Giải pháp 3: Làm tốt công tác thi đua:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chỉ đạo công tác quản lí hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện đông sơn thanh hoá (Trang 69 - 72)

L H IH C 1 Nắm vững chỉ đạo thực hiện tốt đờng lối chính

3.1.3.Giải pháp 3: Làm tốt công tác thi đua:

3 Tăng cờng kỹ năng

3.1.3.Giải pháp 3: Làm tốt công tác thi đua:

3.1.3.1.Cơ sở đề xuất giải pháp:

Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thi đua là yêu nớc”, trong việc chỉ đạo công tác quản lý HĐDH thì việc chỉ đạo công tác thi đua là một giải pháp tích cực cho việc nâng cao CLGD. Nhìn chung, công tác này cha đợc quan tâm đúng mức, hiệu quả đạt đợc cha cao. Việc đánh giá kết quả của các hoạt động thi đua cha theo một qui trình chặt chẽ, việc khen thởng và kỷ luật cha đợc thực hiện đúng mức. Chính vì vậy cha kích thích đợc phong trào thi đua có chiều sâu và

rộng khắp. Việc đẩy mạnh công tác thi đua hiệu quả và chất lợng là việc làm cần thiết trong việc nâng cao CLGD trong nhà trờng.

3.1.3.2.Mục đích ý nghĩa:

- Thông qua các hoạt động thi đua nhằm phát hiện ra những cá nhân và tập thể phấn đấu tốt và những cá nhân, tập thể yếu kém để có hình thức khen, chê đúng mức, khắc phục những tồn tại, phát huy những u điểm.

- Tạo nên không khí hăng hái, phấn đấu trong toàn ngành GD&ĐT của huyện.

- Kích thích, động viên tính tích cực hoạt động của các cá nhân và tập thể. - Góp phần nâng cao chất lợng HĐDH.

3.1.3.3.Nội dung:

- Chỉ đạo công tác thi đua trong quản lý HĐDH bao gồm nhiều nội dung, đó là chỉ đạo việc thao giảng chọn Giáo viên giỏi từ cấp trờng đến cấp huyện và bồi dỡng lựa chọn giáo viên dự thi Giáo viên giỏi cấp tỉnh; chỉ đạo việc viết và xét duyệt SKKN từ cấp trờng đến cấp huyện và lựa chọn SKKN đề nghị xét duyệt cấp tỉnh; chỉ đạo việc làm ĐDDH, thi ĐDDH tự làm và sử dụng ĐDDH từ cấp trờng đến cấp huyện, chọn cử dự thi cấp tỉnh; việc chỉ đạo và tổ chức thi Học sinh giỏi từ cấp trờng đến cấp huyện, chọn cử học sinh dự thi cấp tỉnh; việc thống kê kết quả học sinh đậu vào các trờng THPT công lập, bán công, dân lập của các trờng THCS để xem xét chất lợng đầu ra …

- Phòng GD&ĐT cần phải quan tâm đúng mức đến các hoạt động trong việc chỉ đạo công tác thi đua về quản lý HĐDH, đó cũng chính là nhiệm vụ và yêu cầu của việc thực hiện đổi mới GD - ĐT, đổi mới PPDH trong giai đoạn hiện nay.

- Yêu cầu của thao giảng chọn Giáo viên giỏi hiện nay không chỉ dừng lại ở việc giáo viên lên lớp thực hiện giờ dạy đợc các giáo viên cùng bộ môn có trình độ chuyên môn nghề nghiệp cao dự giờ, theo dõi việc thực hiện giờ lên lớp, cách tổ chức lớp học, diễn biến của giờ học dới sự điều kiển của giáo viên và đánh giá giờ dạy trên phiếu qui định. Ngoài những yêu cầu đã nói ở trên, mỗi giáo viên dự thao giảng Giáo viên giỏi còn đợc qua hai vòng thi nữa đó là vòng thi về trình độ

Tin học và vòng thi về xây dựng đáp án một đề thi Học sinh giỏi tơng đơng cùng cấp.

- Việc chỉ đạo viết và xét duyệt SKKN: Phải coi đây là việc làm cần thiết đối với mọi giáo viên và là một trong những hoạt động quan trọng của HĐDH nói chung trong các nhà trờng. Trong quá trình giảng dạy mỗi giáo viên cần đúc rút ra những kinh nghiệm có thể vận dụng vào quá trình giảng dạy để nâng cao CLDH cũng nh tăng cờng giáo dục đạo đức cho học sinh.

- Việc chỉ đạo làm và sử dụng ĐDDH: Thực tế cho thấy thiết bị ĐDDH trong các nhà trờng còn thiếu nhiều, chính vì vậy giáo viên phải nghiên cứu và tự làm ra các ĐDDH để phục vụ cho HĐDH trên lớp trong các giờ dạy của mình.

- Việc chỉ đạo và tổ chức thi Học sinh giỏi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác bồi dỡng chất lợng cao trong các nhà trờng. Trong quá trình giảng dạy mỗi giáo viên cần phải phân loại đợc đối tợng học sinh và có kế hoạch bồi dỡng cho những học sinh giỏi theo kế hoạch của nhà trờng. Quá trình tổ chức thi HSG cần đợc thực hiện nghiêm túc, chất lợng và đúng qui chế.

- Việc thống kê kết quả học sinh đậu vào các trờng THPT công lập, bán công, dân lập của các trờng THCS là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá chất lợng đầu ra của các trờng THCS. Đây là việc đánh giá tơng đối khách quan do lực lợng GD ở cấp bậc học khác đánh giá nên độ tin cậy sẽ cao hơn các chỉ số khác.

3.1.3.4. Cách tiến hành giải pháp:

- Tổ chức cho các nhà trờng nghiên cứu, học tập luật Thi đua khen thởng và các văn bản chỉ đạo về công tác thi đua.

- Lập kế hoạch về chỉ đạo công tác thi đua, xây dựng các tiêu chí thi đua và lợng hoá sang điểm số, phổ biến đến các nhà trờng để các nhà trờng lập kế hoạch và tổ chức thực hiện.

- Tổ chức cho các nhà trờng tiến hành đăng ký các chỉ tiêu thi đua và thời gian đánh giá thi thu theo từng hoạt động.

- Tiến hành kiểm tra đánh giá thi đua theo các thời điểm đã định cho từng hoạt động thi đua.

- Tổng hợp các kết quả của các hoạt động thi đua để đánh giá chung kết quả của các đơn vị.

3.1.3.5.Điều kiện để thực hiện giải pháp:

- Phòng GD&ĐT và Hiệu trởng các trờng THCS ý thức đợc tác dụng của công tác thi đua trong việc nâng cao chất lợng giáo dục của nhà trờng.

- Công tác thi đua phải đợc lập kế hoạch một cách cụ thể và khả thi. - Tổ chức phát động các phong trào thi đua và đặt ra các nội dung thi đua. - Hớng mọi ngời vào việc thi đua, giúp đỡ nhau, xây dựng tinh thần thái độ lao động mới.

- Sử dụng quĩ thi đua và phần ngân sách thi đua có hiệu quả. Khen chê kịp thời, thởng phạt đúng mức.

- Đảm bảo tính công khai và tính tập thể.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chỉ đạo công tác quản lí hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện đông sơn thanh hoá (Trang 69 - 72)