Quy trình sản xuất RAT

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất và chuỗi thị trường thiêu thụ rau an toàn tại xã quỳnh lương huyện quỳnh lưu tỉnh nghệ an (Trang 44 - 45)

Quy trình sản xuất RAT được thực hiện qua các khâu sau:

+ Làm đất: RAT chỉ được sản xuất trên vùng đất đã được quy hoạch, khảo sát, đất không bị nhiễm các kim loại nặng như: Fe, Zn, Cu,… không bị ngập úng, xa khu nghĩa địa, chất thải khu công nghiệp. Cày bừa kỹ làm thành hàng, luống thẳng cho cây phát triển và quá trình tưới ẩm. Đất tại các vùng sản xuất RAT của địa phương được kiểm tra mức độ ô nhiễm định kỳ hoặc đột xuất. Và địa phương đã quy hoạch vùng sản xuất RAT theo đúng tiêu chuẩn quy định.

+ Gieo cấy: Biện pháp luân canh được địa phương áp dụng phổ biến nhất, rau được trồng luân canh với rau hoặc với cây trồng khác. Luân canh để tránh tình trạng thu hoạch ồ ạt, không tiêu thụ được sản phẩm và để đảm bảo nguồn cung cấp rau ổn định cho các siêu thị. Ngoài ra, người dân địa phương còn tiến hành vệ sinh đồng ruộng ở khu vực trồng RAT để hạn chế nguồn sâu bệnh hại và ô nhiễm khác. Chọn giống tốt, giống không có mầm bệnh, áp dụng biện pháp luân canh đúng quy trình kỹ thuật.

+ Chăm sóc: Bón phân cân đối theo đúng quy trình kỹ thuật, theo hướng dẫn của các tổ, nhóm sản xuất, không bón phân tươi, không lạm dụng thuốc hóa học. Địa phương đã áp dụng kỹ thuật quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên rau, khuyến khích phát triển sản xuất rau theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (GAP).

Sử dụng thuốc BVTV theo yêu cầu 4 đúng (đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng, nồng độ, đúng cách). Khuyến khích sử dụng thuốc trừ sâu sinh học, biện pháp phòng trừ sinh học, nhất là đối với rau ngắn ngày. Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ sâu bệnh.

Sử dụng nguồn nước ngầm, nước sạch để tưới cho cây trồng hàng ngày, nguồn nước được quy hoạch khai thác đúng, đủ yêu cầu tưới phun. Không sử dụng nguồn nước thải để tưới rau. Chính quyền địa phương phối hợp với cơ quan có thẩm quyền kiểm tra nguồn nước tưới cho vùng RAT định kỳ và đột xuất.

+ Thu hoạch: Thu hoạch đảm bảo được rau xanh tươi, sạch, đẹp, nếu là rau quả thì phải chín đều, thu hái theo từng lớp, từng đợt dựa vào thời gian sinh trưởng của cây trồng. Rửa sạch, đóng bao bì đúng kỹ thuật. Thu hoạch rau phải

đúng kỹ thuật, đúng thời điểm để đảm bảo năng suất, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trước khi lưu thông trên thị trường sản phẩm rau của địa phương đã có giấy chứng nhận RAT do Sở y tế cấp. Có gắn nhãn mác, thương hiệu của địa phương và được bảo quản cẩn thận trước khi tiêu thụ.

+ Vận chuyển tiêu thụ: Sản phẩm rau được phân vùng thị trường trong và ngoài tỉnh theo đơn đặt hàng. Xếp hàng, vận chuyển đảm bảo an toàn cho sản phẩm.

Qua phân tích trên ta thấy rằng rau của địa phương đáp ứng các tiêu chuẩn về sản xuất RAT. Và từ đó chúng tôi đã đưa ra kết luận rau ở địa phương là RAT.

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất và chuỗi thị trường thiêu thụ rau an toàn tại xã quỳnh lương huyện quỳnh lưu tỉnh nghệ an (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w