Thực trạng về công tác quản lý nội dung, chương trình, kế

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nhăm nâng cao chất lượng dạy học môn toán ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện tân hồng, tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 55)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.2. Thực trạng về công tác quản lý nội dung, chương trình, kế

Qua điều tra, trao đổi và xem xét ở 13 trường THCS huyện Tân Hồng cho thấy: tất cả các Hiệu trưởng đều QL tốt nội dung, chương trình môn toán của GV; GV nắm vững chương trình và thực hiện đầy đủ, không cắt xén làm sai lệch nội dung chương trình.

Phân phối chương trình môn Toán do Bộ GD&ĐT ban hành rất cụ thể, chi tiết, và cho phép từng trường có thể xây dựng chương trình chi tiết riêng cho đơn vị mình để phù hợp với điều kiện và đối tượng. Vì vậy GV lập kế hoạch giảng dạy và thực hiện chuyên môn rất dễ dàng. Việc thực hiện chương trình của GV được thể hiện trên phiếu báo giảng ở bảng kế hoạch, GV cập nhật phiếu báo giảng hàng tuần. Công tác kiểm tra việc thực hiện chương trình của GV được Hiệu trưởng, các Phó hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn thực hiện thường xuyên, định kỳ và đột xuất. Nội dung kiểm tra gồm:

- Lịch báo giảng hàng tuần của GV (Thường quy định báo giảng vào thứ hai hàng tuần);

- Sự trùng khớp giữa lịch báo giảng và phân phối chương trình đang thực hiện (dạy sớm hay dạy trễ so với phân phối chương trình);

- Thực hiện giảng dạy trên lớp có đúng như lịch báo giảng không?

- Nội dung soạn giảng có đảm bảo kiến thức cần truyền đạt cho HS không ?

Qua xem xét các biên bản kiểm tra cho thấy hầu hết GV dạy Toán ở các trường THCS trong huyện Tân Hồng thực hiện chương trình khá tốt.

2.3.3. Thực trạng vể việc QL sự chuẩn bị giáo án của giáo viên

Chuẩn bị nội dung cho giờ lên lớp của GV là rất quan trọng có tính chất quyết định đến thành công của tiết dạy, nếu GV đầu tư nhiều công sức cho việc chuẩn bị nội dung thì tiết dạy đạt hiệu quả cao. Hiệu trưởng và GV nhận thức

việc soạn giảng rất quan trọng và phải đầu tư thời gian thực hiện. Vì vậy công tác QL việc chuẩn bị giờ lên lớp được quan tâm đúng mức. Các trường đều tuân thủ chỉ đạo của Phòng, Sở GD&ĐT về soạn giảng theo yêu cầu đổi mới.

Hiệu trưởng quy định soạn giảng khá chặt chẽ: giáo án thống nhất theo một mẫu do Phòng GD&ĐT qui định, nội dung giáo án cũng được thống nhất theo tinh thần đổi mới mà các CBQL và GV đã được tập huấn khi thực hiện thay sách giáo khoa. GV tuân thủ sự chỉ đạo và tích cực hưởng ứng thực hiện soạn giảng theo yêu cầu đổi mới SGK, nội dung dạy theo qui định chuẩn kiến thức của bộ môn.

* Kết luận:

- Chất lượng bài soạn, hồ sơ chuyên môn của GV chưa cao do chưa đầu tư nhiều về quỹ thời gian.

- Việc kiểm tra giáo án, hồ sơ chuyên môn chưa đánh giá chính xác, còn mang tính hình thức vì nể nang.

- CBQL chưa thường xuyên quan tâm một cách nghiêm túc về chất lượng kiểm tra hồ sơ, giáo án của cán bộ GV.

- GV chưa quan tâm nhiều đến việc nghiên cứu để nâng cao chất lượng giáo án phù hợp với đối tượng học HS (thiếu thực tế).

Nêu khắc phục được các hạn chế trên thì hoạt động quản lý chuẩn bị hồ sơ lên lớp sẽ có hiệu quả tốt cho giờ giảng dạy của GV.

2.3.4. Thực trạng về việc QL giờ lên lớp của giáo viên

Qua nghiên cứu và phiếu trưng cầu ý kiến ta thấy kết quả điều tra các trường THCS việc thực hiện quản lý giờ lên lớp của các giáo viên thì đa số các hiệu trưởng đều thực hiện cơ bản tốt và đều rút ra kết luận: Nền nếp lên lớp của GV cơ bản là tốt tuy nhiên về mặt chấp hành thời gian vào, ra lớp còn chậm, chế độ báo cáo còn tùy tiện, phân công dạy thay, dạy bù cho GV vắng còn thiếu kịp thời. Chất lượng dạy học chưa đáp ứng được mục tiêu chương trình mới, biện pháp quản lý cho công tác này đang còn nặng về sự việc, mất nhiều thời gian, hiệu quả lại thấp, chưa mang tính "công nghệ" chất lượng cao, chưa thực sự đi sâu vào chuyên môn, khoa học, đổi mới PPGD còn lúng túng.

Xử lí vi phạm giờ lên lớp chưa nghiêm, dự giờ đột xuất ít, phân tích sư phạm giờ dạy sơ sài, tác dụng còn thấp. Một vài trường CBQL và GV chưa thực sự quan tâm đến nâng cao chất lượng giờ lên lớp, giảm tải chương trình còn làm sai mục đích, phụ đạo HS yếu, kém thiếu thường xuyên, hiệu quả thấp.

2.3.5. Thực trạng về công tác quản lý phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn Toán dạy học môn Toán

Qua nghiên cứu các phiếu trưng cầu ý kiến của CBQL và GV ở các trường THCS huyện Tân Hồng cho thấy vẫn còn nhiều GV thường sử dụng các PPDH truyền thống như PP thuyết trình, diễn giảng và kết hợp với PPDH mới (100% GV có sử dụng PP Dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ), có một số ít GV sử dụng các PP “đặt và quyết vấn đề, PP Luyện tập, thực hành và PP Bài tập tình huống”. Nguyên nhân việc chậm đổi mới các PPDH là vì:

+ GV muốn sử dụng các PPDH này cần rất nhiều thời gian chuẩn bị cho 01 tiết dạy, tốn nhiều kinh phí làm bảng phụ, phiếu học tập…; Nếu dạy

01 tiết giáo án điện tử cần đầu tư rất nhiều thời gian và không phải giáo viên nào cũng có máy tính xách tay, nên khó thực hiện thường xuyên.

+ GV thường chọn biện pháp an toàn để thực hiện, có rèn luyện các kỹ năng sử dụng các PPDH mới nhưng không thường xuyên. Mặt khác còn do sự quy định khá nghiêm ngặt về thời gian và trình độ HS không đều nên GV rất ngại sử dụng các PPDH mới.

+ GV được sự động viên, khuyến khích sử dụng các PPDH mới và làm ĐDDH để phục vụ tiết dạy từ các CBQL nhưng chế độ hỗ trợ kinh phí cho từng tiết dạy từ tuần đầu năm học đến cuối năm không có. Đa số các CBQL chủ yếu tập trung vào kết quả học tập (được đánh giá qua điểm số của HS) nên GV chỉ dạy để HS kiếm được điểm khi làm bài kiểm tra. Đây là nguyên nhân đổi mới cách đánh giá, kiểm tra chưa triệt để, chưa tốt,. Điều này có tác động xấu tới yêu cầu đổi mới PPDH hiện nay.

Liên quan đến PPDH là việc sử dụng các TBDH. Các trường đều được cấp các TBDH theo danh mục các thiết bị tối thiểu do Bộ GD&ĐT quy định, đáp ứng cơ bản nhu cầu tối thiểu về TBDH cho các trường (chất lượng thiết bị kém, có một số thiết bị không sử dụng được nên ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng).

2.3.6. Thực trạng quản lý việc kiểm tra kết quả dạy học môn Toán

Hiệu trưởng các trường THCS huyện Tân Hồng đã nhận thức được tầm quan trọng của việc kiểm tra, đánh giá HS, luôn chỉ đạo GV thực hiện đúng quy chế kiểm tra, đánh giá, xếp loại HS; tổ chức kiểm tra, thi cử nghiêm túc, khách quan; thực hiện linh hoạt các hình thức kiểm tra (tự luận, trắc nghiệm hoặc kết hợp cả hai: vừa tự luận vừa trắc nghiệm).

Hiệu trưởng các trường phân cấp QL cho các tổ chuyên môn kiểm tra nội dung đề kiểm tra (nội dung phải đổi mới), nhằm kích thích được hứng thú học tập của HS và kết quả đánh giá trung thực. Một điều dễ thấy là

trong giáo án của GV đều nêu được các mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, kiến thức trọng tâm của mỗi bài dạy học sinh cần nắm, nhưng khi kiểm tra thì kiến thức chưa được bao quát chỉ ở một vài nội dung, các mục tiêu khác chưa được quan tâm đến.

Ngoài ra, việc tổ chức kiểm tra cũng chưa được thống nhất giữa các trường, ngay trong cùng một trường vẫn chưa có sự chỉ đạo thống nhất giữa các bộ môn với nhau, chưa xây dựng ngân hàng đề chung.

+ Cụ thể như việc ra đề kiểm tra học kỳ: có trường giao khoán cho GV ra đề, có trường giao cho tổ trưởng, có trường tổ chức ngân hàng đề rồi Ban giám hiệu chọn đề từ ngân hàng đề,…

+ Bảo quản đề: có trường do Hiệu trưởng giữ, có tủ chứa đề niêm phong cẩn thận; có trường giao cho GV giữ đề…

+ Việc coi kiểm tra, chấm kiểm tra cũng không đồng nhất: có trường tổ chức phòng thi 24 HS, có trường xếp cả lớp vào một phòng thi; chấm kiểm tra cũng vậy, có nơi tập trung GV vào trường để chấm bài, có nơi giao cho GV mang bài về nhà chấm…

Chính vì thiếu sự chỉ đạo thống nhất của các cấp quản lý nên có đơn vị thực hiện nghiêm túc, có đơn vị thực hiện thiếu tính nghiêm túc, làm cho kết quả kiểm tra không khách quan, không chính xác, điều này tạo sự so bì trong HS làm ảnh hưởng đến TTC học tập của HS.

2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý chất lượng dạy học môn Toán

Căn cứ vào việc tìm hiểu, khảo sát thực trạng ở các trường THCS huyện Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp. Căn cứ, đối chiếu các bản báo cáo tổng kết của Phòng Giáo dục và đào tạo huyện. Chúng tôi đưa ra một số nhận định về công tác quản lý chất lượng dạy học môn Toán ở các trường THCS huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp như sau:

2.4.1. Mặt mạnh chủ yếu:

- Hầu hết các đồng chí Hiệu trưởng đều nhận thức được vị trí, tầm quan trọng của môn Toán trong nhà trường phổ thông, việc học sinh học tốt môn Toán sẽ giúp các em có điều kiện học tốt môn khác. Các đồng chí hiệu trưởng thống nhất cao với quan điểm là thông qua dạy Toán để dạy người, giúp học sinh có tầm nhìn rộng hơn về thế giới xung quanh từ đó các em có cách xử sự đúng đắng hơn.

- Đội ngũ GV Toán tương đối đầy đủ, trình độ đều đạt chuẩn và trên chuẩn đáp ứng được nhu cầu dạy học bộ môn Toán.

2.4.2. Những mặt hạn chế

- Tính chuyên nghiệp trong công tác quản lý của đội ngũ CBQL đối với QL hoạt động dạy học chưa cao, đa phần làm theo kiểu kinh nghiệm cá nhân, tùy tiện, ít sáng tạo, bảo thủ do đó hiệu quả QL trong công việc còn thấp.

- Xây dựng kế hoạch, đề ra các mục tiêu nhưng biện pháp đề ra kém khả thi, do thiếu kiểm tra, đánh giá thường xuyên, nhất là trong chuyên môn chưa có những biện pháp thích ứng, kịp thời, sáng tạo làm chuyển biến chất lượng chuyên môn trong đội ngũ GV.

- Công tác QL việc thực hiện nội dung, chương trình, kế hoạch dạy học, chuẩn bị bài lên lớp, sinh hoạt tổ chuyên môn còn lỏng lẻo, đơn giản, nặng về hình thức, sự vụ chưa đổi mới hoặc đổi mới phương pháp GD còn nhiều lúng túng. Chưa đánh giá đúng thực chất các kết quả hoạt động giảng dạy, đồng thời chưa kịp thời điều chỉnh uốn nắn những mặt còn hạn chế trong công tác QL ở mặt này.

- Giáo viên hầu như quen với cách dạy truyền thống, vì thế còn gặp nhiều khó khăn khi thục hiện chương trình, sách giáo khoa mới theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động nhận thức của học sinh.

- Công tác kiểm tra đánh giá dạy của GV và học của HS thiếu chính xác. - Động cơ, thái độ học tập của HS chưa tốt, còn vắng học không lý do - HS chưa biết cách tự học, chưa tích cực học tập.

- Công tác phối hợp gia đình, nhà trường, xã hội GD học sinh chưa chặt chẽ, một bộ phận người dân kinh tế gia đình thu nhập thấp thiếu quan tâm đến việc học của con em mình.

- Đối với bộ môn Toán, đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn giỏi không nhiều; học sinh giỏi môn Toán cấp tỉnh trong những năm gần đây không quá 2 và chất lượng không cao.

2.4.3. Nguyên nhân của thực trạng

Trong những năm qua giáo dục huyện Tân Hồng đã có những chuyển biến tích cực, đạt nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên nhìn chung chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng môn Toán vẫn còn nhiều hạn chế. Để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đòi hỏi giáo dục phải nhanh chóng đổi mới nâng cao chất lượng, khắc phục những yếu kém trong công tác quản lý mà hạt nhân là các nhà quản lý.

2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan

- Quy mô một số trường THCS trong huyện còn quá nhỏ (có trường chỉ có 4 lớp), nên vấn đề trao đổi chuyên môn còn hạn chế, Chính sách chế độ còn nhiều bất hợp lý, chưa tạo động lực đủ mạnh để phát huy tiềm năng của đội ngũ, làm ảnh hưởng đến hiệu quản quản lý dạy học.

- Điều kiện kinh tế địa phương còn nhiều khó khăn nên đầu tư cho giáo dục chưa đáp ứng nhu cầu. Cơ sở vật chất phục vụ cho thí nghiệm thực hành nghèo nàn, nhiều trường không có phòng thực hành hoặc phòng thực hành chung với kho thiết bị. Sự kết hợp, quan tâm giáo dục của hội cha mẹ học sinh ở địa phương rất hạn chế.

- Đội ngũ GV đa phần là những huyện khác chuyển đến cho nên họ chỉ dạy được một vaì năm là chuyển về quê rồi tiếp nhận giaó viên mới, chính vì thế về công tác chuyên môn còn hạn chế.

2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan

- Chỉ có một số ít cán bộ quản lý được đào tạo bài bản về nghiệp vụ quản lý, một số cán bộ quản lý làm việc thiếu năng động, thiếu sáng tạo, bảo thủ, không thường xuyên tự học tự trao dồi nghiệp vụ.

- Trình độ quản lý thiếu tầm chiến lược, chưa coi trọng công tác dự báo. Trong công tác chỉ đạo đổi mới chương trình, SGK và đổi mới PPDH còn nhiều lúng túng dẫn đến hiệu quả thấp, chưa nhận thức được rằng đây là nỗi bức xúc của qúa trình đổi mới chương trình, mục tiêu của GD phổ thông. Công tác chỉ đạo của một số hiệu trưởng chưa phát huy được hết tác dụng của sinh hoạt tổ chuyên môn trong công việc nâng cao chất lượng dạy học. Công tác bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho GV theo chu kỳ còn buông lõng.

- Bệnh thành tích và hiện tượng tiêu cực trong GD vẫn còn diễn ra, chưa được dập tắt triệt để. quyết về nâng cao chất lượng GD và duy trì đạt chuẩn phổ cập là bài toán làm đau đầu cho nhà quản lý.

- Vẫn còn một số bộ phận giáo viên chậm đổi mới, chưa tâm huyết với nghề. Việc ứng dụng công nghệ thông tin, giáo án điện tử còn hạn chế.

- Nhiều học sinh chưa xác định cho mình tinh thần học tập đúng đắn, lười học, thiếu trung thực trong kiểm tra thi cử.

Kết luận chương 2

Chương 2 của luận văn đã nêu một cách khái quát về những đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp. Đồng thời cho ta thấy một thực trạng về giáo dục Tân Hồng cũng như cách quản lý chất lượng dạy học môn Toán ở những trường THCS. Trên cơ sở đó, đặt ra một nhiệm vụ tất yếu mà luận văn sẽ quyết trong chương 3 là đề xuất một số biện pháp có tính hệ thống, đồng bộ để nâng cao chất lượng dạy học môn Toán trong trường THCS thuộc huyện Tân Hồng có hiệu quả và khả thi hơn.

Chương 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở CÁC TRƯỜNG THCS

HUYỆN TÂN HỒNG, TỈNH ĐỒNG THÁP

3.1. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp

Trên cơ sở nghiên cứu xu thế phát triển của GD, nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý GD và thực trạng giáo dục trên địa bàn huyện Tân Hồng, các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Toán được đề xuất dựa trên các nguyên tắc sau:

- Khi đề xuất các biện pháp đòi hỏi phải tuân thủ đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, chủ trương của ngành và định hướng phát triển của địa phương.

- Biện pháp đưa ra phải quyết được triệt để các vấn đề tồn tại được nêu trong phần thực trạng quản lý dạy học môn Toán trong các trường THCS huyện Tân Hồng, các biện pháp phải đảm bảo các mục tiêu cụ thể:

+ Nội dung, chương trình dạy học môn Toán phải được thực hiện đúng

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nhăm nâng cao chất lượng dạy học môn toán ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện tân hồng, tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w