1. CP vật tư Ng.đồng 10.982 12
4.5.2. Tìm hiểu một số vấn đề của các nhóm hộ điều tra
Qua điều tra hộ năm 2010 tại xã Quỳnh Lương chúng tôi thống kê được những thông tin sau
Bảng 4.9. Thông tin chung cho tiêu thụ sản phẩm của các nhóm hộ
Chỉ tiêu Đ/V Hộ SX Nhóm hộHộ kiêm Hộ KD 1. Thông tin thị trường Có % 41,05 61,54 100 Không % 58,95 38,46 0 2. Phương thức bán Bán buôn % 9,75 61,54 100 Bán lẻ % 40,8 23,08 0 Cả hai % 49,45 15,38 0 Rất cần thiết % 0 10,4 35,02 Cần thiết % 20,13 45,31 50,25 Bình thường % 51,24 29,75 14,73 Không cần thiết % 28,63 14,54 0
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra 2010)
Dựa vào bảng ta nhận thấy
Về thông tin thị trường:
Nhóm hộ kinh doanh có thông tin thị trường chiếm tỷ lệ cao nhất (100%). Đây là nhóm hộ có trình độ dân trí cao, họ thường cập nhật thông tin thị trường qua báo đài, tivi, Internet và qua bạn hàng. Họ kinh doanh với quy mô lớn nhỏ
khác nhau, trước khi đưa ra các quyết định kinh doanh tại các thời điểm họ phải có đầy đủ các thông tin. Tuy nhiên, chất lượng nguồn thông tin chưa được đảm bảo, chưa có một cơ quan nào đảm nhận chức năng cung cấp thông tin cho nhóm hộ sản xuất và hộ kinh doanh. Do đó chất lượng thông tin mà người dân nhận được cũng kém hơn.
Hai nhóm hộ còn lại, tỷ lệ các hộ có thông tin thị trường ít hơn. Hộ sản xuất chỉ chiếm 41,05% số hộ được hỏi cho rằng họ có tìm hiểu thông tin thị trường. Thông tin họ tìm hiểu chủ yếu là giá bán sản phẩm tại thời điểm họ muốn bán mà ít quan tâm đến sự biến động giá cả trên thị trường. Vì vậy nguồn thông tin mà họ có được rất hạn chế, chủ yếu là nguồn thông tin tìm hiểu qua những đơn vị kinh doanh hay qua hàng xóm theo kiểu truyền miệng. Thông thường tư thương là những người chủ động về giá. Đây là một nguyên nhân khiến cho người sản xuất thường bị ép giá khi vào chính vụ, rau được mùa rớt giá, người nông dân không tìm được đầu ra cho sản phẩm.
Nhóm hộ kiêm thông tin có được ở mức trung bình. Họ vừa tham gia hoạt động sản xuất vừa kinh doanh nên thông tin họ có được từ hai phía và từ những kinh nghiệm kinh doanh lâu năm. Họ tham gia hoạt động tiêu thụ chủ yếu vào thời điểm chính vụ và một số hộ kinh doanh theo thời vụ nghĩa là khi nào rau đắt thì họ tham gia thu mua rồi bán lại cho những người thu gom lớn hoặc bán trực tiếp cho người tiêu dùng để kiếm lời. Nên thông tin họ có được chỉ là những thông tin về giá sản phẩm ở một thời điểm ngắn nhất định khi họ cần.
Về phương thức bán:
Hình thức bán buôn là của hộ kinh doanh (100%). Hộ kiêm hình thức bán buôn chiếm 61,85%. Họ thu mua sản phẩm của những hộ khác cùng với của gia đình mình rồi bán buôn và một phần đem bán lẻ tại các chợ trong vùng. Vì vậy trong cơ cấu bán lẻ vẫn chiếm 23,08%.
Hộ sản xuất thì hình thức bán cả hai là phổ biến hơn. Vì họ thường bán một lượng lớn vào vụ thu hoạch và chỉ một phần nhỏ bán lẻ cho những khách hàng mua lẻ. Hiện nay ở địa phương mới chỉ có một nhà máy sấy khô hành hoa trước khi tiêu thụ và do đặc tính của sản phẩm nên sản phẩm thu hoạch xong là phải tiêu
thụ ngay, chỉ một lượng nhỏ hành hoa được sấy khô khi vào chính vụ và đáp ứng cho việc xuât khẩu. Do đó họ thường bán một lượng sản phẩm vào vụ thu hoạch và phải mang ra chợ bán khi rau ế ẩm không tìm được đầu ra.
Về tạo thương hiệu cho sản phẩm:
Qua điều tra chúng tôi nhận được nhiều ý kiến khác nhau từ các nhóm hộ. Hộ kinh doanh cho rằng việc tạo thương hiệu hiện nay cho sản phẩm là việc làm cần thiết (50,25%). Vì hiện nay sản phẩm rau của địa phương đã dược áp dụng quy trình sản xuất RAT, sản phẩm đã có thương hiệu, đã có chứng nhận là sản phẩm an toàn và có sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại ở các địa phương khác. Hộ kiêm chiếm tỷ lệ là 45,31% với ý kiến cho rằng việc tạo thương hiệu là cần thiết. Còn hộ sản xuất thì cho rằng việc tạo thương hiệu hiện nay chỉ ở mức trung bình (51,24%), thậm chí là không cần thiết (28,63%). Hoạt động chủ yếu của hộ sản xuất là sản xuất nông nghiệp, họ không quan tâm đến sự biến động giá cả, về sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Đây phải chăng là nguyên nhân khiến cho sản phẩm rau của địa phương chỉ mới tiêu thụ được ở thị trường trong nước.
Như vậy, nếu cả 3 nhóm hộ kết hợp được những mặt mạnh của mình về thông tin thị trường, lựa chọn phương thức bán, thời điểm bán phù hợp và nhận thức được tốt hơn tầm quan trọng của việc tạo thương hiệu, quảng bá sản phẩm thì sẽ nâng cao được giá trị của sản phẩm, giảm thiểu được rủi ro và chủ động được đầu ra cho sản phẩm.