1. CP vật tư Ng.đồng 10.982 12
4.6.1. Sự biến động giá cả sản phẩm trên địa bàn nghiên cứu từ 2008 4/
Bảng 4.20. Giá bán hành hoa ở một số thời điểm
Thời gian Giá thấp Giá bán Giá cao
2-3/2008 4000 5000 4-5/2008 2500 3000 6 - 8/2008 1800 2000 9 - 11/2008 4000 6000 12 - 1/2008 11000 13000 2 - 3/2009 5000 6000 4 - 5/2009 3500 4000 6 - 8/2009 2400 2600 9 - 11/2009 3500 6150 12 - 1/2009 3500 4000 2 - 3/2010 6000 8000 4/2010 5000 10000
Bảng 4.21. Giá bán cà chua ở một số thời điểm
Thời gian Giá thấp Giá bán Giá cao
2 - 3/2008 500 1000 4 - 5/2008 2500 3500 9 - 11/2008 8000 9000 1 - 12/2008 8000 10000 2 - 3/2009 3000 4000 4 - 5/2009 3500 5000 9 - 11/2009 2000 3000 1 - 12/2009 4500 6000 2 - 3/2010 4000 5500 4/2010 5000 7000
(Nguồn: Tạp chínông nghiệp và PTNT 2010)
Biểu đồ 4.3. Giá bán hành hoa ở một số thời điểm năm 2008 và 2009
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2010) * Đối với hành hoa: Tại thời điểm năm 2008 vào chính vụ giá biến động từ 1800 - 2000 đ/kg. Giá cả lên xuống thất thường và đạt cao nhất là từ 11000 - 13000 đ/kg. Tuy nhiên mức chênh lệch giá giữa các thời điểm là không đáng kể.
* Đối với cà chua: Vào chính vụ giá cà chua giảm mạnh chỉ còn 500 – 1000/kg. Mức giá trên chỉ bằng ¼ so với mọi năm. Nhiều hộ nông dân cho biết mặc dù năng suất cà chua năm nay lên đến gần 5 tấn quả/ha nhưng vẫn lỗ vốn đầu tư 5-6 triệu đồng/ha.
Hộp 4.2. Ý kiến của một hộ nông dân về tình hình sản xuất cà chua
“…Bên ruộng cà chua, Hồ Thị Lan ở xóm 2, Quỳnh Lương cũng không dấu nỗi lo lắng: Cà chua nhà tôi sắp được thu hoạch nhưng chưa có đơn vị nào đến thu mua. Cứ đà này, khéo lại gánh rau ra chợ bán như vụ rau trước thì lỗ vốn là điều không tránh khỏi…”
(Nguồn: Ghi chép thực địa)
Tuy nhiên, giá cà chua lại tăng cao nhất và tăng đột biến vào thời điểm giáp tết, lên đến 8000 – 1000đ/kg. Anh Hồ Văn Hưng ở xóm 3, Quỳnh Lương nói vui: Nếu giá cà chua giữ ở mức 1000đ/kg như dịp giáp tết âm lịch thì chỉ sau vài vụ, nông dân chúng tôi sắm Mercedes hết”.
Biểu đồ 4.4. Giá bán cà chua ở một số thòi điểm năm 2008 và 2009
Bước sang năm 2009, giá hành hoa tăng cao hơn và giá cả biến động thất thường là xu hướng chung của thị trường rau qua các năm. Vào trái vụ nhưng giá hành hoa cũng chỉ đạt 3500 – 6150 đ/kg. Cà chua cũng có xu hướng tăng và giữ mức giá ổn định hơn so với năm 2008. Mức giá thấp nhất là 2000đ/kg và cao nhất là 6000đ/kg.
So sánh mức giá đầu năm 2008 với mức giá cuối năm 2008 thì mức giá chênh lệch ở hành hoa từ 4000 – 5000đ/kg, ở cà chua là 10000 – 12000đ/kg.
Năm 2008 được xem là năm biến động nhất của thị trường rau. Biến động giá cả không theo một quy luật nào. Giá cả biến động thất thường làm cho người sản xuất và người kinh doanh không tránh khỏi những phen lao đao. Những tháng đầu năm giá cả vẫn tăng ổn định và tăng đột biến vào thời điểm cuối năm. Nông dân thu lợi nhuận cao gấp 3 - 4 lần vốn đầu tư. Tuy nhiên, lại làm hạn chế khả năng tiêu thụ của người tiêu dùng, nhất là bộ phận người tiêu dùng bình dân. Ngoài các yếu tố khách quan như giá thực phẩm tăng nhanh, nhu cầu tiêu thụ tăng cao trong mùa hè, còn có nguyên nhân quan trọng là nông dân đã thu hẹp đáng kể diện tích so với năm trước do tình hình dịch bệnh ngày càng gia tăng, nhất là đối với thời điểm chính vụ, đầu ra không ổn định khiến giá cả lên xuống thất thường.
Bốn tháng đầu năm 2010 giá hành hoa và cà chua vẫn tăng, giảm nhẹ xen kẽ và dần ổn định. Giá hành hoa biến động từ 6000 – 10000đ/kg, cà chua biến động từ 4000 – 7000đ/kg. Ở thời điểm hiện tại (4/2010) khi sắp thu hoạch rau vụ xuân và dự báo giá rau vẫn còn xu hướng tăng trong tháng tiếp theo. Nhưng đó là dự đoán còn thực tế của thị trường chuyển biến rất phức tạp, để thu được giá trị sản xuất và kinh doanh lớn thì cần theo dõi thường xuyên diễn biến của thị trường để có thể dự đoán và đưa ra quyết định đúng đắn, có lợi nhất cho kinh doanh.