nguyên tố kim loại.
2.3.2.1. Câu hỏi bài tập định tính.
Trong phần hoá học nguyên tố kim loại có thể chia các bài tập định tích thành những dạng sau:
Dạng 1. Các bài tập liên quan đến cấu tạo nguyên tử, đơn chất, qui luật biến thiên trong HTTH.
- Viết cấu hình e của nguyên tử, của ion
- Xác định vị trí của nguyên tố kim loại trong hệ thống tuần hoàn
- Xác định qui luật biến thiên về: bán kính nguyên tử, ion; tính kim loại; tính bazơ của hiđroxit, oxit; năng lợng ion hoá. độ cứng, khối lợng riêng ...
Dạng 2. Các bài tập có liên quan đến tính chất vật lý:
- So sánh về tính chất vật lý: độ cứng, khối lợng riêng, độ dẫn điện ...
Dạng 3. Các bài tập liên quan đến tính chất hoá học:
- Viết PTPƯ; xác định sản phẩm phản ứng; xác định môi trờng dung dịch; nêu hiện tợng xảy ra, các bài tập nhận biết, tách, loại, điều chế ...
Dạng 4. Các bài tập có liên quan đến ứng dụng của kim loại và hợp chất. Dạng 5. Các bài tập thực nghiệm.
- Dựa vào sơ đồ dụng cụ, thiết bị điều chế để xác định điều chế chất nào?, giải thích vì sao?, viết phản ứng xẩy ra; hoặc vẽ sơ đồ thiết bị điều chế một chất nào đó và giải thích.
- Giải thích các hiện tợng thực tế, các ứng dụng thực tế của các chất. - Nêu hiện tợng và giải thích hiện tợng theo mô tả thí nghiệm hoặc quan sát thí nghiệm trực tiếp.
2.3.2.2. Bài tập định lợng.
Dạng 1. Xác định kim loại, công thức phân tử của hợp chất.
Dạng 2. Tính lợng chất, tính thành phần hỗn hợp, nồng độ mol, nồng độ phần trăm, ...
Dạng 3. Bài toán biện luận:
- Biện luận trong bài toán phản ứng tạo kết tủa, kết tủa tan khi cho thêm chất phản ứng:
+ Sục khí CO2 và dung dịch Ca(OH)2, Ba(OH)2 ...
+ Cho dung dịch kiềm tác dụng với dung dịch muối Al3+, Cr3+, Zn2+
+ Cho dung dịch axit tác dụng với dung dịch muối AlO2-, ZnO22-; CrO2- ... - Biện luận trong bài toán tìm kim loại hoặc hợp chất dựa vào
+ Biểu thức liên hệ giữa khối lợng mol và hoá trị.
+ Biện luận dựa vào giá trị trung bình: Xác định các kim loại thuộc cùng nhóm,
+ Biện luận dựa vào tỷ lệ các nguyên tử của các nguyên tố trong hợp chất. Ví dụ: biện luận tìm công thức của FexOy.
Chơng 3: Thực nghiệm s phạm 3.1. Mục đích thực nghiệm
Mục đích cơ bản của TNSP là nhằm kiểm tra, khẳng định sự đúng đắn của giả thuyết đã đề ra và hiệu quả của việc áp dụng các PPDH tích cực trong phần hoá học nguyên tố kim loại - Hoá học 12 nâng cao.
Cụ thể thông qua TNSP nhằm giải quyết các vấn đề sau:
- Sử dụng các PPDH tích cực có thực sự nâng cao hứng thú học tập và phát triển năng lực nhận thức của HS hay không ?
- Hiệu quả của của việc áp dụng các PPDH tích cực nh thế nào? chất lợng HS lớp TN có cao hơn hay không?
- Những khó khăn và thuận lợi khi áp dụng rộng rãi đề tài này.