Quỳnh Lương là một xã chuyên trồng rau. Nghề trồng rau đã mang lại thu nhập cao và ổn định cho người nông dân. Sản phẩm rau ở đây rất đa dạng và có khả năng cạnh tranh cao. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu trên 5 xóm (X1, X3, X4, X6, X8) trên địa bàn xã Quỳnh Lương về thực trạng sản xuất và chuỗi thị trường tiêu thụ RAT trong thời gian từ 20/02 – 4/2010. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi tiến hành nghiên cứu hai sản phẩm chủ lực của địa phương là cây hành hoa và cây cà chua.
Bắt đầu từ năm 2007 xã Quỳnh Lương thực hiện dự án trồng RAT với diện tích 1 ha, có 20 hộ tham gia. Quy hoach vùng trồng RAT đạt tiêu chuẩn quy định. Tất cả 20 hộ cùng làm một lúc, phun thuốc trừ sâu sinh học, trường hợp dùng thuốc BVTV thì phải đảm bảo thời gian cách ly từ 10 – 15 sau lần phun cuối cùng trước khi thu hoạch, bình bơm và thuốc đều phải được tổ trưởng kiểm tra giám sát chặt chẽ. Sản phẩm RAT của Quỳnh Lương được khách hàng trong và ngoài tỉnh tín nhiệm. Xã luôn cung cấp rau tươi, không có mầm bệnh, dư lượng hóa chất trong rau thấp hơn mức cho phép nhờ áp dụng chương trình tổng hợp IPM, chương trình năng suất xanh cho lao động, quy hoạch có hiệu quả nguồn nước sạch để tưới ẩm cho cây trồng. Như vậy trên thực tế nghiên cứu ở địa phương chúng tôi đã đưa ra kết luận sản phẩm rau ở địa phương là RAT. Tuy nhiên, việc sản xuất RAT chỉ thực hiện nghiêm ngặt đối với những hộ là hộ viên HTX . Rau của HTX được siêu thị ký kết hợp đồng thu mua, ổn định đầu ra cho người sản xuất. Còn đối với những hộ sản xuất tự do mặc dù đã áp dụng quy trình sản xuất RAT nhưng thực hiện chưa đồng bộ. Sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, không tuân thủ nghiêm ngặt các khâu trong quy trình sản xuất RAT, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm không chịu sự quản lý của cơ quan nào.
Cà chua và hành hoa là hai cây trồng chủ lực của địa phương. Hành hoa có chi phí đầu tư ít, dễ trồng và hiệu quả mang lại rất cao và ổn định. Giống hành
mốc của địa phương có ưu thế hơn hẳn giống hành Hà Nội, vì thế hành hoa rất được người tiêu dùng ưa chuộng và được trồng với diện tích rất lớn. Còn đối với cà chua, giống cà hồng Hà Lan cho quả to, đều, cho năng suất cao. Tuy nhiên do thời tiết diễn biến phức tạp, sâu bệnh phát triển rất nhanh gây thiệt hại lớn cho người nông dân. Đây là vấn đề khó khăn hiện nay khi quyết định trồng cây cà chua. Do đó diện tích trồng cà chua đã bị thu hẹp đáng kể. Điều đó cho thấy cây cà chua chưa phải là cây mang lại thu nhập ổn định nhất cho người nông dân.
Bảng 4.3. Tình hình sản xuất rau an toàn ở xã Quỳnh Lương
Chỉ tiêu DT(ha) NS(tạ/ha)2007 SL DT(ha) NS(tạ/ha)2008 SL DT(ha) NS(tạ/ha)2009 SL
I. Vụ xuân 105 300 31500 108,58 320,25 34772,7 118,17 341,31 40332,6
Hành hoa 75 170 12750 79,5 181,12 14308,5 86,5 199,50 17256,8
Cà chua 30 130 3900 29,07 139,13 4605,20 31,67 141,81 4467,02
II. Vụ đông 45,05 82,5 3716,6 48,2 84,01 4049,3 50,05 86,75 4341,8
Cà chua 45,05 82,5 3716,6 48,2 84,01 4049,3 50,05 86,75 4341,8
III. Vụ đông xuân 95 276 26220 97,3 279 27146,7 100,5 291,06 29251,5
Hành hoa 65 146 9490 67,1 148,05 9934,16 69,3 163,14 11305,6
Cà chua 30 130 3900 30,2 130,95 3954,69 31,2 127,92 3991,1
VI. Vụ hè thu 52,1 195 15621,5 53,75 198,2 16252,4 86,2 199,55 17201,2
Hành hoa 52,1 195 15621,5 53,75 198,2 16252,4 86,2 199,55 17201,2
Tổng 291,15 853,5 77058,1 307,83 881,46 82221,1 91127,1
Qua bảng 4.1 ta thấy rằng: Về diện tích trồng cà chua và hành hoa toàn xã là 105 ha năm 2007, năm 2008 tăng lên 108,58 ha tăng 3,58 ha, sang năm 2009 tăng lên 118,17 ha tăng 9,59 ha. Do diện tích rau các vụ trong năm đều tăng, trong đó vụ đông và vụ hè thu chỉ tập trung trồng một loại cây nên diện tích trồng cũng giảm đi. Nguyên nhân là do thị trường đầu ra cho sản phẩm gặp khó khăn nên người dân chuyển sang trồng các loại cây khác, mặt khác do ảnh hưởng của thời tiết nên năm 2008 diện tích các vụ đều chỉ tăng nhẹ. Tuy nhiên năm 2009 diện tích hành hoa vụ xuân tăng rất đáng kể từ 53,75 ha lên 86,2 ha. Nguyên nhân là do địa phương đã có những đổi mới trong quy hoạch các loại cây trồng. Diện tích cà chua vụ đông được người dân trồng với diện tích rất nhỏ do năm 2007 cà chua mất mùa lớn do sâu bệnh phá hại và do ảnh hưởng của thời tiết nên người dân không dám mạnh dạn đầu tư lớn vào năm sau.
Về năng suất: Năng suất vụ xuân tăng đều qua các năm từ 170 – 199,50 tạ/ha (hành hoa) và 130-141,81 tạ/ha (cà chua). Trong cơ cấu cây trồng của các vụ thì hành hoa vẫn là cây chiếm ưu thế nhất và tăng đều qua các năm. Điều đó cho thấy địa phương đã biết phát huy thế mạnh của từng loại rau để bố trí mùa vụ trồng cho hợp lý. Vụ đông năm 2007 cà chua đạt 82,5 tạ/ha, sang năm 2009 tăng lên 50,05 tạ/ha. Vụ đông xuân năng suất hành hoa đạt 146 tạ/ha, cà chua đạt 130 tạ/ha, sang năm 2009 cả hai loại cây đều tăng (163,14 tạ/ha) ở hành hoa và (127,92 tạ/ha) ở cà chua. Vụ hè thu mặc dù năng suất có giảm đi do diện tích trồng giảm so với vụ khác nhưng nhìn chung năng suất cũng tăng lên. Qua phân tích trên cho ta thấy hành hoa vẫn là cây chiếm ưu thế và ổn định nhất, chi phí đầu tư thấp nhưng hiệu quả lại khá ổn định. Cà chua mặc dù vẫn được xem là cây chủ lực của địa phương nhưng tình hình sâu bệnh và diễn biến thời tiết phức tạp đã gây không ít khó khăn cho người nông dân.
Về sản lượng: Qua 3 năm, cả diện tích và năng suất đều tăng nên sản lượng cũng tăng. Năm 2007-2008 sản lượng tăng 5163 tạ, năm 2008-2009 sản lượng tăng 8906 tạ. Như vậy sản lượng hành hoa và cà chua tăng đều qua ba năm, có được kết quả như vậy là nhờ địa phương đã biết áp dụng tiến bộ KHKT, giống mới vào sản xuất và tăng chi phí đầu tư.