Thuận lợi, khó khăn và một số giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất và chuỗi thị trường thiêu thụ rau an toàn tại xã quỳnh lương huyện quỳnh lưu tỉnh nghệ an (Trang 77 - 79)

1. CP vật tư Ng.đồng 10.982 12

4.7. Thuận lợi, khó khăn và một số giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn nghiên cứu

xuất, tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn nghiên cứu

4.7.1. Thuận lợi

Hành hoa và cà chua là hai loại cây trồng chủ lực của địa phương. Nhất là đối với hành hoa, hiệu quả đầu tư phát huy nhanh, vốn đầu tư cho trồng hành ít, kỹ thuật đơn giản, thời gian thu hoạch nhanh nên nông dân dễ chấp nhận, đem lại hiệu quả kinh tế cao, bền vững nên được đầu tư thâm canh cao và được trồng với diện tích lớn.

Người dân có truyền thống và kinh nghiệm sản xuất

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thuận lợi, cơ sở vật chất, giao thông thuận lợi cho phát triển sản xuất và kinh doanh RAT.

Sản phẩm của địa phương đã được khách hàng trong và ngoài tỉnh biết đến, ngày càng khẳng định được thương hiệu và có sức cạnh tranh cao.

Người sản xuất bán sản phẩm không phải mất chi phí hoặc nhân lực để vận chuyển, thu hoạch cũng như phân loại sản phẩm

Hoạt động tiêu thụ rau trên địa bàn đã diễn ra từ lâu nên việc xác định kênh và chuỗi thị trường tiêu thụ là khá thuận lợi.

4.7.2. Khó khăn

Sản phẩm mang tính mùa vụ, thường tập trung vào vụ xuân do vụ xuân là vụ sản xuất chính trong năm. Vào chính vụ lượng sản phẩm nhiều, cung thường lớn hơn cầu, giá bán không cao. Sau đó giảm dần về trái vụ và thời điểm giáp hạt. Chính điều này đã gây khó khăn cho khâu tiêu thụ sản phẩm, khó điều tiết sản phẩm ở các thời điểm khác theo nhu cầu của thị trường và dẫn đến sản phẩm dư thừa không có nơi tiêu thụ do hệ thống nhà máy chế biến trên địa bàn còn hạn chế. Sản phẩm thường tập trung vào chính vụ và trái vụ thường xảy ra tình trạng thiếu sản phẩm để cung cấp. Thương nhân không chủ động được nguồn hàng, không cạnh tranh được với những người thu gom khác.

Giá cả biến động thường xuyên theo thị trường, không chủ động được giá bán vào thời điểm chính vụ và thường bán không hết khối lượng hàng. Sản xuất chưa dựa vào nhu cầu thị trường nên thường xảy ra tình trạng cung vượt quá cầu nên giá rẻ. Vào thời điểm trái vụ khan hiếm sản phẩm giá cao lại không có khối lượng nhiều để bán mà lại phải chịu nhiều chi phí cho thu gom, vận chuyển. Thường những người thu gom này không có hợp đồng thu mua, bao tiêu sản phẩm mà phải tự mang hàng đến cho người buôn.

Thiếu thông tin thị trường, thông tin thị trường không đầy đủ nguồn thông tin kém chất lượng là nguyên nhân làm cho người sản xuất và người kinh doanh gặp nhiều rủi ro trong tiêu thụ và hoạt động của chuỗi thị trường RAT.

Thiếu thông tin người dân sẽ hiểu biết không đầy đủ về thị trường , hạn chế khả năng tiếp cận các cơ hội, không đáp ứng được nhu cầu khách hàng và không đàm phán được mức giá hợp lý. Còn thương nhân và các nhà chế biến sẽ không có khả năng điều chỉnh để phản ứng với những thay đổi của môi trường kinh doanh.

Người sản xuất không chủ động về giá mà do người thu gom tự đặt giá. Độ co dãn theo giá của phía nhà cung thấp trong khi độ co dãn theo giá phía cầu lại cao.

Chưa có hệ thống nhà máy sơ chế, chế biến sản phẩm để giải quyết lượng sản phẩm dư thừa vào chính vụ.

Hoạt động kinh doanh trên địa bàn còn nhỏ lẻ, riêng lẻ theo kiểu mạnh ai nấy làm nên rất khó quản lý.

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất và chuỗi thị trường thiêu thụ rau an toàn tại xã quỳnh lương huyện quỳnh lưu tỉnh nghệ an (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w