Giải pháp 3: Tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lí hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông sơn tây hà nội luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 118 - 122)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.3.Giải pháp 3: Tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học

theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh chuyên.

* Mục tiêu của giải pháp

- Lựa chọn, cải tiến phương pháp dạy học là phát huy vai trò chủ đạo của thầy giáo; phát huy vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc tiếp nhận, vận dụng tri thức; giúp học sinh nhận thức các vấn đề đa dạng, phức tạp của cuộc sống và tự học suốt đời: Học để biết (learning to know), học để làm (learning to do), học để làm người (learning to be), học để chung sống (learning to live together).

- Đổi mới mạnh mẽ và cơ bản phương pháp giáo dục, phương pháp dạy học chính là nhằm khắc phục kiểu truyền thụ một chiều, nặng lý thuyết, ít

quyết vấn đề, phát triển năng lực thực hành sáng tạo cho học sinh. Điều này đặc biệt quan trọng và thiết thực đối với mục tiêu giáo dục đào tạo toàn diện học sinh chuyên.

* Nội dung và cách thức tiến hành

- Ban giám hiệu chỉ đạo các tổ chuyên môn cải tiến phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh để nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp của giáo viên.

+ Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học và sự hiểu biết của giáo viên về các phương pháp dạy học; những ưu- nhược điểm của từng phương pháp, để họ có cách lựa chọn cho phù hợp với nội dung bài dạy, với từng đối tượng học sinh, dưới hình thức bồi dưỡng chuyên đề, hội thảo về phương pháp dạy học tích cực.

+ Phổ biến và biên soạn các tài liệu hướng dẫn giảng dạy, soạn giáo án thể hiện được phương pháp dạy học mới.

+ Nghiên cứu một cách có hệ thống các kinh nghiệm thực tiễn, tổng kết và phổ biến rộng rãi đến giáo viên, giúp họ có ý thức và cách thức đổi mới phương pháp giảng dạy sao cho đạt được hiệu quả cao nhất ở mỗi lớp, mỗi tiết dạy.

+ Yêu cầu và hướng dẫn các tổ chuyên môn nghiên cứu, trao đổi và thống nhất phương pháp dạy một số bài hay, bài khó trong chương trình; tích cực soạn giảng và báo cáo các chuyên đề. Mời các chuyên gia về phương pháp giảng dạy đến dự, truyền đạt kinh nghiệm và góp ý kiến xây dựng.

+ Cần hướng dẫn và quán triệt việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên. Giáo viên cần phải chú ý đến trình độ kiến thức, đặc điểm tâm lý, khả năng nhận thức, trình độ tư duy và hoàn cảnh sống cũng như điều kiện học tập của học sinh.

+ Yêu cầu giáo viên nghiên cứu kỹ chương trình, nhất là việc chuẩn bị lên lớp cho từng tiết dạy, từng bài học; cần vận dụng linh hoạt các phương pháp

dạy học; chú ý ưu điểm của các phương pháp dạy học truyền thống: Thuyết trình, gợi mở, vấn đáp.., cần quan tâm tới việc tổ chức thực hiện hệ thống các câu hỏi, các dạng bài tập, phát huy sự tìm tòi cái mới, năng lực tư duy sáng tạo và ý thức tự giác, độc lập suy nghĩ của học sinh chuyên. Tích cực sử dụng đồ dùng dạy học và các loại thí nghiệm áp dụng có hiệu quả các phương tiện kỹ thuật- công nghệ thông tin hiện đại vào giảng dạy. Tránh tình trạng “ dạy chay” và việc sử dụng tuỳ tiện các phương tiện, đồ dùng dạy học. Vì điều đó không những không đem lại hiệu quả nâng cao tính tích cực hoá quá trình nhận thức và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh chuyên, mà còn làm lãng phí thời gian, nguyên vật liệu và phá vỡ cấu trúc của quá trình dạy học.

+ Động viên, khuyến khích các thành viên trong các tổ chuyên môn tự làm thêm các đồ dùng dạy học mới; viết và báo cáo các sáng kiến, kinh nghiệm về giảng dạy; tích cực tham gia viết các bài cho các tạp chí khoa học chuyên ngành và những hoạt động ngoại khoá mang tính đặc trưng bộ môn.

+ Lãnh đạo nhà trường cần tạo điều kiện cao nhất (về thời gian, cơ sở vật chất và nhất là kinh phí) để các tổ nhóm tổ chức các chuyên đề, sinh hoạt ngoại khoá, tham gia dã ngoại; mời các giáo sư, chuyên gia về giảng dạy, trao đổi trực tiếp về phương pháp giảng dạy, cách đổi mới phương pháp..

- Mặt khác, giáo viên cần phải xây dựng cho học sinh phương pháp học và tự học một cách tích cực, hiệu quả.

+ Trong quá trình cải tiến phương pháp học và tự học, học sinh phải là chủ thể tích cực, tự giác, nỗ lực và sáng tạo; thầy cô giáo là những cố vấn đắc lực trong việc hướng dẫn tổ chức hoạt động, điều chỉnh nhận thức của học sinh. Để khắc phục tình trạng thầy “thao thao bất tuyệt”, trò “cắm đầu cắm cổ” ghi chép - lối truyền thụ một chiều trong giờ dạy tẻ nhàm, đơn điệu, nặng nề, giáo viên chú ý dạy các em: Học cách nghe giảng, cách ghi, cách nhớ từ hướng dẫn bài học của thầy; học cách sưu tầm tư liệu và đọc sách báo tham khảo; cách thu

thống câu hỏi và bài tập (vừa cơ bản vừa nâng cao); học cách hệ thống hoá kiến thức và viết các chuyên đề. Từng bước gắn phương pháp tự học với phương pháp nghiên cứu khoa học (tập dượt nghiên cứu khoa học), bằng cách giao cho học sinh hoặc nhóm học sinh làm bài tập lớn; nghiên cứu một vấn đề nào đó trong chương trình có sự hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá của giáo viên; cũng có thể gợi ý học sinh một vài khía cạnh vấn đề, một vài đề tài (đưa ra ý tưởng) để tổ chức các hội thảo, hoạt động ngoại khoá mang tính đặc trưng bộ môn, đặc thù từng khối lớp chuyên; biến quá trình dạy học thành quá trình tự học của mỗi học sinh.

+ Cung cấp cho học sinh những kinh nghiệm tự học, nhân điểm hình tiên tiến, kích thích phong trào hăng say tự học của mỗi học sinh. Phối hợp với Đoàn thanh niên, với gia đình và xã hội để xây dựng, khuyến khích phong trào tự học, tập nghiên cứu khoa học cho học sinh trường chuyên.

+ Quá trình lao động nhiệt tâm, nghiêm túc và khoa học, sáng tạo của giáo viên được thể hiện từ mỗi giờ lên lớp và có tác dụng rất lớn đối với học sinh trong việc xây dựng cho các em ý thức và phương pháp học tập tích cực nhằm phát huy sức mạnh nội lực của mỗi cá nhân trong quá trình tiếp thu, chiếm lĩnh trí thức. Trước hết, cần phát huy trí thông minh, sáng tạo tiềm tàng ở mỗi học sinh ngay trong mỗi giờ học, ngày học trên lớp thông qua các hoạt động: Tích cực xây dựng bài, hăng hái phát biểu đóng góp ý kiến với bài giảng của thầy. Bên cạnh đó, giáo viên cần tăng cường tổ chức học tập theo phương pháp thảo luận nhóm, nêu vấn đề bằng hệ thống các câu hỏi từ dễ đến khó, tạo điều kiện cho học sinh tích cực động não, suy nghĩ trong giờ học. Tổ chức tốt quá trình học tập chính khóa kết hợp với ngoại khoá, tham quan các cơ sở sản xuất, có thể vận dụng kiến thức đã học liên hệ, so sánh phát triển năng lực tư duy, học đi đôi với hành.

+ Một trong những vấn đề hết sức quan trọng trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh là: Giáo viên phải tạo được tâm thế, hứng thú học tập, niềm say mê nghiên cứu khoa học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lí hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông sơn tây hà nội luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 118 - 122)