8. Cấu trúc của luận văn
1.2.5. Các khái niệm biện pháp, biện pháp quản lý chất lượng và biện
1.2.5.1. Khái niệm biện pháp
Theo Từ điển Tiếng Việt: “Biện pháp là cách làm, cách quyết vấn đề cụ thể.Biện pháp hành chính, biện pháp kỹ thuật.Có biện pháp đúng”[14, 64].
Khái niệm biện pháp có sự gần gũi với nội dung của khái niệm biện pháp. Khái niệm biện pháp được từ điển tiếng Việt định nghĩa: “ pháp là phương pháp quyết một vấn đề cụ thể nào đó. Tìm biện pháp tốt nhất. Dùng biện pháp thương lượng để chấm dứt xung đột. pháp chính trị. pháp tình thế”.
Nếu phân biệt rạch ròi, về mặt lôgic, khái niệm biện pháp bao hàm khái niệm biện pháp. Nói cách khác, biện pháp thường áp dụng cho những vấn đề có quy mô lớn, có tầm quan trọng, nhất là trong lĩnh vực chính trị, xã hội, văn hóa, khoa học, giáo dục… ngược lại, biện pháp được dùng để nói việc quyết vấn đề cụ thể, tỉ mỉ trong bất cứ lĩnh vực nào, kể cả trong cuộc sống đời thường.
Do có sự tương đồng ít nhiều về nghĩa, nên có nhiều trường hợp hai hai niệm này có thể bị sử dụng lẫn lộn. Thực tế, nhiều lúc, ở một ngữ cảnh cụ thể phải dùng đúng khái niệm mới thỏa đáng, ví dụ, chỉ có thể nói biện pháp tình thế mà không thể nói biện pháp tình thế; ngược lại, không nói biện pháp phòng trừ sâu bệnh, mà là phải nói biện pháp phòng trừ sâu bệnh. Tuy
nhiên,lại có những trường hợp dùng khái niệm nào cũng được, chẳng hạn như nói biện pháp kỹ thuật hay biện pháp kỹ thuật đều được xem là đúng.
Việc nâng cao chất lượng dạy học môn Toán ở trường THCS là một phần rất nhỏ của việc quản lý giáo dục cho nên chúng tôi muốn sử dụng khái niệm biện pháp nhằm tìm ra một số phương pháp hay một số cách làm cụ thể nào đó mà mang lại hiệu quả cao nhất.
1.2.5.2. Biện pháp quản lý chất lượng
Trước hết, cần phải làm rõ khái niệm biện pháp quản lý:
Biện pháp quản lý là phương pháp quản lý một loại đối tượng hay một lĩnh vực nào đó.
Biện pháp quản lý chất lượng là phương pháp quản lý chất lượng đối với một hoạt động, một lĩnh vực nào đó; ví dụ quản lý chất lượng giáo dục, quản lý chất lượng dạy học...
1.2.5.3. Biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Toán THCS
Để đạt được các mục tiêu về chất lượng dạy học môn Toán trung học cơ sở, người quản lý cần có các phương pháp quyết vấn đề một cách cụ thể, khoa học, phù hợp với điều kiện thực tế.
Vì thế chúng ta có thể hiểu rằng: Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học môn Toán là các phương pháp tối ưu nhất để quyết vấn đề, sự tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được các mục tiêu của môn Toán trung học cơ sở.
1.3. Các tiêu chí để đánh giá chất lượng dạy học môn Toán
Để đánh giá chất lượng dạy học cần dựa vào đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên và chất lượng học tập của học sinh:
1.3.1. Chất lượng giảng dạy của giáo viên
Chất lượng giảng dạy thể hiện ở việc giáo viên lên kế hoạch giảng dạy, việc thực hiện chương trình, chất lượng bài soạn, chất lượng giờ lên lớp, chất lượng kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
+ Kế hoạch giảng dạy: Việc đầu tiên của mỗi năm học là giáo viên phải xây dựng kế hoạch giảng dạy trong năm học: Kế hoạch giảng dạy cho cả năm học, từng học kỳ, từng tháng, từng tuần và cho từng tiết học. Để xây dựng kế hoạch giảng dạy phù hợp cần xác định rõ mục tiêu công tác giảng dạy của giáo viên, chỉ tiêu đạt được của từng lớp mà họ được phân công giảng dạy. Việc đề ra chỉ tiêu phấn đấu cho từng lớp cần dựa vào chất lượng đầu năm học, đồng thời giáo viên cần tìm được các biện pháp để đạt được các chỉ tiêu đề ra.
+ Việc thực hiện chương trình dạy học: Thực hiện chương trình dạy học là thực hiện kế hoạch đào tạo theo mục tiêu đào tạo của trường phổ thông. Về nguyên tắc, chương trình là pháp lệnh của Nhà nước do Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành. Hiệu trưởng phải làm cho giáo viên nắm vững chương trình, không được tùy tiện thay đổi, thêm bớt hoặc làm sai lệch nội dung, chương trình dạy học.
Hiệu trưởng điều khiển hoạt động dạy và học phải dựa vào nội dung chương trình theo yêu cầu và hướng dẫn của chương trình. Do đó việc nắm vững chương trình dạy học là một tiền đề đảm bảo hiệu quả quản lý dạy và học. Hiệu trưởng cần nắm vững những vấn đề sau đây:
a/ Những nguyên tắc cấu tạo chương trình dạy học của cấp học.
b/ Những nguyên tắc cấu tạo chương trình dạy học năm học và nội dung, kiến thức của năm học.
c/ Phương pháp dạy học đặc trưng của môn học. d/ Kế hoạch dạy học môn học.
Quản lý việc thực hiện chương trình dạy học của giáo viên là quản lý việc dạy đúng và đủ chương trình quy định. Thực hiện yêu cầu này, Hiệu trưởng cần làm một số việc sau đây:
a/ Yêu cầu giáo viên lập kế hoạch dạy học môn học. Đây là kế hoạch chủ yếu của giáo viên và cần phải được trao đổi trong tổ chuyên môn.
b/ Bảo đảm thời gian quy định cho chương trình (trong chỉ thị của Bộ gọi là biên chế năm học). Nghiêm cấm việc cắt xén chương trình để dành thời gian cho những hoạt động khác.
c/ Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng phải theo dõi việc thực hiện chương trình hàng tuần, hàng tháng của giáo viên.
d/ Sử dụng các phương tiện hỗ trợ trong việc theo dõi: Biểu bảng, sổ sách, phiếu báo giảng, sổ dự giờ, lịch kiểm tra học tập, sổ ghi đầu bài...
Sau khi nắm được thông tin về việc thực hiện chương trình của từng giáo viên, Hiệu trưởng cần có những quyết định sát thực, kịp thời, đúng đắn để động viên những giáo viên thực hiện tốt chương trình và nhắc nhở những giáo viên thực hiện chương trình chưa tốt để mỗi giáo viên thực hiện chương trình giảng dạy một cách nghiêm túc và đầy đủ.
+ Chất lượng bài soạn: Ngay từ đầu năm học, mỗi giáo viên cần xây dựng cho mình kế hoạch giảng dạy bộ môn. Kế hoạch cần có cho từng tuần, từng tháng, từng học kỳ và cả năm học, ngoài ra cần có kế hoạch cho từng bài, từng tiết cụ thể. Để mỗi tiết học có chất lượng và hiệu quả cao thì việc chuẩn bị bài soạn cho mỗi tiết học một cách chu đáo là một trong những yếu tố rất quan trọng. Hiệu trưởng cần hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch soạn bài, chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức trao đổi phương hướng dạy từng bài, những bài khó, những tư liệu mới cần bổ sung vào bài giảng, những điều kiện vật chất kỹ thuật cần cho bài giảng. Mỗi giáo viên cần căn cứ vào chương trình dạy học bộ môn, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, căn cứ vào năng lực,
trình độ học sinh từng lớp và nội dung từng bài, từng tiết cụ thể để lựa chọn phương pháp giảng dạy, cách thức tổ chức quản lý giờ học phù hợp để tiết dạy đạt chất lượng tốt. Với mỗi bài soạn cho từng tiết dạy cần thể hiện rõ các bước lên lớp, nội dung trọng tâm của tiết học, hoạt động của thầy, hoạt động của trò, việc sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học, củng cố và hướng dẫn học sinh học ở nhà. Việc chuẩn bị bài soạn một cách cẩn thận, chu đáo trong đó có tính đến đặc thù nội dung từng tiết học cụ thể cũng như khả năng tiếp thu của học sinh từng lớp, từng em học sinh sẽ tạo điều kiện cho giáo viên thể hiện bài giảng một cách tốt nhất.
+ Chất lượng giờ lên lớp của giáo viên: Chất lượng giờ lên lớp có vai trò quan trọng đối với chất lượng giảng dạy của giáo viên. Khi giáo viên đã thực hiện tốt khâu soạn bài thì họ sẽ có tâm thế tốt để thực hiện bài dạy của mình khi lên lớp. Ngoài chuẩn bị bài chu đáo, để tiết học thành công người giáo viên cần sử dụng phương pháp giảng dạy phù hợp, khéo léo hướng dẫn để học sinh tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài, giúp các em tích cực, chủ động trong việc xây dựng bài và lĩnh hội kiến thức của bài học đồng thời giáo viên cần sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học phù hợp từng tiết học, bài học cụ thể.
Hiệu trưởng cần xây dựng tiêu chuẩn đánh giá giờ lên lớp cho từng loại bài học đối với từng môn học. Đây là công trình chung của tập thể sư phạm nhà trường, nhất là tổ chuyên môn. Có tiêu chuẩn cụ thể vừa giúp cho việc đánh giá giờ học, vừa giúp cho việc nâng cao tay nghề của giáo viên. Đương nhiên tiêu chuẩn giờ lên lớp chỉ là những quy định tối thiểu, cơ bản nhưng rất cần thiết. Trong thực tế, tùy tình hình cụ thể, cần vận dụng linh hoạt tiêu chuẩn đánh giá giờ lên lớp.
Để góp phần nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên, Hiệu trưởng cần chỉ đạo việc tổ chức các chuyên đề về giờ lên lớp. Thực tiễn cho thấy, đây là cách tự bồi dưỡng có hiệu quả, thiết thực nhất đối với giáo viên.
Chất lượng kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh: Việc kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của học sinh là một việc có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình giảng dạy của giáo viên. Việc kiểm tra đánh giá cần tiến hành công bằng, chính xác, khách quan và điều quan trọng là cần căn cứ vào chuẩn kiến thức do Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành để tiến hành kiểm tra, đánh giá. Dạng đề kiểm tra và mức độ yêu cầu đạt được cho đề kiểm tra từ 1 tiết trở lên cần được trao đổi, bàn bạc thống nhất trong tổ nhóm chuyên môn.
Giáo viên cần tiến hành cho học sinh làm các bài kiểm tra đúng theo quy định của phân phối chương trình môn học, chấm bài công bằng, chính xác, trả bài đúng thời gian quy định.
Hiệu trưởng cần nắm được việc giáo viên kiểm tra, chấm và trả bài cho học sinh qua theo dõi sổ đầu bài cũng như lịch báo giảng của giáo viên.
Cuối mỗi học kỳ và mỗi năm học có thể phát phiếu thăm dò học sinh về việc giáo viên chấm trả bài có công bằng, chính xác, kịp thời không để qua đó có biện pháp quản lý phù hợp cho học kỳ tới, năm học tới.
1.3.2. Chất lượng học tập của học sinh. Chất lượng học tập học sinh thể hiện ở việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh, chất lượng giờ học trên lớp, thể hiện ở việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh, chất lượng giờ học trên lớp, chất lượng tự học và kết quả học tập của học sinh, trong đó có kết quả học tập trong năm học cũng như kết quả các kỳ thi như thi học sinh giỏi, thi tốt nghiệp.
+ Việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh:
Để học sinh tiếp thu bài học trên lớp được tốt thì việc chuẩn bị tốt bài ở nhà là một việc rất quan trọng. Chuẩn bị bài ở nhà có nhiều nội dung như: Ôn
tập lý thuyết, làm bài tập của bài học trước, nghiên cứu, tự học các nội dung của bài học mới...
Đặc biệt với môn Toán, kiến thức của các bài học có liên quan chặt chẽ với nhau, vì thế ở nhà học sinh cần ôn tập kỹ các kiến thức đã học ở tiết trước, làm đầy đủ các bài tập trong sách giáo khoa, chỗ nào không hiểu thì cần đánh dấu để hỏi thêm ở thầy, ở bạn. Để tạo điều kiện tiếp thu bài mới được tốt, sau khi đã hoàn thành ôn bài cũ và làm bài tập, mỗi học sinh cần đọc trước bài học mới một số lần, chỗ nào chưa hiểu thì trong giờ lên lớp cần tập trung hơn khi nghe giảng để hiểu vấn đề và mạnh dạn trao đổi với thầy cô giáo để hiểu bài ngay tại lớp. Khi học sinh đã hiểu bài tại lớp thì rất thuận lợi cho việc học và làm bài tập ở nhà và các em sẽ có điều kiện tìm hiểu và làm các bài tập nâng cao cũng như giành thời gian cho học các môn học khác.
+ Chất lượng giờ học trên lớp:
Chất lượng giờ học trên lớp phụ thuộc vào việc chuẩn bị bài dạy, thể hiện bài dạy của giáo viên và việc chuẩn bị bài, ý thức học tập cũng như phương pháp học tập của học sinh. Khi giáo viên đã chuẩn bị bài chu đáo, giảng dạy tích cực, nhiệt tình thì mỗi học sinh cần có ý thức học tập tốt, chuẩn bị bài đầy đủ, nghiêm túc và có phương pháp học tập đúng đắn. Giữa thầy giáo và học sinh cần có sự phối hợp nhịp nhàng trên tinh thần thầy chủ động truyền thụ kiến thức, trò chủ động trong việc xây dựng và lĩnh hội kiến thức. Giáo viên gợi mở cho học sinh hướng quyết vấn đề, HS tham gia xây dựng bài học để từ đó lĩnh hội kiến thức bài học một cách tốt nhất.
+ Chất lượng tự học của học sinh:
Vấn đề tự học của học sinh có ý nghĩa rất quan trọng trong học tập. Qua tự học, học sinh ôn lại kiến thức đã học, làm các bài tập có liên quan đến phần lý thuyết đã được tiếp thu đồng thời các em có thể nghiên cứu thêm các tài liệu tham khảo, các vấn đề nâng cao so với các kiến thức trong sách giáo
khoa. Để công tác tự học của HS có kết quả tốt cần có sự hướng dẫn của thầy cô giáo như về việc lập kế hoạch tự học, nội dung tự học, cách thức tiến hành tự học. Ngoài ra việc kiểm tra vấn đề tự học của HS theo kế hoạch đề ra cũng góp phần quan trọng cho các em hoàn thành kế hoạch tự học.
+ Kết quả học tập của học sinh:
Kết quả học tập của học sinh phản ánh chất lượng giảng dạy và chất lượng học tập. Khi đề kiểm tra đúng chuẩn kiến thức, tiến hành kiểm tra nghiêm túc, chấm bài chính xác công bằng mà HS thu được kết quả tốt thì nó phản ánh GV giảng dạy có chất lượng đảm bảo, có phương pháp giảng dạy phù hợp đối tượng đồng thời HS có ý thức và phương pháp học tập tốt.
1.4. Đặc điểm của hoạt động dạy học ở trường THCS
1.4.1. Mục tiêu đào tạo của trường THCS: Luật Giáo dục năm 2005
ghi rõ:
Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực của cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc. (Điều 2 chương I, Luật giáo dục 2005) [26]
Giáo dục THCS nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học, có học vấn phổ phông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học THPT, trung cấp nghề, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động (Điều 27 chương 2, Luật giáo dục).[26]
Do đó giáo dục THCS là vị trí trung gian của giáo dục phổ thông, là cơ sở của bậc trung học, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN.
1.4.2. Nội dung dạy học
Nội dung dạy học là một hệ thống, bao gồm các thành phần cơ bản sau đây:
- Hệ thống tri thức về tự nhiên, xã hội, tư duy, kỹ thuật và phương pháp nhận thức nhằm hình thành ở các em năng lực nhận thức thế giới. Hệ thống tri thức được đưa vào nội dung dạy học phải bao gồm nhiều loại khác nhau, đặc trưng cho các khoa học cơ bản. Có như vậy, tri thức mới có thể hoàn thành