1. CP vật tư Ng.đồng 10.982 12
4.5. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn nghiên cứu 1 Các kênh tiêu thụ
4.5.1. Các kênh tiêu thụ
Qua điều tra nghiên cứu chúng tôi xác định kênh tiêu thụ hành hoa trên địa bàn xã có 8 tác nhân: Người trồng hành, tư thương, người thu gom, HTX sản xuất, khách hàng mua lẻ, công ty XNK, thị trường xuất khẩu, người tiêu dùng cuối cùng. Còn đối với cà chua có 7 tác nhân trong kênh phân phối: Người trồng cà chua, tư thương, người thu gom, HTX sản xuất, khách hàng mua lẻ, người tiêu dùng cuối cùng. Các trung gian này có quan hệ mua bán sản phẩm cho nhau tạo nên kênh tiêu thụ sản phẩm.
Người nông dân bán sản phẩm chủ yếu cho tư thương trong vùng vì đây là trung gian mua hàng nhanh, thanh toán nhanh và không đòi hỏi chất lượng khắt khe. Những người thu gom lớn này sau đó bán rau cho:
- Người bán buôn tại các chợ đầu mối lớn của thành phố, sau đó rau tiếp tục được phân phối đến người bán lẻ hoặc trực tiếp tới các nhà hàng, bếp ăn tập thể, trường học, sau đó đến với người tiêu dùng cuối cùng.
- Chợ của các tỉnh ngoài hoặc tư thương ở tỉnh khác như Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Huế, Đà Nẵng… sau đó bán ở chợ cho người tiêu dùng.
Tiếp theo là những người thu gom, những người này chủ yếu là những hộ kiêm vừa sản xuất nông nghiệp vừa tham gia thu mua sản phẩm rồi mang đi bán ở chợ đầu mối, chợ bán lẻ và một phần bán cho khách hàng mua lẻ. Từ đó phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng. Trung gian là khách hàng mua lẻ chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ 1,2% ở hành hoa và 1,5% ở cà chua. HTX sản xuất thu mua sản phẩm của các hộ trong nhóm sản xuất RAT để nhập cho các siêu thị theo hợp đồng đã ký. Nhờ hệ thống các siêu thị này mà người nông dân ổn định được đầu ra ngay cả khi giá cả trên thị trường lên xuống thất thường. Tuy nhiên, vẫn còn
những tồn tại trong mua bán sản phẩm giữa người sản xuất và trung gian này. Mặc dù hiện nay Quỳnh Lương đã xây dựng được nhãn hiệu hàng hóa có sức cạnh tranh trên thị trường, nhưng việc “cung – cầu” vẫn chưa xúc tiến có hiệu quả. HTX đã tìm được đối tác hợp đồng cung ứng nhưng tình trạng vỡ hợp đồng vẫn xảy ra. Nguyên nhân là do HTX không đủ lượng hàng hóa để cung ứng theo hợp đồng, một nguyên nhân nữa là do những tháng dễ trồng giá rẻ thì xã viên cần có đối tác tiêu thụ nhưng đến những tháng mưa nhiều, khó trồng rau và giá cả rất cao thì lại không đủ hàng, thậm chí đem đi chợ bán hoặc bán cho tư thương để được giá cao hơn. Người dân chỉ nghĩ đến cái lợi trước mắt mà không nghĩ đến hiệu quả bền vững và lâu dài. Mặc dù sản xuất theo hợp đồng là ưu thế trong xu hướng kinh tế thị trường hiện nay.
Có 5 kênh chính phân phối sản phẩm hành hoa của người nông dân: Tư thương, HTX sản xuất, người thu gom, khách hàng mua lẻ và các công ty XNK, trung gian này chỉ chiếm tỷ lệ 5%, họ thu mua sản phẩm đã sấy khô hoặc sản phẩm tươi sau đó sấy khô để xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Nhu cầu hành hoa dùng trong bữa ăn hàng ngày không đáng kể vì hành hoa là cây gia vị. Nhu cầu của thị trường trong tỉnh trong những tháng chính vụ không tăng lên. Tuy nhiên trong những tháng trái vụ (tháng 2-3 và tháng 9-11) vẫn còn lớn, để mở rộng thị trường trong tỉnh thì nên tăng diện tích sản xuất để có sản phẩm vào những tháng trái vụ; tăng cường chế biến hành hoa sấy khô để tiêu thụ hành hoa tại địa phương trong thời điểm chính vụ. Hoặc có thể bán cho tư thương vùng khác (Hải Dương,Thành Phố Hồ Chí Minh) để xuất khẩu ra thị trường nước ngoài (chủ yếu là Trung Quốc). Đối với cà chua, sản phẩm của địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu khắt khe của thị trường nước ngoài và một lý do khác nữa là để sản phẩm xuất khẩu sang thị trường nước ngoài phải có giấy chứng nhận VSATTP do Bộ y tế cấp. Đây là vấn đề hết sức khó khăn mà hiện nay địa phương vẫn chưa làm được và cũng là một hạn chế cho đầu ra của sản phẩm cà chua nên cà chua chỉ mới tiêu thụ được ở thị trường trong nước.
Kênh tiêu thụ gồm nhiều hay ít trung gian phụ thuộc vào mục đích của kênh và sự lựa chọn kênh của người bán. Để tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn nghiên cứu có các kênh tiêu thụ phổ biến là:
* Đối với hành hoa
Sơ đồ 4.1. Các kênh tiêu thụ hành hoa trên địa bàn nghiên cứu
Tư thương trong vùng (50%) Công ty XNK (5%) Thị trường xuất khẩu Tư thương vùng khác
Người thu gom (28%) Khách hàng mua lẻ (1,2%) Người trồng hành hoa Người tiêu dùng cuối cùng Hợp tác xã sản xuất (15,8%) Hệ thống siêu thị
* Đối với cà chua
Sơ đồ 4.2. Các kênh tiêu thụ cà chua trên địa bàn nghiên cứu
Người trồng cà chua
Người thu gom (32,27%) Tư thương trong
vùng (51,23%) Hợp tác xã sản xuất (15%) Khách hàng mua lẻ (1,5%) Người tiêu dùng cuối cùng Tư thương ngoài
vùng