Thực trạng quản lý hoạt động học tập của học sinh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lí hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông sơn tây hà nội luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 88 - 96)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.2. Thực trạng quản lý hoạt động học tập của học sinh

Để đánh giá thực trạng hoạt động học tập của học sinh trong trường, chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu, trưng cầu ý kiến, kết hợp với phỏng vấn cán bộ quản lý, Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn, cha mẹ học sinh và bản thân học sinh nhằm thu thập những bằng chứng, những thông tin về thực trạng hoạt động học tập của học sinh. Mặt khác, chúng tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu các văn bản: Báo cáo tổng kết năm học, kế hoạch năm học, các quy chế, chỉ thị về quản lý hoạt động học tập của nhà trường, báo cáo tổng kết các tổ chuyên môn, của Đoàn thanh niên TNCS Hồ Chí Minh. Từ việc khảo sát, tìm hiểu, chúng tôi đã tổng hợp thành các số liệu sau:

- Về động cơ vào học Trường THPT chuyên Sơn Tây

Bảng 11: Khảo sát động cơ vào học trường THPT chuyên Sơn Tây của học sinh (qua 200 phiếu điều tra)

STT Mức độ Động cơ, lý do

Đồng ý Phân vân Không đồng ý

Điểm

TB Thứ bậc

1 Theo yêu cầu của cha mẹ 164 18 18 2,73 4 2 Trường có kỷ cương nề nếp

tốt 178 12 10 2,84 1

3 Trường có đội ngũ GV giỏi 152 44 4 2,74 3 4 Trường có cơ sở vật chất tốt 116 68 16 2,5 6 5 Trường có danh tiếng 140 36 24 2,58 5 6 Cơ hội đỗ vào đại học cao 170 24 6 2,82 2

* Nhận xét: Qua 200 phiếu điều tra trực tiếp học sinh các lớp chuyên: Toán, Lý, Hoá, Anh, Sử, Văn... chúng tôi đã có kết quả khảo sát về lý do, động

Phần lớn các em lựa chọn vì trường có kỷ cương, nền nếp học tập tốt. Có thể nói mấy năm trở lại đây, trường Sơn Tây như “lột xác” về nền nếp; không còn tình trạng đánh nhau trong trường, trấn lột, gây mất trật tự – an ninh nhà trường. Hiếm có trường hợp học sinh nghỉ không xin phép hoặc bỏ tiết. Đây là sự biến chuyển lớn nhất của nhà trường sau khi hệ chuyên chiếm đa số trong tổng số học sinh. Quản lý học sinh, nhất là quản lý các giờ trên lớp được nhà trường đặc biệt chú trọng. Từ Ban giám hiệu đến bộ phận thư ký, giáo vụ, bảo vệ, giáo viên bộ môn và nhất là giáo viên chủ nhiệm đều có trách nhiệm rất cao, quản lý chặt chẽ, sát sao...

Vai trò của Đoàn thanh niên, đặc biệt là Đội thanh niên tự quản của các chi đoàn đã phát huy vai trò to lớn trong việc theo dõi thi đua; công khai kết quả đánh giá, xếp loại thi đua các lớp. í thức chuyên cần, việc thực hiện nội quy nhà trường của học sinh được thực hiện rất tốt. Trường chuyên Sơn Tây là một môi trường rất tốt để cha mẹ học sinh tin yêu gửi gắm con em mình. Nhà trường đã tạo được một “thương hiệu” trong toàn khu vực và điều này cũng đã thu hút học sinh các huyện, thị lân cận.

Môi trường học tập tốt cùng với đội ngũ giáo viên phần đông dạy giỏi, có danh tiếng khiến cha mẹ học sinh thiết tha cho con em mình được vào học ở trường chuyên Sơn Tây. Qua khảo sát và thực Từ làm công tác chủ nhiệm nhiều năm, chúng tôi thấy động cơ các em vào trường Sơn Tây vì có cơ hội đỗ vào các trường đại học cao (điểm trung bình cộng 2,82, xếp thứ bậc 2 trong 6 Lý do) là hoàn toàn có cơ sở. Các lớp chuyên được chọn lựa giáo viên giỏi và học sinh khá giỏi, nên tỷ lệ đỗ vào đại học hàng năm trên 85%. Nhiều lớp đỗ 100% vào đại học (đợt 1). Có em đỗ cả 2 khối (A + D, A + B), thủ khoa của một số trường đại học danh tiếng và sau này là sinh viên các các lớp tài năng.

Tuy nhiên, do trường đang trong thời kỳ quá độ, nên có lớp chuyên, giáo viên được phân công giảng dạy chưa đồng bộ, chưa đều tay. Có thầy cô giáo chưa đáp ứng được yêu cầu của học sinh chuyên và cha mẹ học sinh. Cơ sở vật

chất nhà trường đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Lãnh đạo nhà trường rất tích cực trong việc đề xuất với các cấp để xây dựng trường mới, nhưng đến nay thầy trò trường chuyên Sơn Tây vẫn phải học trong ngôi trường cũ; vừa học vừa tu bổ, sửa chữa. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng đào tạo của nhà trường. Phần lớn học sinh chuyên ở các huyện, thị đến học tại trường phải ở ký túc xá, đi ở thuê, trọ ở ngoài, gặp khó khăn không ít trong sinh hoạt tập thể và học tập theo yêu cầu trường chuyên.

- Về nội dung học tập

Nội dung học tập của học sinh mỗi nhà trường là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng học của học sinh. Chúng tôi đã khảo sát với kết quả như sau:

Bảng 12: Khảo sát việc học sinh thực hiện kế hoạch học tập do giáo viên hướng dẫn (khảo sát qua 300 ý kiến học sinh)

1 Học lý thuyết 220 80 0 2,73 2

2 Làm bài tập trong sách giáo khoa 226 74 0 2,75 1 3 Đọc sách và tài liệu nâng cao

bắt buộc 180 107 13 2,56 4

4 Làm bài tập nâng cao bắt buộc 198 100 2 2,65 3 5 Đọc sách và tài liệu không bắt buộc 125 145 30 2,31 5

6 Soạn chuyên đề bộ môn 66 213 21 2,15 6

7 Định hướng ngoại khoá theo

chuyên đề bộ môn 95 117 88 2,02 7

Nhận xét

Công việc làm bài tập trong sách giáo khoa là việc làm thường ngày của mỗi học sinh để củng cố kiến thức lý thuyết vừa học. Tiêu chí này được tuyệt đại bộ phận học sinh tham gia, có điểm trung bình cộng là 2,75 và xếp thứ 1.

Học lý thuyết cũng là công việc, nhiệm vụ thường xuyên của học sinh. Nội dung này được các em thực hiện khá nghiêm túc, điểm trung bình cộng 2,73, xếp thứ bậc 2.

Hoạt động đọc sách và tài liệu nâng cao, làm bài tập nâng cao mà giáo viên giao cho học sinh được thực hiện khá tốt, có số điểm trung bình cộng trên 2,5, xếp thứ bậc 3, 4.

Đọc sách và tài liệu tham khảo (không bắt buộc), có điểm trung bình cộng là 2,31 xếp thứ bậc 5.

Viết chuyên đề bộ môn, có điểm trung bình cộng là 2,15 xếp thứ bậc 6. Nghiên cứu theo chủ đề bộ môn nhằm tham gia các hoạt động ngoại khoá có điểm trung bình cộng là 2,02, xếp thứ bậc 7.

Như vậy, học kỹ lý thuyết và làm bài tập cơ bản trong sách giáo khoa là nhiệm vụ bắt buộc đối với tất cả học sinh. Nhờ nắm vững lý thuyết, học sinh vận dụng làm được bài tập. Ngược lại, nhờ làm bài tập với các dạng cơ bản của sách giáo khoa mà học sinh hiểu thêm lý thuyết, rèn thêm được kỹ năng tư duy và ứng dụng. Nhiệm vụ này được học sinh các lớp chuyên thực hiện thường xuyên và có chất lượng.

Do đặc điểm, yêu cầu của học sinh THPT chuyên, nội dung đọc tài liệu nâng cao, làm bài tập nâng cao để mở rộng thêm kiến thức là nhiệm vụ cần thiết đã được các thầy cô bộ môn yêu cầu (bắt buộc) học sinh phải thực hiện. Song do chưa ý thức hết được điều đó nên có học sinh thực hiện nội dung này chưa thường xuyên.

Nội dung học tập định hướng nghiên cứu theo chủ đề và định hướng ngoại khoá theo chuyên đề bộ môn do quỹ thời gian có hạn, do quan niệm của giáo viên hoặc có thể do các em chưa biết cách thức soạn chuyên đề và tổ chức ngoại khoá nên những nội dung này số học sinh quan tâm còn chưa nhiều, xếp thứ 6 và 7 trong các nội dung trên.

Qua đây, chúng tôi thấy rằng, việc học lý thuyết và làm bài tập trong sách giáo khoa, đọc tài liệu và làm thêm các bài tập nâng cao là những nội dung giáo viên dạy trường chuyên thường giao cho học sinh và học sinh cũng thường quan tâm thực hiện. Điều này đặt ra cho nhà trường cần có những biện pháp quản lý thích hợp Vũ các nội dung và phương pháp học tập của học sinh, sao cho các em có đủ thời gian tự học tập, tự nâng cao và đi sâu vào các môn chuyên và các môn thi đại học. Bên cạnh đó, cũng cần chú ý nội dung học tập sao cho cân đối, hài hoà để học sinh được rèn luyện và phát triển toàn diện, hạn chế tình trạng học lệch ở trường chuyên.

Khảo sát các biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh

Bảng 13: Tổng hợp ý kiến đánh giá các biện pháp quản lý hoạt động học tập của học trường chuyên Sơn Tây

STT Các biện pháp quản lý học tập của học sinh Mức độ thực hiện Điểm TB Thứ bậc Tốt TB Chưa tốt

1 Về nền nếp học tập

Xây dựng cho học sinh ý thức, động cơ, thái

độ học tập tốt 208 80 12 2,65 2

Quản lý chặt chẽ nếp học chuyên cần của học

sinh 275 25 0 2,91 1

Quản lý có hiệu quả việc tự học và tự quản của

học sinh 165 102 38 2,45 3

Quản lý giờ sinh hoạt có chất lượng 153 102 45 2,36 5

2 Về chất lượng giờ học

Giáo viên tạo hứng thú, phát huy sự chủ động,

tích cực, sáng tạo cho học sinh 140 74 86 2,18 6 Thường xuyên đổi mới phương pháp học tập 82 132 86 1,98 7 Tổ chức hội thảo về phương pháp học tốt và

đồ dùng học tập 66 54 180 1,62 8

Thực hành TN có hiệu quả trong học tập 180 100 20 2,53 4 Tập dượt nghiên cứu khoa học và biết áp dụng 45 50 205 1,46 9

*Nhận xét:

Sau một thời gian khá dài bị lơi lỏng trong quản lý nếp học của học sinh, Ban giám hiệu nhà trường đã nhận thức sâu sắc là phải thiết lập lại kỷ cương trường lớp; chú trọng quản lý học sinh về các mặt: Ý thức đi học chuyên cần, nền nếp trong giờ học...

Qua khảo sát có tới trên 90% ý kiến giáo viên và học sinh cho rằng nhà trường đã làm tốt việc quản lý học sinh trong giờ học chính khoá (thứ bậc 1, điểm trung bình là 2,91); giảm thiểu nhiều nhất tình trạng học sinh vi phạm kỷ luật. Trong các giờ chào cờ và sinh hoạt lớp, giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm kiểm điểm, quán triệt ý thức học tập của học sinh. Ban giám hiệu kết hợp với Đoàn thanh niên đã theo dõi sát sao việc thực hiện nội quy nhà trường, như: Nếp đi học, giờ truy bài, mặc đồng phục, đeo phù hiệu....Trong giờ học, học sinh không được phép ra khỏi cổng trường. Trường hợp đặc biệt phải về nhà, học sinh đó (hoặc cha mẹ học sinh) phải có giấy xin phép và có sự xác nhận của giáo viên chủ nhiệm (hoặc giáo viên bộ môn dạy tiết đó); phải được sự đồng ý của Ban giám hiệu thì nhân viên bảo vệ mới cho về. Hàng tuần ban thi đua của Đoàn trường công khai kết quả theo dõi thi đua các lớp trên bảng tin, tờ sinh hoạt cuối tuần và trước giờ chào cờ. Lớp nào có học sinh vi phạm nội quy, bị ghi Sổ đầu bài thì tuỳ theo mức độ để kỷ luật, giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở, khiển trách. Cuối đợt, cuối kỳ, ban thi đua có căn cứ để xếp loại, đánh giá giáo viên và các lớp.

Tất cả học sinh vào học ở trường chuyên Sơn Tây đều xác định rõ mục đích cao nhất là học tốt để thi đỗ đại học hoặc được vào thẳng đại học (đạt giải cao trong kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia). Vì thế, đại đa số học sinh có động cơ, thái độ học tốt (điểm trung bình là 2,65, xếp thứ bậc 2). Có điều, do sự tác động rất lớn của thời buổi cơ chế thị trường, nên học sinh chuyên thường học lệch. Qua các đợt tuyển sinh vào trường chuyên Sơn Tây, số học sinh thi các lớp chuyên tự nhiên chiếm tỷ lệ rất cao, chênh lệch lớn so với các lớp xã hội. Trong

quá trình học tập, các em cũng chú tâm nhiều vào 3 môn thi đại học (theo khối mình lựa chọn). Nhà trường cũng rất quan tâm tới việc giáo dục học sinh toàn diện, tổ chức những phong trào thi đua học tốt, các buổi giao lưu trí tuệ, các hoạt động ngoại khoá để học sinh các khối chuyên được giao lưu, trao đổi. Hiệu trưởng thường xuyên quán triệt giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm chú ý tới việc dạy Người song song với việc dạy Chữ; phát huy sự năng động, tích cực của học sinh để các em có khả năng thích ứng cao trong cuộc sống.

Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh các lớp chuyên đã tổ chức những hội thảo về phương pháp học tập, tập viết các chuyên đề bộ môn hoặc sáng tác thơ văn.... Các em được thực hành thí nghiệm theo các phần, các chương học. Do cơ sở vật chất nhà trường hạn hẹp, cho nên việc thực nghiệm bị hạn chế rất nhiều. Chủ yếu là giáo viên biểu diễn; học sinh tự thí nghiệm, nghiên cứu chưa được nhiều và hiệu quả chưa cao. Đây cũng là một trong những nguyên nhân học sinh trường chuyên Sơn Tây chưa có điều kiện áp dụng có hiệu quả các phương tiện kỹ thuật hiện đại để nâng cao chất lượng học tập (thứ bậc 9).

Thực trạng các biện pháp hỗ trợ hoạt động học tập cho học sinh chuyên

Bảng 14: Tổng hợp ý kiến của giáo viên và học sinh đánh giá về các biện pháp hỗ trợ hoạt động học tập cho học sinh chuyên

STT Các biện pháp

Mức độ thực hiện

Giáo viên Học sinh

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %

1 Tổ chức nhiều hoạt động ngoài giờ bổ

ích, hấp dẫn 62 75 240 80

2 Tổ chức các câu lạc bộ phát huy năng

lực sáng tạo của học sinh chuyên 44 55 135 45 3

Động viên, khen thởng xứng đáng học sinh đạt thành tích cao trong học tập, công tác

51 64 228 76

nhân

5 Tổ chức tham quan, dã ngoại hiệu quả 36 45 123 41

Nhận xét:

Qua phiếu trưng cầu ý kiến của 80 giáo viên (trong đó chủ yếu là những giáo viên đã và đang làm chủ nhiệm lớp) và 300 học sinh nhà trường, chúng tôi đã thu được kết quả tổng hợp ở bảng 18. Điều đó cho thấy trường chuyên Sơn Tây ngày càng quan tâm giáo dục học sinh toàn diện. Dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ nhà trường, Ban giám hiệu chỉ đạo các tổ chuyên môn phối hợp với Đoàn thanh niên đã tổ chức được nhiều hoạt động tập thể bổ ích, hấp dẫn dưới hình thức các sân chơi trí tuệ như: “Hội thi tài hoa trẻ”, “Hành trình trí tuệ”, “Về nơi nguồn cội”, “Đường lên đỉnh Olimpia”... Nhà trường nhận thức sâu sắc rằng: Các hoạt động tập thể lành mạnh, sinh động đều nhằm nâng cao chất lượng đào tạo học viên giỏi toàn diện của trường chuyên. Qua trao đổi, các giáo viên và học sinh đều khẳng định những hoạt động tập thể do Đoàn trường và các tổ chuyên môn tổ chức đều có ý nghĩa, trên 70% ý kiến đánh giá cao. Các câu lạc bộ gắn với đặc trưng, thế mạnh của các lớp chuyên đã từng được thành lập và hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên thời gian gần đây có phần “teo” dần, nhạt mờ như: Câu lạc bộ thơ văn “Ước mơ xanh”, câu lạc bộ sở thích... Vì thế chỉ có 45% ý kiến học sinh đồng ý hào hứng tham gia qua phiếu thăm dò.

Nhà trường đã từng bước đẩy mạnh hoạt động xã hội hoá giáo dục. Bên cạnh việc tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, các tổ chức trong và ngoài nước, nhà trường đã phối hợp chặt chẽ với Hội cha mẹ học sinh tích cực hỗ trợ các hoạt động học tập cho học sinh chuyên. Những em đạt thành tích cao trong học tập và công tác, nhất là đạt giải cao trong kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia, quốc Từ đều được động viên, khen thưởng kịp thời. Từ năm 2005 đến năm 2010, quỹ khuyến học đã chi cho công tác khen thưỏng giáo viên và học sinh với tổng số tiền là: 239.769.000đ. Hàng năm, Hội cha mẹ học sinh dành

và các hoạt động tập thể khác của học sinh. Được sự quan tâm đầu tư của các cấp lãnh đạo và cha mẹ học sinh, song nguồn kinh phí nhà trường hạn hẹp, nên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lí hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông sơn tây hà nội luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 88 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(158 trang)
w