Giá mua – bán qua các thời điểm của các nhóm hộ

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất và chuỗi thị trường thiêu thụ rau an toàn tại xã quỳnh lương huyện quỳnh lưu tỉnh nghệ an (Trang 65 - 68)

1. CP vật tư Ng.đồng 10.982 12

4.5.6. Giá mua – bán qua các thời điểm của các nhóm hộ

Bảng 4.18. Giá mua – bán cà chua qua các thời điểm năm 2009 của các nhóm hộ

(Đ/V tính: đ/kg)

Thời điểm

Nhóm hộ

Hộ sản xuất Hộ kiêm Hộ kinh doanh

Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra

Chính vụ 3000 2.500 4000 2.800 4.500

Trái vụ 1.500 1.150 2.910 1.300 3.150

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra 2010)

Bảng 4.19. Giá mua – bán hành hoa qua các thời điểm năm 2009 của các nhóm hộ

(Đ/V tính: đ/kg)

Thời điểm

Nhóm hộ

Hộ sản xuất Hộ kiêm Hộ kinh doanh

Bán ra Mua vào Bán ra Mua vào Bán ra

Chính vụ 5000 4.500 6.200 4.900 7000

Trái vụ 3.500 3.000 5.200 3.300 6150

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra 2010)

Bảng 3.18 và 3.19 là giá mua vào và bán ra của các nhóm hộ tại các thời điểm khác nhau. Từ đó có thể thấy mức chênh lệch giá trung bình qua mỗi trung gian và mức chênh lệch giá qua mỗi thời điểm.

Đối với cà chua: Giá mua thấp nhất là nhóm hộ kiêm 2.500đ/kg vào chính vụ, theo quy luật tự nhiên giá cả co xu hướng tăng dần vào thời điểm trái vụ nhưng năm 2009 vào thời điểm này giá cả lại giảm xuống thấp chưa từng có. Cà chua là 1.150đ/kg ở hộ kiêm và 1.300đ/kg ở hộ kinh doanh. Nguyên nhân là do năm ngoái lụt đến muộn, dân tập trung trồng vào tháng 11. Đến khi thu hoạch ồ ạt lại khó tìm bạn hàng. Thời tiết thuận lợi rau bội thu trên toàn quốc, cung vượt quá cầu. Số diện tích rau bị phá bỏ của Quỳnh Lương lên tới 15 ha, nông dân thiệt hại 1,5 tỷ đồng. Làng trên, xóm dưới nhiều luống rau bị lật tung lên, hoặc chất ngổn ngang bên lối đi. Rau bị nhổ bỏ dành làm phân, bón cho vụ sau.

Giá bán ra của hộ sản xuất là giá bán mà hộ sản xuất muốn bán ra nhưng thường họ vẫn bị tư thương ép giá vào chính vụ nên không bán được giá như họ mong muốn. Giá bán ở chính vụ là 4.500 đ/kg và 3.500 đ/kg ở trái vụ đối với hành hoa, cà chua là 3000 đ/kg ở chính vụ và 1.500 đ/kg ở thòi điểm trái vụ, với nguyên nhân như đã giải thích ở trên. Và người sản xuất vẫn là người thiệt thòi nhất nếu như không có hệ thống siêu thị thu mua sản phẩm. Hộ kinh doanh là hộ có giá bán cao nhất là 7000 đ/kg ở chính vụ và giảm dần vào trái vụ đối với hành hoa, cà chua chính vụ là 4.500 đ/kg, trái vụ là 3.150 đ/kg.

Tuy nhiên, từ thời điểm tháng 3 - 4/2010 giá bán hành hoa và cà chua đã tăng lên rất cao. Hành hoa là 7000 – 10.000 đ/kg, cà chua là 3000 – 6000 đ/kg. Từ người sản xuất đến người thu gom (hộ kiêm) đến tư thương (hộ kinh doanh) xét từ thời điểm chính vụ đến trái vụ mức chênh lệch giá từ người sản xuất sang người

thu gom là 1100 đ/kg, mức chênh lệch từ người sản xuất đến tư thương là 3100 đ/kg, mức chênh lệch giá giữa tư thương và người thu gom là 510 đ/kg.

Giá mua – bán của các hộ ở các thời điểm được thể hiện ở biểu đồ sau:

Biểu đồ 4.1. Giá mua bán cà chua của các nhóm hộ năm 2009

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2010)

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2010)

Qua đó có thể thấy rằng người sản xuất không bán được giá cao nhất trong khi người tiêu dùng cuối cùng lại phải mua sản phẩm với mức giá (do người kinh doanh bán ra) cao hơn rất nhiều so với giá người sản xuất đưa ra. Người kinh doanh luôn biện hộ rằng chi phí mà họ bỏ ra để kinh doanh là rất lớn, nếu không tăng giá bán lên thì họ không thể bù lại được khoản chi phí đó. Và khi kênh tiêu thụ càng dài (số trung gian càng lớn) thì mức chênh lệch giá càng cao khi đó cả người sản xuất và người tiêu dùng đều không được lợi mà mức chênh lệch đó là lợi nhuận của các trung gian.

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất và chuỗi thị trường thiêu thụ rau an toàn tại xã quỳnh lương huyện quỳnh lưu tỉnh nghệ an (Trang 65 - 68)