8. Cấu trúc của luận văn
1.5.2. Yêu cầu đổi mới nội dung, chương trình, sách giáo khoa và phương
- Hiện nay các nhà trường THCS đang tiến hành đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động nhận thức của HS, đổi mới hình thức tổ chức dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả dạy học.
- Bộ GD&ĐT đang phát động nhiều phong trào cụ thể như: phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; phong trào “Hai
không” với bốn nội dung: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, không vi phạm đạo đức nhà giáo và không ngồi nhầm lớp”; “đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng”. Tất cả các phong trào trên đều nhằm nâng cao chất lượng dạy học, nhất là khi nước ta đang hội nhập với thế giới và đã là thành viên chính thức của tổ chức Thương mại thế giới WTO.
Việc quản lý chất lượng dạy học nói chung, quản lý chất lượng dạy học môn Toán nói riêng hiện nay có những điểm không phù hợp với yêu cầu đặt ra của xã hội đối với Ngành Giáo dục, vì thế phải đổi mới công tác quản lý chất lượng dạy học môn Toán trong trường THCS.
1.5.3. Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng dạy học môn Toán.
Nếu thực hiện tốt việc quản lý chất lượng dạy học môn Toán thì giáo viên và học sinh có ý thức cao trong giảng dạy và học tập môn Toán; việc thực hiện mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học môn Toán đảm bảo đúng yêu cầu đổi mới giáo dục, việc đánh giá kết quả dạy học đảm bảo tính trung thực, khách quan, đồng thời huy động được các nguồn lực nhằm tăng cường CSVC, TBDH. Vì thế quản lý chất lượng dạy học môn Toán là nền tảng để nâng cao chất lượng môn Toán nói riêng và nâng cao hiệu quả dạy học nói chung.
Kết luận chương 1
Hoạt động dạy học là hoạt động trung tâm của mọi nhà trường phổ thông, quản lý dạy học của Hiệu trưởng là nhiệm vụ quan trọng nhất bởi vì kết quả của hoạt động dạy học là chất lượng GD của nhà trường.
Trong chương này chúng tôi đã phân tích và làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về QL, lãnh đạo, quản lý giáo dục, quản lý quá trình dạy học, chất lượng giáo dục, chất lượng dạy học, chất lượng môn Toán, quản lý chất lượng
dạy học môn Toán. Trong đó chúng tôi cũng làm rõ các chức năng quản lý giúp Hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ quản lý quá trinh dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học nói chung và chất lượng môn Toán nói riêng, góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện.
Các luận điểm lí thuyết ở chương 1 là cơ sở để chúng tôi đi vào tìm hướng quyết những vấn đề thực tiễn vốn là nhiệm vụ nghiên cứu ở những chương tiếp theo của đề tài.
Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở CÁC TRƯỜNG THCS
TẠI HUYỆN TÂN HỒNG TỈNH ĐỒNG THÁP
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội huyện Tân Hồng huyện Tân Hồng
2.1.1. Vị trí địa lý
Tân Hồng là một huyện vùng sâu, vùng xa ở phía Bắc của tỉnh Đồng Tháp, được tách ra từ huyện Hồng Ngự vào ngày 01 tháng 06 năm 1989. Huyện Tân Hồng cách thành phố Cao Lãnh trung tâm của tỉnh là 75 km.
Vị trí địa lý của Huyện: Phía Bắc tiếp giáp với huyện Prencho, tỉnh Preyveng (Campuchia), phía Đông tiếp giáp với huyện Tân Hưng (Long An), phía Tây giáp với huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) và phía Nam giáp với huyện Tam Nông (Đồng Tháp).
Tân Hồng có 08 xã và 01 thị trấn, trong đó có 03 xã biên giới tiếp giáp với Campuchia thuộc diện khu vực kinh tế đặc biệt khó khăn (xã Bình Phú, xã Tân Hộ cơ và xã Thông Bình). Tân Hồng có diện tích tự nhiên là 311,13 km2, là Huyện thuộc vùng trũng ngập lụt sâu của tỉnh Đồng Tháp với kênh, rạch chằng chịt, có nhiều sông rạch chạy qua. Nguồn nước nơi đây phụ thuộc trực tiếp vào nguồn nước từ sông Cửu Long, hàng năm đều có lũ lụt từ thượng nguồn sông Mê Kông đổ về nên giao thông đi lại khó khăn, đặc biệt trong mùa mưa, lũ.
Dân số của Huyện năm 2010 là 92.538 người. Mật độ dân số bình quân là 297người/ km2 (làm tròn số), phân bố không đồng đều và chủ yếu tập trung ở thị trấn và theo các kênh rạch. Dân cư sống chủ yếu bằng nghề nông.
Trên địa bàn Huyện có 03 dân tộc sinh sống gồm dân tộc Kinh, Hoa và Khơme. Đa số là dân tộc Kinh. Tân Hồng có 02 khu di tích lịch sử và văn hoá cấp Quốc gia và 01 cửa khẩu Quốc tế Dinh Bà nằm ở xã Tân Hộ Cơ, là chiến lược quan trọng trong việc phát triển về kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng vững chắc.
Tân Hồng có nguồn nhân lực dồi dào, đất đai màu mỡ do lượng phù sa từ sông Cửu Long bồi đấp hàng năm nên rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, chủ yếu là cây lúa.
Huyện Tân Hồng có mối quan hệ với bên ngoài rất thuận lợi thông qua các tuyến giao thông chính: quốc lộ N1, quốc lộ 30, đường ĐT 102 nối liền với đường Xuyên Á đi qua cửa khẩu quốc tế Dinh Bà, đường ĐT 842 và ĐT 843 nối liền trung tâm Huyện với các Huyện, Thị, Thành Phố Cao Lãnh trong Tỉnh và với tỉnh Long An, đường thuỷ Hồng Ngự - Tân Hồng - Tân Hưng (Long An) nối liền sông Tiền (sông Cửu Long) với sông Vàm Cỏ Tây,… đó là những nguồn lực tạo nên sự phát triển về kinh tế - văn hoá - xã hội cho huyện Tân Hồng.
Nhìn chung, cơ cấu kinh tế về sản xuất nông nghiệp còn cao, đây cũng là điểm bất cập ảnh hưởng đến nền kinh tế của Huyện vì giá cả và đầu ra của sản phẩm hàng nông sản không ổn định; bên cạnh đó dịch bệnh, thiên tai, lũ lụt xảy ra hàng năm làm cho cuộc sống của người dân nơi đây còn gặp nhiều khó khăn.
Là một huyện nghèo, độc canh cây lúa, thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 8,91 triệu đồng/người/năm, tương đương 806,773 USD/người/năm (theo giá cố định năm 1994); có 03 xã thuộc diện kinh tế đặc biệt khó khăn nên đầu tư cho giáo dục còn nhiều hạn chế.
Lũ lụt hàng năm đe dọa, tàn phá; CSVC bị tổn hại nhiều; “Đặc biệt là lũ lụt lớn liên tiếp xảy ra trong ba năm (2000-2001-2002) đã tàn phá nặng nề cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội”.
Ngoài những khó khăn của một Huyện vùng sâu, vùng xa, biên giới ảnh hưởng đến giáo dục và đào tạo còn có một nguyên nhân sâu xa nữa là: đại đa số nhân dân huyện Tân Hồng xuất thân từ nông dân, nên một phần không nhỏ người dân và một số cán bộ địa phương nhận thức chưa cao về tầm quan trọng của phát triển GD-ĐT là nền tảng bền vững cho việc phát triển kinh tế- xã hội, không tự nhận thức vươn lên bằng chính con đường học vấn để xoá đói, giảm nghèo; để đổi đời cho bản thân và thế hệ con, cháu tương lai.
Tuy nhiên, trong những năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, với truyền thống đoàn kết, cần cù, sáng tạo, hiếu học, nhanh nhạy trong kinh tế, đồng lòng xây dựng quê hương, cán bộ và nhân dân huyện Tân Hồng đã liên tục phấn đấu vượt mọi khó khăn, thử thách, dành được nhiều thắng lợi có ý nghĩa quan trọng. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, dân chủ được phát huy, đời sống nhân dân được cải thiện trên nhiều mặt.
2.1.2. Tình hình phát triển văn hoá - xã hội
Thị trấn SaRài là đô thị loại IV, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của Huyện. Đây cũng là trung tâm quản lý hành chính, phát triển thương mại dịch vụ, trung tâm thông tin liên lạc, giao thông trong toàn Huyện, là nơi cung cấp các dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ…
Nhà nước quan tâm đầu tư phát triển lĩnh vực văn hoá, bằng nhiều nguồn kinh phí, đã xây dựng được 1 trung tâm văn hoá - thể thao, đặc biệt trường học được cất khang trang theo hướng trường đạt chuẩn Quốc gia. Phong trào xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, họ tộc; phong trào
văn hoá nghệ thuật được quan tâm và ngày càng được phát huy, chất lượng ngày càng tốt hơn.
2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế
Trong những năm gần đây, kinh tế huyện Tân Hồng có chuyển biến rõ rệt, hình thành nền kinh tế mở theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN, được đầu tư khu “Siêu thị miễn thuế” ngay cửa khẩu Quốc tế “Dinh Bà”, đang triển khai xây dựng khu thương mại tại thị trấn SaRài. Góp phần tăng trưởng kinh tế, thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tạo được sự chuyển biến cơ bản về văn hóa, GD, y tế và các vấn đề xã hội khác. Quá trình phát triển kinh tế - xã hội phải kết hợp chặt chẽ với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm phát triển bền vững. Kết hợp phát triển kinh tế với an ninh quốc phòng và trật tự xã hội. Năm 2011 huyện được Trung ương đầu tư xây dựng 02 xã nông thôn mới: xã Tân Thành B và xã Tân Công Chí.
2.2. Khái quát tình hình giáo dục huyện Tân Hồng
2.2.1. Quy mô trường, lớp các trường THCS huyện Tân Hồng
Toàn huyện có 8 xã và một thị trấn tất cả đều có trường THCS. Trong đó, xã Thông Bình và xã Tân Phước mỗi xã có 02 trường THCS, xã Bình Phú có 01 trường THCS và 02 trường nhô cấp 2 (Tiểu học và THCS), 100% các trường đều là trường công lập.
Quy mô phát triển trường, lớp, số lượng HS của cấp THCS ở huyện Tân Hồng được cho trong bảng 2.1.
Bảng 2.1. Quy mô trường lớp, HS cấp THCS trong các năm gần đây: Năm học Số trường Số lớp Số HS 2006 - 2007 11 144 5.013 2007 - 2008 13 140 4.572 2008 - 2009 13 137 4.750 2009 - 2010 13 137 4.471 2010 - 2011 13 142 4763
Nguồn: Phòng giáo dục huyện Tân Hồng
Nhận xét:
Bảng số liệu cho thấy các năm gần đây số lượng HS không ổn định do Huyện được TW đầu tư xây dựng nhiều cụm tuyến dân cư, số trường ổn định, điều kiện đi đến trường ngày càng thuận lợi, 08 xã và 01 Thị trấn tất cả đều có trường THCS, thậm chí có những xã hai ba trường THCS.
2.2.2. Cơ sở vật chất - Thiết bị dạy học các trường THCS huyện Tân Hồng
CSVC - TBDH được phòng GD huyện Tân Hồng quan tâm đầu tư đúng mức. Có 11 trường THCS diện tích được quy hoạch theo chuẩn qui định đầu học sinh và đầu tư xây dựng theo hướng trường đạt chuẩn Quốc gia. Việc xây dựng CSVC - TBDH cũng ưu tiên đầu tư tập trung trước cho các trường xây dựng trường chuẩn Quốc gia, những trường còn lại có kế hoạch đầu tư xây dựng trong những năm tiếp theo.
Bảng 2.2. Thống kê CSVC - TBDH trong năm học 2010 - 2011 TT Trường THCS Diện tích (m2) Diện tích bãi tập Phòng học Phòng thí nghiệm Thư viện Phòng máy vi tính Phòng bộ môn
1 Nguyễn Văn Tiệp 15.640 3.273 16 4 1 1 0
2 Nguyễn Du 8.606 1.657 15 3 1 1 1 3 TH-THCS Thống Nhất 1.888 632 3 0 0 0 0 4 TH-THCS Cả Găng 3.000 706 4 0 1 0 0 5 Tân Hộ Cơ 7.200 1.700 19 1 1 1 0 6 Phước Tiên 4.403 950 10 2 1 0 0 7 Thông Bình 10.104 1.000 10 2 1 1 2 8 Tân Thành A 13.500 2.000 23 1 1 1 0 9 Tân Phước 15.496 3.672 13 1 1 0 0 10 Nguyễn Văn Bảnh 10.032 4.012 10 1 1 1 0
11 Nguyễn Quang Diêu 12.000 2.520 10 1 1 0 0
12 Nguyễn Văn Trổi 16.688 3.000 8 1 1 0 0
13 Tân Thành B 5.950 700 6 3 1 0 1
Nguồn: phòng Giáo dục huyện Tân Hồng
2.2.3. Đội ngũ giáo viên THCS
Bảng2.3. Thống kê trình độ đội ngũ GV THCS trong 3 năm gần đây
Năm học Tổng số Trình độ đào tạo Trình độ lý luận chính trị Trên chuẩn Đạt chuẩn Dưới chuẩn Cao cấp Trung cấp Đảng viên 2008 - 2009 299 109 180 0 0 16 87 2009- 2010 293 156 137 0 0 19 131 2010 - 2011 307 180 127 0 0 25 121
Nguồn: phòng Giáo dục huyện Tân Hồng
Được sự quan tâm của Sở GD&ĐT, đội ngũ GV THCS của huyện Tân Hồng được phân công đảm bảo về số lượng và chất lượng. Cá nhân GV cũng có nhiều phấn đấu, GV đạt chuẩn tiếp tục học tập nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ lý luận chính trị.
Trong năm học 2010-2011, tác giả đã trực tiếp điều tra đội ngũ giáo viên dạy toán ở 13 THCS trên địa bản huyện Tân Hồng kết quả như sau:
Bảng 2.4. Số liệu giáo viên dạy môn Toán và trình độ đào tạo
Cấp học Số cán bộ giáo viên Trình độ đào tạo Thừa, thiếu
Tổng số Nam Nữ CĐ ĐH Thạc sĩ
THCS 43 30 13 17 26 00 đủ
Tỷ lệ % 69,7 30,3 39,5 60,5 0 Nhận xét: Qua bảng thống kê trên chúng ta thấy - Tỉ lệ giáo viên nữ dạy Toán chiếm 30,3%
- Trình độ Cao Đẳng chiếm 39,5% Đại học chiếm 60,5%
Như vậy giáo viên dạy Toán trình độ đạt trên chuẩn khá cao,đây là điều kiện thuận lợi để cao chất lượng dạy môn Toán..
2.2.4.Đội ngũ cán bộ quản lý các trường THCS huyện Tân Hồng Bảng 2 5.Tình hình đội ngũ CBQL các trường THCS huyện Tân Hồng
Tổng
Số Nữ Đảngviên
Trình độ Chuyên môn Lý luận chính trị Thâm niên quản lý
Tr cấp Cao đẳng Đại Học Sau ĐH Sơ câp Tr cấp Cao cấp <5 <10 <20 <30 27 1140 27 00 04 22 1 05 22 0 09 16 2 0 % 100 % 00 % 14,8 % 81,5 % 3,7 % 18,5 % 81,5 % 0 % 33 % 59 % 7 % 0 %
(Nguồn phòng GD&ĐT huyện Tân Hồng)
Toàn huyện có 27 cán bộ đang trực tiếp điều hành quản lý 13 trường THCS trong toàn huyện, trong đó 13 Hiệu trưởng, 14 phó Hiệu trưởng. Trong đó:
- Cán bộ quản lý là nữ: 11, tỷ lệ: 40% - Cán bộ quản lý là đảng viên 27, đạt tỷ lệ: 100% - Trình độ Đại học là 22, đạt tỷ lệ: 81,5% - Trình độ sau đại học 01, đạt tỷ lệ: 3,7%
Nhìn chung, đội ngũ CBQL các trường THCS trong huyện Tân Hồng có bản lĩnh chính trị vững vàng và chỉ đạo thực hiện đúng đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có tinh thần trách nhiệm cao, tha thiết với nghề nghiệp. Phần lớn CBQL có trình độ chuyên môn vững vàng và có năng lực quản lý khá tốt.
Tuy vậy, mà vẫn còn một số ít CBQL trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm quản lý, thiếu chủ động, sáng tạo trong công việc lãnh đạo, điều hành các hoạt động của nhà trường, chủ yếu dựa vào sự chỉ đạo của cấp trên.
Qua bảng thống kê cho ta thấy: Số cán bộ quản lý có trình độ trung cấp chính trị là 22 người, tỷ lệ 81,5%, sơ cấp là 05 người, tỷ lệ 18,5%. Số cán bộ quản lý có thâm niên làm công tác quản lý dưới 5 năm là 09 người, tỷ lệ 33%. Số cán bộ quản lý chưa qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý vẫn còn và chiếm tỷ lệ 14,8%, cũng ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng quản lý trong nhà trường.
2.2.5. Chất lượng giáo dục các trường THCS huyện Tân Hồng
Trong những năm qua các trường THCS trên địa bàn huyện Tân Hồng có nhiều biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng giáo dục. Với những cố gắng và nổ lực của toàn ngành bước đầu đã thu được kết quả khả quan
Bảng 2.6. Xếp loại học lực và hạnh kiểm học sinh THCS huyện Tân Hồng trong các năm gần đây
Năm học TS Học lực Hạnh kiểm
Giỏi Khá TB Yếu Kém Tốt Khá TB Yếu
2007 - 2008 SL 4572 368 1199 2013 864 128 3193 1022 346 11 % 8,05 26,22 44,03 18,90 2,80 69,8 22,4 7,6 0,2 2008 - 2009 SL 4.750% 4248,9 1118 1883 1168 15723,6 39,6 24,6 3,3 70,77 22,17 6,89 0,173362 1053 327 8 2009 - 2010 SL 4.471 587 1459 2096 280 49 3710 709 44 8