng nhóm làm việc - Bài toán có mấy chuyển động?

- Đề bài cho biết được những gì?

- Thời gian khi đi và về đã nói lên điều gì?

- Đề bài cho biết 11m khi về tăng hơn so với lúc đi đã nói lên điều gì? - Vậy muốn giải bài toán này ta cần tìm gì trước?

- Muốn tìm vận tốc ta dựa vào dạng toán điển hình nào?

- Khi đã có vận tốc, thời gian ta sử dụng công thức nào trong toán CĐĐ? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoạt động 2: Từng nhóm trình bày các câu hỏi, GV cho các em làm việc cá nhân tóm tắt đề toán bằng sơ đồ

Hoạt động 3: Trình bày bài làm và HS nhận xét lẫn nhau, GV là người đưa ra kết luận, rút ra phương pháp giải loại toán này.

Một phần của tài liệu Phát triển hệ thống bài toán chuyển động đều cho học sinh lớp 5 luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 84 - 86)