8. Cấu trúc của luận văn
2.4.2. Những mặt hạn chế
- Tính chuyên nghiệp trong công tác quản lý của đội ngũ CBQL đối với QL hoạt động dạy học chưa cao, đa phần làm theo kiểu kinh nghiệm cá nhân, tùy tiện, ít sáng tạo, bảo thủ do đó hiệu quả QL trong công việc còn thấp.
- Xây dựng kế hoạch, đề ra các mục tiêu nhưng biện pháp đề ra kém khả thi, do thiếu kiểm tra, đánh giá thường xuyên, nhất là trong chuyên môn chưa có những biện pháp thích ứng, kịp thời, sáng tạo làm chuyển biến chất lượng chuyên môn trong đội ngũ GV.
- Công tác QL việc thực hiện nội dung, chương trình, kế hoạch dạy học, chuẩn bị bài lên lớp, sinh hoạt tổ chuyên môn còn lỏng lẻo, đơn giản, nặng về hình thức, sự vụ chưa đổi mới hoặc đổi mới phương pháp GD còn nhiều lúng túng. Chưa đánh giá đúng thực chất các kết quả hoạt động giảng dạy, đồng thời chưa kịp thời điều chỉnh uốn nắn những mặt còn hạn chế trong công tác QL ở mặt này.
- Giáo viên hầu như quen với cách dạy truyền thống, vì thế còn gặp nhiều khó khăn khi thục hiện chương trình, sách giáo khoa mới theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động nhận thức của học sinh.
- Công tác kiểm tra đánh giá dạy của GV và học của HS thiếu chính xác. - Động cơ, thái độ học tập của HS chưa tốt, còn vắng học không lý do - HS chưa biết cách tự học, chưa tích cực học tập.
- Công tác phối hợp gia đình, nhà trường, xã hội GD học sinh chưa chặt chẽ, một bộ phận người dân kinh tế gia đình thu nhập thấp thiếu quan tâm đến việc học của con em mình.
- Đối với bộ môn Toán, đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn giỏi không nhiều; học sinh giỏi môn Toán cấp tỉnh trong những năm gần đây không quá 2 và chất lượng không cao.