Các trung gian tiêu thụ hành hoa của nhóm hộ sản xuất

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất và chuỗi thị trường thiêu thụ rau an toàn tại xã quỳnh lương huyện quỳnh lưu tỉnh nghệ an (Trang 58 - 60)

1. CP vật tư Ng.đồng 10.982 12

4.5.3.1. Các trung gian tiêu thụ hành hoa của nhóm hộ sản xuất

Bảng 4.10. Các trung gian tiêu thụ hành hoa và cà chua của nhóm hộ sản xuất

Tên sản phẩm

Hành hoa Cà chua

Các trung gian Cơ cấu (%) Các trung gian Cơ cấu (%)

Người thu gom 28,05 Người thu gom 32,27

HTX sản xuất 15,8 HTX sản xuất 15

Khách hàng mua lẻ 1,2 Khách hàng mua lẻ 1,5

Công ty XNK 5,1 Công ty XNK 0

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra 2010)

Qua bảng 4.8 nhận thấy: Có 5 kênh chính tiêu thụ hành hoa: Tư thương, người thu gom, công ty XNK, khách hàng mua lẻ, HTX sản xuất và 4 kênh chính tiêu thụ cà chua của các hộ sản xuất đó là: Tư thương, người thu gom, HTX sản xuất, khách hàng mua lẻ.

Trong các trung gian thì tư thương chiếm tỷ lệ cao nhất 49,85% ở hành hoa và 51,23% ở cà chua. Vì tư thương là những người mua bán nhanh, thanh toán nhanh và không đòi hỏi chất lượng khắt khe. Sản phẩm thu hoạch không cần phân loại chỉ cần cắt gốc và loại bỏ những quả thối, dập nát. Mặt khác sản phẩm rau của địa phương có chất lượng tốt hơn các địa phương lân cận như Quỳnh Minh, Quỳnh bảng nên các tư thương vùng khác cũng tìm đến mua. Người thu gom chiếm 28,05% ở hành hoa và 32,27% ở cà chua. Một số hộ trong trung gian này chỉ tham gia hoạt động thu mua theo mùa vụ, vì vậy lợi nhuận mà họ thu được thường không ổn định. Khách hàng mua lẻ chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ 1,2% ở hành hoa và 1,5% ở cà chua. Đối tượng này thường mua hàng với số lượng ít, sản phẩm đảm bảo chất lượng và mua với giá cao để làm quà biếu hay tiêu dùng trong gia đình. Còn một trung gian khác nữa là công ty XNK, đối tượng này chỉ thu mua hành hoa để chế biến đáp ứng việc xuất khẩu. Tuy nhiên đối tượng này cũng chỉ chiếm 5,1% và đây cũng là đối tượng yêu cầu chất lượng sản phẩm khắt khe, từ đó để thấy được rằng sản phẩm của địa phương vẫn chưa được thị trường thế giới chấp nhận. Như vậy địa phương cần có giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, phát huy lợi thế và tiềm năng sẵn có để sản phẩm sớm đáp ứng được nhu cầu của thị trường thế giới.

4.5.3.2. Hoạt động tiêu thụ của nhóm hộ sản xuất

Bảng 4.11. Tình hình tiêu thụ hành hoa và cà chua của nhóm hộ sản xuất Thời điểm Hành hoaSL (tấn)Cà chua Hành hoa Cà chua Hành hoaCơ cấu (%) Giá (1000 đ)Cà chua

Trái vụ 25 11,5 33,33 27,23 8500 5000

Tổng 75 42,25 100 100

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra 2010)

Do đặc tính của sản phẩm nên sản phẩm chỉ được bán vào thời điểm chính vụ và trái vụ. Thời điểm chính vụ (tháng 6, 7, 8) đây là thời điểm sản phẩm thu hoạch nhiều, có lúc rau ế thừa không có nơi tiêu thụ người dân phải đổ đi hoặc bán với giá thấp. Vào chính vụ số lượng bán của hộ là lớn nhất (50 tấn hành hoa) chiếm 66,67%, (30,75 tấn cà chua) chiếm 2,79%. Thời điểm này lượng sản phẩm nhiều nên giá bán thấp 6000 đ/kg đối với hành hoa và 3500 đ/kg đối với cà chua. Do vậy cần có kế hoạch sản xuất phù hợp, bố trí mùa vụ hợp lý, ổn định lượng sản phẩm vào thời điểm chính vụ để tăng giá trị sản xuất cho sản phẩm. Thời điểm trái vụ (tháng 3, 4, 5,10,11) số lượng bán của hộ giảm đi nhiều (25 tấn hành hoa và 11,5 tấn cà chua) do ở thời điểm này diện tích trồng giảm và năng suất giảm xuống dẫn đến sản lượng cũng giảm khiến cho giá cả tăng lên. Giá hành hoa ở thời điểm này là 8500 đ/kg, có khi lên đến 10.000 đ/kg, giá cà chua tăng lên 5000 đ/kg. Như vậy nếu người nông dân có sản phẩm vào thời điểm này thì sẽ thu được một số lãi lớn.

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất và chuỗi thị trường thiêu thụ rau an toàn tại xã quỳnh lương huyện quỳnh lưu tỉnh nghệ an (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w